Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp gây ra nhiều khó khăn trong quá trình vận động, sinh hoạt. Người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp sớm. Tìm hiểu thông tin cụ thể về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp
Tuổi tác: Ngoài 50 Các tế bào sụn cũ cũng bị giảm dần theo thời gian, chất lượng sụn giữa các khớp với nhau cũng không còn được đàn hồi như ban đầu. Cơ thể không còn khả năng tự tiết dịch nhầy để bôi trơn các khớp. Sau một thời gian, sụn sẽ bị khô, cứng và xuất hiện các vết nứt gây nên tình trạng đau nhức, thậm chí khó khăn trong khi hoạt động.
Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể xảy ra nhưng khá hiếm gặp. Nếu gia đình bạn đã từng có những bị thoái hóa khớp thì rất có thể bạn cũng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Thừa cân:Việc tăng cân nhanh chóng, mất kiểm soát cũng là nguyên nhân dẫn tới hệ xương phải chịu nhiều áp lực hơn so với bình thường.
Bệnh lý khác: Thoái hóa xương khớp còn là hệ quả của một số bệnh lý như: tiểu đường, bệnh gút, loãng xương,…
Thoái hóa khớp nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe
Thoái hóa khớp xảy ra khá phổ biến ở những người bước qua độ tuổi trung niên, bệnh gây ra các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường. Chính vì vậy, thoái hóa khớp nếu để lâu ngày có thể dẫn tới nguy hiểm cho cơ thể, gây nên những biến chứng như:
Rối loạn lo âu, trầm cảm: Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia, các cơn đau nhức có thể gây ám ảnh tâm lý đối với người bệnh, làm tăng mức độ lo lắng và nguy cơ trầm cảm của bệnh nhân. Hơn 40% người bệnh đã từng tham gia nghiên cứu khẳng định các triệu chứng đau do thoái hóa khớp thường khiến họ bất an, lo lắng và dễ nổi cáu hơn.
Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa kèm theo hiện tượng các sụn bị bào mòn, lúc này cơ thể sẽ có cơ chế sửa chữa tổn thương bằng cách sản xuất thêm nhiều tinh thể Canxi bất thường chèn ép các dây thần kinh. Các tinh thể Ca này cũng có thể có khả năng phát triển thành những gai xương.
Suy nhược cơ thể: Việc đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt các cơn đau xuất hiện về đêm còn khiến người bệnh bị mất ngủ, gây tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, suy nhược cơ thể,..
Hoại tử xương: chảy máu trong khớp, nhiễm trùng khớp, đứt dây chằng và suy giảm gân quanh khớp. Nhìn chung, thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính khó trị, có thể gây tàn tật. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp phù hợp.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Phương pháp vật lý trị liệu
Xóa bóp, bấm huyệt giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau và viêm. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ hiệu quả với một bộ phận nhỏ những người hợp với việc vật lý trị liệu, hơn nữa, phương pháp này cần duy trì thường xuyên nếu như không muốn bệnh tái phát.
Sử dụng phương pháp Tây Y
Phương pháp Tây Y có thể giúp người bệnh giảm đau nhức gần như ngay lập tức, tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này thường là rất dễ gây nên những phản ứng phụ hoặc tình trạng chai dẫn tới khó chữa trị hơn ban đầu. Những trường hợp bị nặng không thể chữa trị bằng những biện pháp thông thường như sử dụng dược phẩm, vật lý trị liệu, người bệnh bắt buộc phải dùng tới phẫu thuật. Thoái hóa khớp nặng được biểu hiện qua các triệu chứng như: khớp bị biến dạng, không cử động được khớp, mất khả năng di chuyển…Lúc này, khi không thể can thiệp bằng các biện pháp thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật: cắt, lọc, bào rửa khớp, mổ thay khớp….
Sử dụng bài thuốc dân gian
Hiện nay, chữa bệnh bằng y học cổ truyền là xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này điều trị bệnh từ gốc, bảo tồn và đề cao khả năng tự phục hồi cơ thể. Y học cổ truyền quan niệm, bệnh thoái hóa khớp thuộc chứng Tý, sinh ra do kinh mạch bế tắc, khí huyết ứ trệ lâu ngày, kết hợp với ngoại tà xâm nhập (phong, hàn, tà, thấp), gây ra những cơn đau nhức khó chịu tại khớp.
Kết luận:
Thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên mà không ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu biết cách phòng tránh bạn có thể làm chậm đi quá trình thoái hóa và loại bỏ các bệnh lý nguy hiểm khác liên quan tới thoái hóa khớp. Hãy tuân thủ đúng phương pháp, tăng cường tập luyện thể thao để có thể kiểm soát tốt và cải thiện chất lượng xương khớp của mình một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bạn có thể liên hệ với tổng đài Khớp CHAKO qua hotline để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí.