Chào các bác, em hiện làm việc trong lĩnh vực IT cho một cty FDI, cũng được cty cử đi làm việc đây đó, sang mấy nước gọi là phát triển nên cũng mở mắt ra được vài điều, sau nhiều năm chí thú làm ăn miệt mài cày cuốc cũng đã tập tành đầu tư BĐS. Với kinh nghiệm đúc rút từ cái thời sinh viên lăn lộn kiếm cơm khắp các hang cùng ngõ hẻm của đất Sài Gòn bằng xe căng hải và xe hai bánh mui trần (xe đạp các bác ạ), thỉnh thoảng lại được xe của bộ đưa đón (bộ giao thông vận tải nhá, xe buýt, oai như cóc).
Dù sao đây cũng chỉ là góc nhìn của một người nhập cư (quê em ở một tỉnh phía bắc), đầu tư BĐS tay ngang, chuyện đúng sai thì có thể đúng với em nhưng không đúng với các bác, đúng với người này nhưng không đúng với người kia là chuyện hết sức bình thường. Trên tinh thần không ai trong chúng ta hiểu biết hơn tất cả chúng ta, viết ra đây để anh em sinh hoạt trên diễn đàn cùng chém gió. Trên này đã có rất nhiều cao nhân phân tích rồi, em chỉ xin góp thêm ít gió cho chiến trường thêm oanh liệt, không phải múa rìu qua mắt thợ. Ăn nhậu thì phải cười nói rôm rả nó mới xôm. Nếu thấy chỗ nào ngây ngô, thiếu sót thì các bác cứ còm như đánh đàn Piano cho nó máu, chắc tại đúng lúc em đang tập trung chí lực, tung đồng xèng, luận phương pháp oánh lại Vietlot, đầu gật như bổ củi nên cảm xúc nó tụt từ đỉnh đầu xuống quá đầu gối. Các cao nhân xin chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình để người ít kinh nghiệm hơn học hỏi.
Ở quê em, mỗi lần hội hè hay đám cưới...thường có những khúc dạo đầu như thế này: Những kẻ chán đời nhưng đời lại không chán ta cho nên ta lại không chán đời, chúng lại thường tụ tập, đàn đúm, đối đáp, hát những bản tình ca lá xa cành, cành xa lá, anh xa em, nhà thì nhà tranh, trời thì trời hanh làm sao cho khỏi cháy, chúng lại còn hát bài Nổi Lửa Lên Em...Và sau đây bài hát Nổi Lửa Lên Em xin được phép bắt đầu...
Như em đã nhận định, đây là giai đoạn vàng hiếm có để đầu tư BĐS, các bác có thể xem thêm ở đây:
https://www.otosaigon.com/threads/b...-cuoi-2017-2018.8772067/page-24#post-13414567
https://www.otosaigon.com/threads/c...g-do-chung-khoan.8758369/page-5#post-12844848
Trước tiên nếu bác nào chưa từng học một khóa học nào về bất động sản thì theo ngu ý của em các bác nên trang bị cho mình chút kiến thức nền tảng trước đã. Trước khi đem một số tiền lớn đi đầu tư nếu mình chưa có kiến thức gì thì khả năng thua lỗ rất lớn, số tiền mất đi lớn hơn rất nhiều so với khoản học phí kia. Đi học không đảm bảo cho các bác luôn luôn đầu tư thành công nhưng ít nhất nó cũng góp phần giảm thiểu rủi ro cho các bác.
Để đầu tư thành công trong ngành bất động sản, nó đòi hỏi một lượng kiến thức tương đối là bách hóa tổng hợp (bởi vậy em ngưỡng mộ các đại gia trên này lắm). Từ kinh tế gia đình cho tới kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, từ trong nước ra tới thế giới. Nghe thì đao to búa lớn như vậy nhưng trong thực tế thì nó ... đúng là như vậy. Tiền bạc không dễ kiếm, kiếm nhiều tiền lại càng gian nan hơn. "Anh nào nói làm giàu không khó thì tôi bẻ gãy cổ" - câu nói của một cao nhân không phải của em nhá.
Đầu tiên phải xem xét tình hình kinh tế thế giới phát triển như thế nào... giá dầu, giá vàng có ảnh hưởng gì tới quá trình đó, đặc biệt ở các nước có quan hệ thương mại xuất nhập khẩu lớn đối với Việt Nam. Cũng cần tìm hiểu sơ qua mô hình phát triển kinh tế của các nước đó như thế nào, 2 ví dụ tiêu biểu là Trung Quốc và Mỹ - 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc có nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa sang nước khác còn ngược lại nước Mỹ có nền kinh tế chủ yếu dựa trên nhu cầu nội địa, nước Mỹ đóng vai trò như là người tiêu dùng cuối cùng của thế giới. Để làm được điều đó người Mỹ luôn luôn nghĩ ra những cái mới, công nghệ mới, ý tưởng mới, khả năng sáng tạo vô địch thế giới... để kích cầu nội địa. Đây cũng là điều vĩ đại và làm nên sự khác biệt của nước Mỹ so với phần còn lại của thế giới(Đấy là nói về mặt công nghệ, còn gây chiến với nước khác cũng là một cách kích cầu thông qua ngành công nghiệp quốc phòng nha các bác, cái này phức tạp quá không bàn tới).
Trong vòng vài chục năm trở lại đây, hầu hết các công nghệ có tầm ảnh hưởng toàn cầu đều xuất phát từ nước Mỹ. Mọi quốc gia đều muốn thiết lập quan hệ thương mại và đầu tư với nước Mỹ, ở Việt Nam, một chai nước suối được bán với giá 5000đ tương đương khoảng 25 cents nhưng nếu xuất được sang Mỹ nó có thể được bán với giá khoảng 5 usd. Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng với hiệu ứng cánh bướm và sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam thì những biến chuyển bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động làm thay đổi cục diện bên trong, mọi biến động của kinh tế thế giới dù nhanh hay chậm, dù ít hay nhiều đều sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam.
Chốt lại ở đây là kinh tế Mỹ, EU phát triển như thế nào, một khi khủng hoảng xảy ra, nhu cầu nội địa sẽ giảm xuống, kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng giảm xuống. Sự phát triển ở các nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu như Trung Quốc hay Việt Nam ngay lập tức sẽ giảm nhiệt theo(hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và tăng cầu nội địa). Giá như ngài John McCain hay ngài John Kerry lên làm tổng thống thì tốt cho Việt Nam biết mấy, TPP từng là hy vọng tràn trề giờ chỉ còn là hy vọng mong manh, và có vẻ như đang tan vào mây khói. Ngẫm đến đây thấy vận nước còn lận đận quá...
Xem xét kinh tế vĩ mô ở trong nước:
- Xem xét chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP. Đây là các chỉ số đặc biệt quan trọng, dùng để đo lường nền sản xuất của một quốc gia, đây mới là trái tim của một nền kinh tế. Quay trở lại những năm 2008, 2009 trong khi cả thế giới đang chìm đắm trong cuộc khủng hoảng thì tại Trung Quốc, quốc gia được ví như công xưởng của thế giới, ngay khi nhận thấy nhu cầu phía bên ngoài giảm sút thì họ lập tức tung ra những gói kích cầu phía bên trong để cân bằng nền kinh tế. Phải công nhận rằng, chất lượng điều hành nền kinh tế của Trung Quốc là cực kỳ tốt, trải qua giai đoạn phát triển như vũ bão hàng thập kỷ mà họ vẫn giữ được lạm phát ở mức thấp, ở Trung Quốc lạm phát 5% đã là rất cao rồi, nhìn bên ngoài thấy vậy chắc phải cử người sang học thì mới biết họ làm thế nào. Nhờ duy trì được lạm phát thấp, họ đã đổ một lượng vốn khổng lồ để hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Kết quả mạng lưới đường bộ và đường sắt cao tốc của Trung Quốc là vô địch thế giới. Những năm đó các đầu tàu kinh tế của thế giới không có tăng trưởng, thậm chí còn tăng trưởng âm thì Trung Quốc vẫn tăng trưởng ở mức không tưởng 9.5%. Tuy nhiên các gói kích cầu không phải lúc nào cũng tốt, họ không thể cứ kích cầu mãi, một trong những hiệu ứng phụ là các thành phố ma mọc lên khắp nơi, bong bóng BĐS, chứng khoán phình to, lạm phát tăng cao...khi các gói kích cầu hết tác dụng mà nhu cầu phía bên ngoài vẫn chưa hồi phục thì thị trường chứng khoán là nơi hứng chịu những cú sốc đầu tiên. Đây bị đánh giá là phát triển thiếu bền vững.
Nhìn bạn mà lại ngẫm đến ta, khi khủng hoảng ập tới, lạm phát, lãi suất ngân hàng lại đang rất cao, cuốn theo guồng máy sản xuất, nhiều doanh nghiệp vẫn phải bấm bụng vay tiền ngân hàng còn hơn là dừng lại. Khi các gói kích thích của chính phủ được tung ra với hy vọng khôi phục lại nền sản xuất, thì các doanh nghiệp lại dùng số tiền này để đảo nợ ngân hàng làm cho các gói kích thích không phát huy nhiều tác dụng. Hiện nay, Việt Nam bị đánh giá là đang phát triển dưới mức tiềm năng, nếu vẫn duy trì được lạm phát thấp, dự là sẽ có nhiều dự án cơ sở hạ tầng được chính phủ thực thi và tất nhiên thị trường BĐS sẽ hưởng lợi từ đó. Đây cũng là một cách kích cầu, làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế.
Một ví dụ tiêu biểu khác là nước Đức, do vẫn giữ được nền sản xuất trong giai đoạn này nhờ ngành công nghiệp cơ khí chất lượng cao mà ngay cả Mỹ cũng phải ganh tị. Trước khi Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới thì nước Đức là nhà vô địch thế giới về xuất khẩu. Trong khi cả Châu Âu chìm sâu trong khủng hoảng thì chỉ có mình nước Đức hiên ngang vượt bão dẫn dắt cả Châu Âu. Một trong những điểm đen ở Châu Âu trong giai đoạn này là Hy Lạp, đổ tiền vào nền sản xuất thì ít mà đổ tiền vào ngành công nghiệp dịch vụ thì nhiều. Hiểu cơ bản như thế này, công nghiệp dịch vụ chỉ phát triển được dựa trên một nền sản xuất phát triển (không tính một số nước đặc thù như Thụy Sỹ, Singapore). Ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, đây cũng là một ngành siêu siêu công nghiệp có tác động lan tỏa đến một loạt các ngành công nghiệp khác và cả ngành dịch vụ như: tín dụng, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, marketing, sales, showroom...đây cũng là lý do dưới thời tổng thống Obama, chính phủ Mỹ đã để mặc các định chế tài chính khổng lồ có tuổi đời hàng trăm năm phá sản nhưng đã vung tiền ra để cứu ngành công nghiệp ô tô cụ thể ở đây là công ty General Motors(GM). Nhờ những quyết sách như vậy mà kinh tế Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ, trong khi phần còn lại của thế giới vẫn còn ngụp lặn với dư âm của cuộc khủng hoảng.
Đọc thêm về nước Nhật những năm đầu thập niên 90, sau một thời kỳ dài nhận những ưu đãi đặc cách vô tiền khoáng hậu từ Hoa Kỳ đã giúp đất nước mặt trời mọc phát triển thần kỳ, trở thành siêu cường thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, vượt cả các nước Tây Âu. Khi thấy nước Nhật đã vững vàng trên đôi chân của mình và thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật đã trở nên rất lớn, chính phủ Mỹ đã tìm cách hạn chế hàng hóa từ Nhật Bản bằng cách thay đổi tỷ giá USD và Yên Nhật. Kết quả: ngay lập tức nền kinh tế Nhật Bản rơi vào trì trệ cho đến tận ngày nay. Ngày nay, trong môi trường toàn cầu hóa, cạnh tranh bình đẳng hơn, khốc liệt hơn, các siêu anh hùng vang bóng một thời của Nhật Bản như Sony, Panasonic, Toshiba, Sharp...phải trầy trật để cạnh tranh với các công ty khác, một số đã phải bán mình đầy đau thương. Ngay cả siêu cường cũng lao đao khi rời xa vòng tay bao bọc huống chi là các em nhỏ, nhưng điều đó là cần thiết, cuộc sống thì phải vậy. Điều thú vị là quân bài này của Mỹ lại không áp dụng được đối với Trung Quốc. Đây cũng là lý do người Mỹ luôn cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ.
- Xem xét tình hình kinh tế phát triển ra sao...GDP tăng trưởng mấy phần trăm (con số này còn nhiều tranh cãi nhưng cũng đáng để tham khảo, thông thường ở các quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp, người ta cố gắng tính GDP ở mức thấp để tiếp cận các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp của các tổ chức tín dụng quốc tế như IMF, WB, ADB, các quốc gia tài trợ phát triển...Điển hình là Trung Quốc, khi quy mô nền kinh tế đủ lớn, dự trữ ngoại hối khổng lồ, không cần viện trợ từ nước ngoài thì họ lập tức sửa lại công thức tính GDP, kết quả: từ mức bằng một nửa Nhật Bản, đã nhanh chóng vượt qua luôn Nhật Bản, giờ là gấp đôi để khoa trương sức mạnh kinh tế của mình. GDP là một con số ma thuật).
- Thu ngân sách tăng giảm thế nào...
- Thu ngân sách của thành phố tăng hay giảm, lưu ý ở Việt Nam kinh tế chủ yếu phát triển ở hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng thành phố Hà Nội và vùng TP HCM, thu ngân sách tăng có nghĩa là doanh nghiệp tại 2 thành phố này còn làm ăn hiệu quả, thu nhập của người dân tăng, đồng tiền lại xoay vòng và một phần lớn sẽ chảy vào BĐS.
- Thị trường chứng khoán su thế tăng giảm thế nào (đây là nơi phản ánh tương đối sát sao với sức khỏe của nền kinh tế).
- Vốn FDI thu hút và giải ngân tăng giảm vô ngành nào.
- Lãi suất ngân hàng, lạm phát cao hay thấp. Những yếu tố nào tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chúng.
- Cán cân thương mại xuất nhập khẩu thặng dư hay thâm hụt.
- Dự trữ ngoại hối, các dòng kiều hối, các chính sách điều hành tỷ giá, thông thường ở các quốc gia dựa vào xuất khẩu họ phải giữ đồng tiền nội tệ yếu, để làm được điều này phải có dự trữ ngoại hối đủ lớn.
- Các chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng khi nào được thực thi. Nhà nước có những chính sách gì đối với thị trường bất động sản.
- Tỷ lệ thất nghiệp, quá trình dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị diễn ra như thế nào, điều gì tác động đến sự dịch chuyển đó...v..v..
- Tham khảo các thành phố trong khu vực có sự phát triển tương đồng với Việt Nam nhưng trình độ nhỉnh hơn ta một chút như Bangkok, Manila, Jakarta. Những vấn đề họ đang gặp phải thì Việt Nam cũng khó tránh.
Kinh tế vi mô
- Xem xét các khu vực nào đã, đang và sẽ có các dự án cơ sở hạ tầng được thi công - hạ tầng vươn tới đâu thì đô thị, nhà máy, công xưởng... sẽ mọc lên tới đó (Nếu ai đã từng ra Hà Nội cách đây khoảng 10 tới 15 năm thì sẽ thấy khu vực đường Phạm Hùng bây giờ là những cánh đồng bao la, bát ngát. Sau khi được đổ tiền vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống cửa ngõ kết nối thì một rừng cao ốc mọc lên san sát như nấm sau mưa. Bây giờ phóng xe trên đường cao tốc nội đô này thì cảm giác hiện đại không kém gì các nước phát triển, một cảm giác rất là Đông A - Trông bến cảng lại nhớ ngày xưa, thương con đò cắm con sào đứng đợi... Dự là khu vực quận 2, quận 9 của TPHCM cũng sẽ tương tự như vậy).
- Nếu có bạn bè người thân làm việc trong các ngân hàng thì dò hỏi xem, ngân hàng vẫn tiếp tục giải ngân cho các dự án bất động sản nào, loại nào bị hạn chế, không được giải ngân.
- Quy hoạch hiện tại và tương lai.
- Các công ty BĐS lớn đầu tư những dự án gì, thông thường họ là những công ty có riêng đội ngũ nghiên cứu và dự đoán thị trường chuyên nghiệp.
- Su thế mua nhà của người dân, loại hình BĐS ưa thích, các yếu tố về Phong Thủy (mặc dù mình đếch tin vào Phong Thủy nhưng điều đó không có nghĩa là người khác cũng không tin), các phương pháp thanh toán, hồ sơ nhà đất, pháp lý...
- Thu nhập bình quân đầu người (cái này cũng vui này, ở các nước phát triển, trình độ phát triển giữa các vùng miền tương đối đồng đều, cho nên thu nhập của người dân cũng không chênh lệch là mấy. Còn ở Việt Nam, sự phát triển chỉ tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng Hà Nội và vùng TPHCM. Vậy mà người ta cứ lấy giá nhà ở hai thành phố này so với thu nhập bình quân cào bằng loanh quanh mức 2k USD/năm. Năm 2016, thu nhập của người dân TPHCM là khoảng 5500 USD/người/năm, với một gia đình trẻ 2 vợ chồng (ở Việt Nam, 30 tuổi mà chưa lập gia đình thì nóng như tên lửa dí vào mông nhá) thì khoảng 11k USD/năm. Điều này cũng lý giải một phần vì sao sau mỗi đợt khủng hoảng thị trường BĐS lại hồi phục nhanh chóng và khủng khiếp như thế, khả năng chi trả, sức mua, mức độ chịu chơi của người dân thành phố là không hề nhỏ. Theo các nhân viên tín dụng ngân hàng, trung bình 5 năm là người ta trả bay khoản nợ mua nhà trả góp).
- Khi đã nhắm mua khu vực nào, nếu là các quận ngoại thành cần tìm hiểu xem dân cư khu đó đã đông chưa, tìm đến cái chợ cóc gần nhất xem nó có nhộn nhịp hay chỉ có lèo tèo vài hàng quán, giá rao bán với giá giao dịch thực tế khác nhau như thế nào...thông thường người dân sẵn sàng di chuyển trong khoảng 15 - 20 phút để tới khu trung tâm thương mại, công nghiệp để giải trí và làm việc.
- Tỷ lệ giá đất với giá thành xây dựng tính trên mỗi m2 cao hay thấp...v..v..
- Tìm kiếm những khu vực nào liền kề mà có độ chênh rất lớn về mặt phát triển, một bên thì rất sầm uất, nhà cửa rất nhiều, bên kia thì còn hoang vu, hoang vắng. Thông thường hay bị ngăn cách nhau bởi một con sông hay đường quốc lộ. Hãy gom đất ở phía hoang vắng, khu vực này rất thích hợp cho đầu tư dài hạn, trường vốn. Do nhu cầu phát triển, áp lực mở rộng đô thị chỉ cần một cây cầu bắc qua thì giá đất sẽ tăng gấp hàng chục lần, giàu không lối thoát, đừng đợi tới lúc sắp xây cầu vì lúc này miếng bánh đã nóng như hòn than, cạp vô phù mỏ như chơi.
Kỹ năng bản thân:
- Các phương pháp định giá BĐS.
- Kỹ năng marketing, đàm phán, giao tiếp dạng như "Môi mới ra Chợ Lớn mà răng đã chào tới Sài Gòn", cái này phải biết tiết chế cảm xúc như Sơn Tùng á, diễn sâu hay phiêu quá thì bị người ta đánh giá "ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo mà làm như mèo mửa".
- Kỹ năng bán hàng, mỗi chúng ta đều là một người bán hàng, ngay cả khi đi làm công ăn lương chúng ta cũng bán chất xám và sức lao động của mình. Đa số mọi người không nhận ra điều này nên không biết cách làm thế nào để bán được với giá tốt nhất.
- Kỹ năng thống kê, thu thập những thông tin hàng quý, hàng năm như GDP, FDI, giải ngân FDI, chỉ số giá tiêu dùng/chỉ số lạm phát, phần trăm tăng thu ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, vốn vay từ ngân hàng cho BĐS, các chính sách của nhà nước đối với BĐS... tương ứng với giá BĐS. Xem xét xem yếu tố nào tác động lớn nhất đến giá tăng/giảm của từng phân khúc BĐS.
Trên đây chỉ là một vài trong rất nhiều yếu tố khác nữa có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thị trường bất động sản. Nó đòi hỏi một quá trình phải tự học hỏi rất nhiều, hãy đọc nhiều sách, lên các trang mạng chuyên về phân tích tài chính, tiền tệ, kinh tế như Thời Báo Sài Gòn, Đầu Tư, Cafef, FBNC, vietstock, các chuyên trang về BĐS, các chương trình TV như chuyên mục bản tin tài chính, thế giới 7 ngày qua theo dõi những bài phân tích của những người có chuyên môn cao. Trâu ơi tao khổ hơn mày, mày cày 1 vụ tao cày quanh năm...
Tại thời điểm này, có thể xem xét những phương án đầu tư sau:
1, Phương pháp truyền thống. Tùy số tiền mà có thể tìm mua nhà ở các quận trung tâm, đây là các khu vực mà cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, mặt bằng giá đã được xác định. Giá chỉ có tăng mà không có giảm nhưng mức độ tăng thì không nhiều. Đổi lại không phải lo lắng gì nhiều, ăn no ngủ kỹ. Nếu chịu khó hơn, có thể cải tạo lại, ngăn thành các phòng cho thuê dạng như căn hộ dịch vụ. Hay mua nhà nát, xây sửa lại bán...
2, Phương pháp đầu tư lãi vốn:
Phương pháp này rất được ưa chuộng khi thị trường bất động sản đang ấm lên. Ôi đến hôm nay đường xuôi về biển, mới xinh tươi màu đất đỏ tươi... Cứ chỗ nào nóng sốt, nhu cầu ở thực, thanh khoản cao thì nhảy vô, đây là bài học rút ra từ cuốn sách "Người Giàu Nhất Thành Babylon" - "Tiền phải kiếm ở nơi có nhiều tiền", đi đào vàng phải tìm đến nơi có trữ lượng lớn, ra sau vườn nhà mình thì có mà đào thiên thu - Con bồ câu trắng ngây thơ, nó đi tìm thóc bên bồ công văn.
BĐS chưa lên đỉnh có nghĩa là nó vẫn còn tăng. Vấn đề là làm sao để biết nó đã lên đỉnh hay chưa. Đó là khi thời kỳ đóng băng chuẩn bị ập đến, khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra. Nhưng làm sao để biết khi nào thì có khủng hoảng? Cái này thì chả ai nói trước được nhưng có những dấu hiệu để ta có thể nhận ra dựa trên xem xét các yếu tố tổng hợp như phía trên, các quốc gia siêu cường có cả một hệ thống siêu máy tính được trang bị các phần mềm trí tuệ nhân tạo tiên tiến để dự đoán mà kết quả thì cũng sai bét, cái này có vẻ quá sức với khả năng hiểu biết của một con người. Tóm lại phương pháp này đòi hỏi một nhà đầu tư tương đối lão luyện.
3, Phương pháp đầu tư dòng tiền, có thể kết hợp với phương pháp đầu tư lãi vốn:
Phương pháp này rất được ưa chuộng ngay cả khi thị trường BĐS đi xuống, đây cũng là lý do dù thị trường đóng băng hay khủng hoảng xảy ra nhưng các đại gia BĐS vẫn hái ra tiền, các chiến binh chân đất cứ rớt rụng dần còn các công ty cá mập tỷ đô dần dần lộ diện.
Tìm kiếm những BĐS càng gần khu trung tâm càng tốt, vì khu vực này có tính thanh khoản rất cao, có khả năng chống trọi với khủng hoảng rất tốt. Ví dụ căn bản như các bác hãy tìm mua 2 căn chung cư 1 hoặc 2 phòng ngủ vì loại này có nhu cầu lớn nhất, sau đó cho thuê 2 tài sản này rồi tiếp tục lấy sổ hồng của 2 căn chung cư này cắm vô ngân hàng để mua thêm 1 cái tài sản thứ 3 và cũng cho thuê luôn cái tài sản thứ 3 này, làm sao để số tiền thu được từ cho thuê vừa bằng số tiền mà bác phải trả gốc và lãi cho ngân hàng. Và cứ tiếp tục mua thêm tài sản thứ 4, 5... Đây cũng là một trong những phương pháp tích lũy tài sản của serie cuốn sách "Dạy Con Làm Giàu". Quy mô của một công ty thường tương ứng với một khoản nợ gần tương đương như vậy trong ngân hàng, danh mục đầu tư của họ thường rất đa dạng. Đọc thêm các cuốn sách về "dùng tiền của người khác để gia tăng tài sản cho mình". Sắp tới đây là chính sách đánh thuế tài sản thứ 2 thì tìm hiểu thêm các phương pháp lách thuế hợp pháp được nhà nước cho phép. Em nói chuyện với mấy đứa bạn uống bia như nước tắm KingKong thì chúng nó hỏi lại "vấn đề là làm sao để có 2 cái nhà kia kìa?" - muốn có 2 trước tiên phải có 1, muốn có 1 trước tiên phải có 1 nửa, 30 tuổi mà chưa kiếm được nửa cái nhà, gái nó chê thì đừng nói tại số, duyên chưa tới nhá.
Đối với các bạn trẻ khi chưa đủ tiền mua nhà gần trung tâm thì hãy mua những căn nhà nhỏ thôi cũng được, xa trung tâm một chút cũng được. Bạn sẽ không phải gắn bó với nó lâu đâu, thông thường nhà ngoại thành có tốc độ tăng giá nhanh hơn khu trung tâm, sau một vài năm cộng thêm tích lũy sẽ dịch chuyển dần về khu trung tâm. Đừng đợi tới khi có đủ tiền, thu nhập của bạn tăng một thì giá nhà tăng 2, 3...
Nếu bác nào làm việc trong lĩnh vực IT thì chắc chắn biết về tư duy "Hướng Đối Tượng", còn bác nào chưa biết thì cũng nên tìm hiểu vì đây là lối tư duy phản ánh chính xác nhất sự tiến hóa trong suy nghĩ của loài người, và là nền tảng cho những cuộc đại cách mạng khoa học kỹ thuật của nhân loại. Nó tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta mà ta không để ý thôi. Thật tiếc là lối tư duy này lại không được phổ cập ngay cả trong chương trình đại cương của các trường đại học.
Những người thành công nhất là những người tạo ra được nhiều đối tượng cho mình nhất, một tài sản đem lại thu nhập, một công ty làm ăn hiệu quả cũng là những đối tượng cần được xây dựng. Đang tới đây là thời đại của vạn vật kết nối(IOT) một cái bấm nút có thể điều khiển cả thế giới chuyển động...Bất kỳ thứ gì được tạo ra đều có một chức năng nào đó, vũ trụ cũng vận hành như vậy.
Dự đoán cho đợt khủng hoảng sắp tới:
1, Như đã nói ở đây https://www.otosaigon.com/threads/b...-cuoi-2017-2018.8772067/page-24#post-13414567 khả năng một xung đột nhỏ ở khu vực Biển Đông của chúng ta có thể leo thang bùng phát thành một cuộc khủng hoảng trong khu vực.
2, Khủng hoảng ngay trong chính nội tại của nền kinh tế nước ta. Nếu các bác nhìn vào bức hình sau đây được chụp từ vệ tinh thì sẽ thấy ánh sáng công nghiệp chỉ le lói ở vùng Hà Nội và vùng TPHCM, còn đa số các vùng khác trên lãnh thổ đất nước ta vần còn chìm trong bóng tối, dường như ánh sáng của nền văn minh nhân loại vẫn chưa hề soi sáng tới.
Có thể lý giải cho điều này, sau chiến tranh nước ta là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Đến thời cấm vận được dỡ bỏ, mở cửa nền kinh tế ra thế giới thì một làn sóng đầu tư nước ngoài của các cty đa quốc gia ập tới, họ chỉ chọn những thành phố lớn vì ở đó có sẵn cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đường xá, cầu cảng, sân bay...để thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Cộng với việc sẵn sàng di chuyển tới các thành phố lớn của người dân để tìm kiếm việc làm đã biến TPHCM và Hà Nội thành các siêu đô thị. Áp lực dân số khổng lồ vượt qua mọi tài năng của các nhà quy hoạch gây ra hàng loạt vấn đề nhức nhối: bê tông hóa, ngập lụt, nước sạch, lương thực thực phẩm, an ninh trật tự, nhà ở, kẹt xe, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội.v.v. Hiện nay Hà Nội và Sài Gòn đang ra sức tìm các giải pháp giảm kẹt xe. Qua báo chí thấy toàn là giải pháp ngắn hạn, lại cần một số vốn lớn đổ vào, đường xá lại thông thoáng hơn, kinh tế lại phát triển mạnh hơn, tuấn kiệt bốn phương lại hội về, vô hình chung chính những giải pháp này lại làm mức độ kẹt xe nghiêm trọng hơn nữa, cuộc rượt đuổi không có điểm dừng. Một khi 2 đầu tàu kinh tế này giảm tốc thì kìm hãm cả nền kinh tế giảm tốc theo. Jakarta, Manila mỗi năm thiệt hại 5 tỷ USD chỉ vì vấn đề kẹt xe. Dự là trong vài năm tới mỗi năm TPHCM sẽ mất đi một cái sân bay Long Thành. Ước mơ vượt bẫy thu nhập trung bình chỉ là mơ ước.
Hiện nay, đã có những dấu hiệu cho thấy, TPHCM và Hà Nội đang trở thành nút thắt của nền kinh tế nước ta. Lấy ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, đây không đơn thuần là một ngành công nghiệp mà nó cũng là một ngành siêu siêu công nghiệp có tác động lan tỏa đến một loạt các ngành công nghiệp khác như cơ khí chế tạo máy, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp luyện thép, công nghiệp cao su, công nghiệp nhựa...và cả ngành công nghiệp dịch vụ như: tín dụng, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, marketing, sales, showroom...Tạo ra hàng triệu việc làm, cấu thành sức mạnh nội lực của nền kinh tế. Nếu chúng ta có tham vọng trở thành một quốc gia công nghiệp thì bắt buộc chúng ta phải làm chủ được ngành công nghiệp này (lạc quan tí, ngay cả các máy móc phục vụ cho ngành dệt may thì hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc, trong khi người Anh đã phát minh ra cách đây 300 năm). Tuy nhiên hiện này vấn đề kẹt xe ngày càng nghiêm trọng làm đau đầu các nhà quản lý, chúng ta lại tìm các biện pháp hành chính để hạn chế ôtô, vô hình chung chúng ta lại kìm hãm chính nền sản xuất của mình.
Đã đến lúc đất nước chúng ta không thể chỉ phát triển cục bộ ở hai đầu đất nước. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những vùng đất lành như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên...để chia lửa cho Hà Nội và TPHCM. Ở những nước phát triển trình độ phát triển giữa các vùng miền tương đối đồng đều, nên dân trí cũng đồng đều, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh và sáng tạo. Ví dụ như ngành Công Nghệ Thông Tin, đây là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng tương đối cao, ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể tìm thấy nhân lực cho ngành này ở Hà Nội hoặc TPHCM, vài năm gần đây chúng ta có thêm Đà Nẵng. Còn ở các nước phát triển, bất kỳ nơi nào cũng có các cty chuyên về CNTT. Thậm chí cả những nơi mà bên ta thường hay gọi là vùng sâu vùng xa thì họ cũng có cty có chi nhánh ở Việt Nam chuyên gia công phần mềm cho họ. Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, giai đoạn gia công là giai đoạn dễ dàng nhất, tốn nhiều nhân lực và thời gian, cho nên họ có su hướng chuyển sang các nước kém phát triển với nhân công rẻ hơn đễ tiết giảm chi phí.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục phát triển lệch như hiện nay, thì rất có thể sẽ đi theo vết xe đổ của đất nước Thái Lan. Bài học từ những đợt khủng hoảng liên tiếp trên chính trường Thái Lan cho chúng ta thấy, khu vực sung quanh Bangkok và vùng duyên hải thì cực kỳ giàu có và phát triển, Bangkok là một trong những trung tâm tài chính lớn của khu vực Đông Nam Á và Châu Á, cuộc đại khủng hoảng tài chính năm 1997 cũng xuất phát từ đây, cho ta thấy tầm ảnh hưởng và mức độ giàu có của nó như thế nào. Nhưng đi sâu vào trong lãnh thổ thì cuộc sống khó khăn hơn nhiều. Một khi quyền lợi trong xã hội không được phân chia đồng đều thì bất ổn tất yếu sẽ xảy ra, số ít người giàu muốn nhiều quyền hơn, số đông người nghèo thì muốn dành lại phần của mình. Giàu hay nghèo thì mỗi người cũng chỉ có một lá phiếu (bác nào quan tâm thì tìm hiểu thêm bầu cử Mỹ, thay vì phổ thông đầu phiếu thì người ta dùng phiếu đại cử tri).
Lan man tí, lại nói về đất nước Thái Lan mà ta thấy tiếc hùi hụi, tiếc cho bạn mà cũng tiếc cho ta. Một đất nước vô cùng xinh đẹp với những danh lam thắng cảnh đạt đẳng cấp quốc tế, là thỏi nam châm thu hút du khách trên toàn thế giới. Người dân cực kỳ thân thiện, vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, mở cửa với các nước phương tây từ rất sớm. Đất nước duy nhất ở khu vực Châu Á không bị chiếm đóng bởi các thế lực ngoại bang trong suốt thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại. Lại được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ để phát triển quan hệ đồng minh. Với tất cả các lợi thế đó về lý thuyết Thái Lan phải đạt được trình độ phát triển không được như Hàn Quốc, Đài Loan bây giờ thì ít nhất cũng phải được 7, 8 phần. Tiếc là họ đã không tận dụng được những lợi thế đó.
Hàng chục năm nay, người Thái vẫn nung nấu một kế hoạch xây dựng một con kênh đào trên vùng lãnh thổ hẹp nhất ở phía nam đất nước(kênh đào Kra) để giúp cho các chuyến tàu thương mại đi từ tây sang đông và ngược lại rút ngắn được hải trình, thời gian và chi phí. Hiện tại tuyến đường hàng hải này phải đi vòng xuống eo biển Malacca. Eo biển Malacca nổi tiếng với các cụm cảng lớn như Belawan của Indonesia, Melaka và Penang của Malaysia, đặc biệt là Singapore. Vị trí có một không hai trên trái đất này đã giúp Singapore trở thành một trong những trung tâm trung chuyển siêu khổng lồ của thế giới và biến Singapore từ một quốc gia nghèo rớt mồng tơi ở thập niên 60 của thế kỷ trước trở thành một nước siêu giàu như ngày nay, nền kinh tế cơ bản dựa trên sự phát triển các dịch vụ cảng biển.
Quay trở lại những năm nửa đầu của thập niên 2000 khi ông Thaksin Shinawatra còn đương chức - vị thủ tướng mang trong mình dòng máu Trung Hoa. Chưa có vị lãnh đạo cao cấp nào của Thái Lan lại quan tâm đến việc hợp tác phát triển kinh tế với Việt Nam như ông Thaksin. Đích thân ông đã vài lần dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao sang thăm Việt Nam và dự các diễn đàn phát triển quan hệ thương mại kinh tế giữa hai nước. Phải chăng trong các cuộc họp đó ông Thaksin đã mở lời hợp tác với Việt Nam để xây dựng con kênh đào này, nên nhớ lúc đó Việt Nam đang trên con đường trở thành một cường quốc đóng tàu và phát triển các dịch vụ cảng biển (tiếc rằng cuộc đại khủng hoảng đã cuốn phăng đi các cơ hội và làm bộc lộ nhiều khiếm khuyết). Phải chăng người Singapore đã đoán trước được tình hình và họ đã ra đòn trước bằng cách giật dây một công ty truyền thông của Singapore và sau đó dẫn tới những cáo buộc tham nhũng đối với ông Thaksin, hậu quả là một cuộc đảo chính lật đổ đã đá bay ông Thaksin khỏi chính trường Thái Lan sống kiếp lưu vong cho tới tận bây giờ. Còn ở phía nam đất nước Thái Lan lại nổi lên những cuộc sung đột đẫm máu do những người hồi giáo gây ra, một trong những điểm nóng bất ổn của khu vực. Họ đòi ly khai và thành lập một quốc gia hồi giáo riêng biệt. Điều đặc biệt là những người hồi giáo này lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người Malaysia. Hai mũi tên không thể trúng cùng một đích nếu không có sự ngắm bắn. Tất cả chỉ là bảo vệ lợi ích của riêng mình. Rất có thể điểm yếu này sẽ bị Trung Quốc khai thác nhằm chia rẽ ASEAN khi cần thiết.
Con kênh đào này mà thành hiện thực thì Việt Nam cũng lên hương nhá.
Vào mùa đông năm Mậu Ngọ tức năm Nhất Thống thứ 4, năm đầu niên hiệu Ngân Trọng Phúc Đại Quang thứ -40 + 2 ở vùng tây biên bọn giặc cướp ngoại bang Pol Pot nổi lên cướp phá làm kinh hãi thần dân. Thiên triều Vinh Quang Tân Đại Việt lập tức cử thống tướng họ Lê, thống lãnh binh quyền cất quân sang dẹp loạn. Đại quân ta dạn dày chinh chiến thắng như chẻ tre. Lúc bấy giờ chúa đảo xứ Tam Dương Hội Tụ Ngũ Châu Giao Thoa có cái tên Cộc Lốc Gô Chốc Tông (tên phiên âm thuần Việt là Lý Quang Diệu -> trảm phong thôi nha 2 lão này khác nhau) khi hay tin thì như ngồi trên đống lửa, đi lại không yên như sắp bị: cắt mất sổ gạo, tịch mất cần câu, tuyệt đường lương thực, tức thì chộp lấy cái thông minh khẩu thoại họa hình đồ (ngày nay thường gọi là cái điện thoại thông minh) tức tốc hỏa điện sang thiên triều ta kịch liệt phản đối.
Lời bàn: ko phải tự nhiên mà họ phản đối nha các bác. Kênh đào Kra chính là tử huyệt của họ. Nếu bị đánh trúng thì đúng như lời sấm truyền "cạp đất mà ăn".
3, khủng hoảng bắt nguồn từ Trung Quốc:
Một cái nhìn khác về nguyên nhân xảy ra 2 cuộc đại chiến thế giới để dự đoán về một cuộc khủng khoảng có thể xảy ra bắt nguồn từ Trung Quốc.
Chúng ta biết rằng cuộc đại cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra ở nước Anh vào thế kỷ thứ 18, bắt nguồn từ ngành công nghiệp cơ khí để phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may. Khi sản lượng của ngành công nghiệp đã vượt quá nhu cầu nội địa thì họ bắt buộc phải tìm kiếm thị trường bên ngoài để xuất khẩu hàng hóa. Với nền khoa học công nghệ hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ, họ đã xây dựng được lực lượng hải quân có sức mạnh tuyệt đối bao phủ trên các bề mặt đại dương và gây dựng được hệ thống thuộc địa vòng quanh thế giới. Họ đã rất tự hào nói rằng mặt trời không bao giờ lặn trên đất của người Anh, và cũng là thị trường để họ xuất khẩu hàng hóa tới, biến nước Anh trở thành công xưởng của thế giới ở thế kỷ thứ 18.
Nước Đức, với những nhà khoa học thiên tài, đầu tiên cũng bắt đầu sao chép các sản phẩm công nghiệp của người Anh nhưng với giá rẻ hơn rất nhiều và họ không ngừng nỗ lực cải tiến công nghệ và chất lượng sản phẩm, có giai đoạn người Anh cấm các hàng hóa nhập khẩu từ nước Đức nhái các thương hiệu của Anh. Tới thời điểm chất lượng sản phẩm của người Đức đã vượt người Anh, và cũng giống như người Anh khi thị trường trong nước đã bão hòa, không còn dư địa để phát triển, họ bắt đầu dòm ngó sang thị trường xuất khẩu của người Anh và họ muốn phân chia lại thuộc địa. Hay cũng có thể hiểu người Đức muốn chiếm lấy thị trường xuất khẩu hàng hóa của người Anh. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến 2 cuộc đại chiến thế giới. Từ đó mà hình thành câu thành ngữ "Thương trường là chiến trường".
Cũng cần phải nói thêm rằng, cho tới tận ngày nay, các nước từng là thuộc địa của Anh vẫn giữ lòng kính trọng đối với người Anh và họ đều là những quốc gia rất giàu có hoặc đã từng giàu có, Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar (trước thời kỳ chính phủ quân sự đảo chính thì Myanmar là nước giàu nhất nhì Châu Á)...Người Anh chỉ kiểm soát các đầu mối hải cảng để thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, họ để cho phần lục địa tương đối tự trị. Cách làm của người Anh sau này được người Mỹ kế thừa nhưng không còn quan hệ chính quốc với thuộc địa mà phát triển thành quan hệ đồng minh, bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Nước Pháp cũng là quốc gia có nhiều thuộc địa thời đó nhưng với chính sách khai thác tài nguyên ở các nước thuộc địa mà họ đã biến người dân bản địa thành những người nô lệ. Cho đến tận bây giờ những người dân ở các nước này vẫn giữ một ký ức đau thương về một thời nô lệ.
Ngày nay những gì mà Trung Quốc đang làm rất giống với nước Đức năm xưa.
Alibaba's Jack Ma says fakes are better than originals - Financial Times
"When trade stops, wars can follow." - Jack Ma
Giấc mơ Trung Hoa bây giờ tham vọng hơn bao giờ hết, họ muốn mở những con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển, một vành đai một hành lang, dần dần kiểm soát các tuyến tàu bè quan trọng của thế giới, gây dựng tầm ảnh hưởng của mình sang các quốc gia khác, mở ra nhiều thị trường cho hàng hóa của họ. Trong khi đó nước Mỹ có vẻ đang mất dần ánh hào quang, vai trò đối với các vấn đề quốc tế trở nên mờ nhạt hơn. Đã có thời điểm người ta ví G2 còn quan trọng hơn cả G7. Từ một quốc gia chiếu dưới giờ đây Trung Quốc coi mình ngang hàng với nước Mỹ, điều này dường như được người Mỹ xác nhận, trong lịch sử ngoại giao của nước Mỹ, chưa có một vị nguyên thủ nước ngoài nào được đón nhận nghi thức tiếp đón hoành tráng như ông Hồ Cẩm Đào khi sang thăm Mỹ. Trung Quốc đang thách thức các lợi ích của Mỹ khắp toàn cầu.
Hiện tại nước Mỹ vẫn là siêu cường số một thế giới với sức mạnh tổng hợp trên biển, trên không và trên đất liền. Mỗi lần thiên tai địch họa, động đất, sóng thần, bão lụt... thì dường như ngay lập tức họ có mặt để trợ giúp các quốc gia bị nạn trên phạm vi toàn cầu. Đây là điều đáng ngưỡng mộ đối với cơ cấu tổ chức, khả năng linh hoạt, cơ động của quân đội Mỹ mà chưa có nước nào khác làm được. Với chính sách chống hàng hóa nhập khẩu nhắm vào Trung Quốc và các động thái cứng rắn của tổng thống Trump sẽ có nhiều diễn biến khó lường.
Trung Quốc một mặt không ngừng ngọt giọng xoa dịu nước Mỹ, một mặt ra sức nghiêm trọng hóa mức độ tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ. Trên thực tế không phải nước nào cũng có khả năng dẫn dắt cuộc chơi như nước Mỹ.
Đọc thêm: Một cái nhìn khác về nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (được đánh giá hàng trăm năm mới có một lần). Hy vọng các bác không chê em là ăn cơm ngô khoai mà bàn chuyện quốc tế.
Buổi tối thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2001 như bao buổi tối bình yên khác trên đất Việt thì ở bên kia bờ Thái Bình Dương, nước Mỹ đã phải hứng chịu cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc tấn công ngay lập tức gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của nước Mỹ và nền kinh tế thế giới.
Ngay sau cuộc tấn công, chính quyền Mỹ đã có ngay một danh sách các nghi can, tất cả đều dẫn đến Al-Qaeda và Osama Bin Laden. Để tránh nước Mỹ khỏi những vụ tấn công tương tự và ngăn chặn sự xuất hiện của những mạng lưới khủng bố khác, nước Mỹ và các đồng minh được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới đã mở cuộc tấn công vào Afghanistan nơi được cho là chứa chấp và tài trợ cho khủng bố.
Cũng cần phải nói thêm rằng, ở khu vực Trung Đông, thế giới Arab dường như bị chia rẽ làm hai. Một bên hợp tác với phương tây để khai thác và tiêu thụ nguồn tài nguyên vàng đen dầu lửa, điển hình là các quốc gia Arab Saudi, Các Tiểu Vương Quốc Arab Thống Nhất(UAE), Qata, Kuwait... Còn một bên là các quốc gia không muốn phụ thuộc vào phương tây mà tự mình kiểm soát, khai thác nguồn tài nguyên này, điển hình là Iran, Iraq(thời Sadam Husein)... Ngày nay các quốc gia hợp tác với phương tây thì đạt được mức độ giàu có tới mức xa xỉ còn các quốc gia không chịu hợp tác thì gặp muôn vàn khó khăn. Sau chiến tranh Iraq và Libya, người Mỹ và phương tây càng củng cố và mở rộng quyển kiểm soát nguồn năng lượng dầu mỏ ở khu vực này. Họ tìm mọi cách để hạn chế các công ty dầu mỏ của Trung Quốc đang hoạt động tại đây.
Sau khi lật đổ chính quyền Taliban tại Afghanistan, nước Mỹ tiếp tục hướng cuộc tấn công tới Iraq với lý do nước này sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và là nhà tài trợ chính cho các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ. Tuy nhiên dư luận quốc tế thì cho rằng, động cơ chính là người Mỹ muốn kiểm soát nguồn năng lượng dầu lửa ở quốc gia này, nơi được đánh giá có trữ lượng lớn thứ 2 thế giới.
Cuộc chiến này đã làm cho việc khai thác dầu lửa tại Iraq bị gián đoạn và làm ảnh hưởng nguồn cung ra thị trường thế giới và người ta ví dầu lửa đối với nền kinh tế thế giới như là máu chảy trong cơ thể. Cùng với nhu cầu dầu lửa tăng cao từ các nền kinh tế lớn đang phát triển, ngay lập tức khiến giá dầu tăng vọt mà dầu lửa lại là nguyên liệu đầu vào chủ chốt cho hầu hết các ngành công nghiệp. Các ông chủ doanh nghiệp ở Mỹ và Châu Âu đã tìm mọi cách để cắt giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của mình và dường như họ đã tìm ra lời giải, đó là Trung Quốc nơi có giá nhân công rẻ mạt lúc bấy giờ cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn khác...
Đất nước Trung Quốc với nguồn lao động khổng lồ, thị trường rộng lớn, con người thông minh, học hỏi nhanh, đã trải qua nhiều năm đàm phán trầy trật với trở ngại cuối cùng là nước Mỹ, cuối cùng họ cũng đã gia nhập được tổ chức thương mại thế giới(WTO) vào năm 2000, thành viên thứ 143.
Nước Mỹ, một đất nước siêu giàu, trình độ khoa học công nghệ vô cùng tiên tiến, dân số đông, thị trường lớn, người dân có khả năng chi trả rất cao. Mọi quốc gia đều muốn thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư với nước Mỹ. Trong khuôn khổ WTO, nước Mỹ buộc phải mở cửa rộng hơn thị trường nội địa của mình cho hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
Chỉ cần một khe cửa không rộng lắm này cũng khiến hàng loạt nhà máy, công xưởng đã rời bỏ nước Mỹ và chuyển đến Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ngược trở lại nước Mỹ. Việc này nhanh chóng làm cho Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, hàng hóa từ Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới, tạo ra sự phát triển huy hoàng chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa. Tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới đều chịu thâm hụt thương mại khi quan hệ kinh tế hai chiều với Trung Quốc. Một ví dụ điển hình, chiếc điện thoại IPhone mang thương hiệu Mỹ, giá trị Mỹ nhưng nước Mỹ không hề sản xuất một chi tiết thiết bị nào trên chiếc điện thoại đó cả. Đã có những bài báo thông kê, sự lên cơn sốt với chiếc điện thoại IPhone5 góp phần làm tăng 2% GDP cho Trung Quốc. Apple đã phải hứng chịu không ít chỉ trích ở trong nước vì chuỗi sản xuất của họ đã tạo ra ít việc làm ở trong nước nhưng lại tạo ra nhiều việc làm hơn cho các nước khác. Nhận thức được những tác động của sự dịch chuyển này dưới thời ông Obama các công ty Mỹ bắt đầu cổ súy cho khẩu hiệu "Made in America" như một chiến dịch marketing cho hàng hóa của mình. Dưới thời tổng thống Trump động thái này còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa "Jobs back to America".
Một số người Mỹ cho rằng, ở một khía cạnh nào đó thì nước Mỹ cũng hưởng lợi, ví như nhà máy chuyển đi thì ô nhiễm môi trường cũng chuyển đi, hay Trung Quốc kiếm được tiền thì cũng mua trái phiếu chính phủ Mỹ, tái đầu tư vào nền kinh tế Mỹ... nhưng rõ ràng tới thời điểm này có thể nói lợi ích mà Trung Quốc nhận được lớn hơn rất nhiều so với Mỹ.
Trái lại, ở bên kia bờ Thái Bình Dương, khi các nhà máy rời đi, người lao động bị mất việc làm, nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp tăng cao. Ở nước Mỹ, hầu như mọi thứ đều có thể được mua trả góp đặc biệt là nhà ở. Để có một ngôi nhà, rất nhiều người đã kê khai con số thu nhập của mình lớn hơn con số mà họ thực lãnh và dễ dàng vượt qua sự kiểm tra lỏng lẻo của các ngân hàng lúc bấy giờ. Khi bị mất việc làm, đồng nghĩa với thu nhập bị giảm sút nghiêm trọng, họ không còn khả năng chi trả cho các khoản nợ mua nhà. Đây là một trong những nguyên nhân chính, trực tiếp gây nên cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng nghiêm trọng tại Mỹ và sau đó lan ra toàn thế giới, gây ra cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà dư âm của nó còn kéo dài cho tới tận ngày nay. Ngay khi nền kinh tế Mỹ lâm vào khó khăn, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa giảm xuống thì sự bùng nổ kinh tế ở các nước mới nổi cũng giảm tốc nhanh chóng. Vậy mà trên TV người ta cứ cho rằng các nước mới nổi như Trung Quốc là đầu tàu, dẫn dắt tăng trưởng của thế giới...
Trung Quốc từ một quốc gia bị sếp vào hàng chiếu dưới, đã vươn lên mạnh mẽ với thế và lực mới để trở thành một siêu cường trong thời gian ngắn chưa từng thấy. Trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đã có lúc người ta ví tầm quan trọng G2 với G7 để thấy được tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các vấn đề mang tính toàn cầu. Giờ đây họ đã tự tin hơn khi sếp mình ngang hàng với nước Mỹ và có đủ lực để thách thức các lợi ích của Mỹ trong khu vực Đông Á. Rõ ràng người hưởng lợi nhất trong vụ 11/9 đó chính là Trung Quốc.
Lịch sử thật hay và thiết thực như thế vậy mà ngày nay các bạn trẻ có vẻ không mặn mà với nó lắm. Dài dòng lan man quá...
Mỗi con người cũng giống như một quyển sách. Nếu chỉ mở trang đầu và lật tới trang cuối thì chẳng có gì thú vị là mấy, cũng tương tự như gặp nhau nói câu xin chào rồi tiếp câu tạm biệt, chắc chắn là nhạt nhẽo... Hãy tạo cơ hội để lật mở từng trang bên trong của nhau, chắc chắn sẽ có vô vàn điều thú vị, vô cùng tận cái hay ho... hãy đọc nhiều sách! Rồi ta sẽ thấy những câu chuyện trong một cuốn sách kia chắp nối được với câu chuyện trong sách của ta. Đó là lúc ta đã tìm được bạn đồng hành. Nếu muốn đi thật nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi thật xa, hãy đi cùng một nhóm.
Tiền bạc có thể tự sinh ra thì cũng có thể tự mất đi, người thân thì cũng đến lúc sẽ phải xa ta. Chỉ có kiến thức thì vẫn ở với ta mãi mãi, và có thể truyền lại cho thế hệ kế tiếp. Chúng ta rồi cũng sẽ già, sẽ nấp sau nải chuối, sẽ ngắm gà khỏa thân...
Khi bạn đi xin việc, bạn muốn ứng tuyển vào một vị trí có mức lương 5 triệu một tháng thì yêu cầu kỹ nẵng của công việc đó cũng ở mức loanh quanh 5 triệu đó. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí có mức lương 20 triệu, 30 triệu thì tất nhiên rồi, bạn phải vượt qua một bài kiểm tra có kiến thức yêu cầu tương đương mức 20 triệu, 30 triệu đó.
Nếu bạn muốn có thu nhập hàng trăm triệu một tháng như chủ một doanh nghiệp thì không có cách nào khác là bạn phải tự nâng cấp bản thân, chau rồi kiến thức lên tầm tương ứng. Không thể nào bạn chỉ học một chút ít nhưng lại muốn có thu nhập thật cao, tư duy của một người làm công nhưng lại muốn có thu nhập của một người làm chủ, điều đó là không không thể.
Chốt lại với các bác câu cuối, trong giới nhà giàu có một câu bất di bất dịch "The more knowledge you gain the more money you make" - "Kiến thức tới đâu thì tiền bạc tới đó".
Chút kinh nghiệm xương máu xin chia sẻ với các bác, hy vọng giúp ích được ít nhiều đặc biệt là các bác mới chập chững vào ngành BĐS, thông tin góp ý xin gửi về đây [email protected], để thành chuyên gia thì phải đào sâu hơn nữa, có khi cũng phải thất bại vài lần - Rát mặt thu phong trận trận hàn...
Dù sao đây cũng chỉ là góc nhìn của một người nhập cư (quê em ở một tỉnh phía bắc), đầu tư BĐS tay ngang, chuyện đúng sai thì có thể đúng với em nhưng không đúng với các bác, đúng với người này nhưng không đúng với người kia là chuyện hết sức bình thường. Trên tinh thần không ai trong chúng ta hiểu biết hơn tất cả chúng ta, viết ra đây để anh em sinh hoạt trên diễn đàn cùng chém gió. Trên này đã có rất nhiều cao nhân phân tích rồi, em chỉ xin góp thêm ít gió cho chiến trường thêm oanh liệt, không phải múa rìu qua mắt thợ. Ăn nhậu thì phải cười nói rôm rả nó mới xôm. Nếu thấy chỗ nào ngây ngô, thiếu sót thì các bác cứ còm như đánh đàn Piano cho nó máu, chắc tại đúng lúc em đang tập trung chí lực, tung đồng xèng, luận phương pháp oánh lại Vietlot, đầu gật như bổ củi nên cảm xúc nó tụt từ đỉnh đầu xuống quá đầu gối. Các cao nhân xin chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình để người ít kinh nghiệm hơn học hỏi.
Ở quê em, mỗi lần hội hè hay đám cưới...thường có những khúc dạo đầu như thế này: Những kẻ chán đời nhưng đời lại không chán ta cho nên ta lại không chán đời, chúng lại thường tụ tập, đàn đúm, đối đáp, hát những bản tình ca lá xa cành, cành xa lá, anh xa em, nhà thì nhà tranh, trời thì trời hanh làm sao cho khỏi cháy, chúng lại còn hát bài Nổi Lửa Lên Em...Và sau đây bài hát Nổi Lửa Lên Em xin được phép bắt đầu...
Như em đã nhận định, đây là giai đoạn vàng hiếm có để đầu tư BĐS, các bác có thể xem thêm ở đây:
https://www.otosaigon.com/threads/b...-cuoi-2017-2018.8772067/page-24#post-13414567
https://www.otosaigon.com/threads/c...g-do-chung-khoan.8758369/page-5#post-12844848
Trước tiên nếu bác nào chưa từng học một khóa học nào về bất động sản thì theo ngu ý của em các bác nên trang bị cho mình chút kiến thức nền tảng trước đã. Trước khi đem một số tiền lớn đi đầu tư nếu mình chưa có kiến thức gì thì khả năng thua lỗ rất lớn, số tiền mất đi lớn hơn rất nhiều so với khoản học phí kia. Đi học không đảm bảo cho các bác luôn luôn đầu tư thành công nhưng ít nhất nó cũng góp phần giảm thiểu rủi ro cho các bác.
Để đầu tư thành công trong ngành bất động sản, nó đòi hỏi một lượng kiến thức tương đối là bách hóa tổng hợp (bởi vậy em ngưỡng mộ các đại gia trên này lắm). Từ kinh tế gia đình cho tới kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, từ trong nước ra tới thế giới. Nghe thì đao to búa lớn như vậy nhưng trong thực tế thì nó ... đúng là như vậy. Tiền bạc không dễ kiếm, kiếm nhiều tiền lại càng gian nan hơn. "Anh nào nói làm giàu không khó thì tôi bẻ gãy cổ" - câu nói của một cao nhân không phải của em nhá.
Đầu tiên phải xem xét tình hình kinh tế thế giới phát triển như thế nào... giá dầu, giá vàng có ảnh hưởng gì tới quá trình đó, đặc biệt ở các nước có quan hệ thương mại xuất nhập khẩu lớn đối với Việt Nam. Cũng cần tìm hiểu sơ qua mô hình phát triển kinh tế của các nước đó như thế nào, 2 ví dụ tiêu biểu là Trung Quốc và Mỹ - 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc có nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa sang nước khác còn ngược lại nước Mỹ có nền kinh tế chủ yếu dựa trên nhu cầu nội địa, nước Mỹ đóng vai trò như là người tiêu dùng cuối cùng của thế giới. Để làm được điều đó người Mỹ luôn luôn nghĩ ra những cái mới, công nghệ mới, ý tưởng mới, khả năng sáng tạo vô địch thế giới... để kích cầu nội địa. Đây cũng là điều vĩ đại và làm nên sự khác biệt của nước Mỹ so với phần còn lại của thế giới(Đấy là nói về mặt công nghệ, còn gây chiến với nước khác cũng là một cách kích cầu thông qua ngành công nghiệp quốc phòng nha các bác, cái này phức tạp quá không bàn tới).
Trong vòng vài chục năm trở lại đây, hầu hết các công nghệ có tầm ảnh hưởng toàn cầu đều xuất phát từ nước Mỹ. Mọi quốc gia đều muốn thiết lập quan hệ thương mại và đầu tư với nước Mỹ, ở Việt Nam, một chai nước suối được bán với giá 5000đ tương đương khoảng 25 cents nhưng nếu xuất được sang Mỹ nó có thể được bán với giá khoảng 5 usd. Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng với hiệu ứng cánh bướm và sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam thì những biến chuyển bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động làm thay đổi cục diện bên trong, mọi biến động của kinh tế thế giới dù nhanh hay chậm, dù ít hay nhiều đều sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam.
Chốt lại ở đây là kinh tế Mỹ, EU phát triển như thế nào, một khi khủng hoảng xảy ra, nhu cầu nội địa sẽ giảm xuống, kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng giảm xuống. Sự phát triển ở các nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu như Trung Quốc hay Việt Nam ngay lập tức sẽ giảm nhiệt theo(hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và tăng cầu nội địa). Giá như ngài John McCain hay ngài John Kerry lên làm tổng thống thì tốt cho Việt Nam biết mấy, TPP từng là hy vọng tràn trề giờ chỉ còn là hy vọng mong manh, và có vẻ như đang tan vào mây khói. Ngẫm đến đây thấy vận nước còn lận đận quá...
Xem xét kinh tế vĩ mô ở trong nước:
- Xem xét chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP. Đây là các chỉ số đặc biệt quan trọng, dùng để đo lường nền sản xuất của một quốc gia, đây mới là trái tim của một nền kinh tế. Quay trở lại những năm 2008, 2009 trong khi cả thế giới đang chìm đắm trong cuộc khủng hoảng thì tại Trung Quốc, quốc gia được ví như công xưởng của thế giới, ngay khi nhận thấy nhu cầu phía bên ngoài giảm sút thì họ lập tức tung ra những gói kích cầu phía bên trong để cân bằng nền kinh tế. Phải công nhận rằng, chất lượng điều hành nền kinh tế của Trung Quốc là cực kỳ tốt, trải qua giai đoạn phát triển như vũ bão hàng thập kỷ mà họ vẫn giữ được lạm phát ở mức thấp, ở Trung Quốc lạm phát 5% đã là rất cao rồi, nhìn bên ngoài thấy vậy chắc phải cử người sang học thì mới biết họ làm thế nào. Nhờ duy trì được lạm phát thấp, họ đã đổ một lượng vốn khổng lồ để hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Kết quả mạng lưới đường bộ và đường sắt cao tốc của Trung Quốc là vô địch thế giới. Những năm đó các đầu tàu kinh tế của thế giới không có tăng trưởng, thậm chí còn tăng trưởng âm thì Trung Quốc vẫn tăng trưởng ở mức không tưởng 9.5%. Tuy nhiên các gói kích cầu không phải lúc nào cũng tốt, họ không thể cứ kích cầu mãi, một trong những hiệu ứng phụ là các thành phố ma mọc lên khắp nơi, bong bóng BĐS, chứng khoán phình to, lạm phát tăng cao...khi các gói kích cầu hết tác dụng mà nhu cầu phía bên ngoài vẫn chưa hồi phục thì thị trường chứng khoán là nơi hứng chịu những cú sốc đầu tiên. Đây bị đánh giá là phát triển thiếu bền vững.
Nhìn bạn mà lại ngẫm đến ta, khi khủng hoảng ập tới, lạm phát, lãi suất ngân hàng lại đang rất cao, cuốn theo guồng máy sản xuất, nhiều doanh nghiệp vẫn phải bấm bụng vay tiền ngân hàng còn hơn là dừng lại. Khi các gói kích thích của chính phủ được tung ra với hy vọng khôi phục lại nền sản xuất, thì các doanh nghiệp lại dùng số tiền này để đảo nợ ngân hàng làm cho các gói kích thích không phát huy nhiều tác dụng. Hiện nay, Việt Nam bị đánh giá là đang phát triển dưới mức tiềm năng, nếu vẫn duy trì được lạm phát thấp, dự là sẽ có nhiều dự án cơ sở hạ tầng được chính phủ thực thi và tất nhiên thị trường BĐS sẽ hưởng lợi từ đó. Đây cũng là một cách kích cầu, làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế.
Một ví dụ tiêu biểu khác là nước Đức, do vẫn giữ được nền sản xuất trong giai đoạn này nhờ ngành công nghiệp cơ khí chất lượng cao mà ngay cả Mỹ cũng phải ganh tị. Trước khi Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới thì nước Đức là nhà vô địch thế giới về xuất khẩu. Trong khi cả Châu Âu chìm sâu trong khủng hoảng thì chỉ có mình nước Đức hiên ngang vượt bão dẫn dắt cả Châu Âu. Một trong những điểm đen ở Châu Âu trong giai đoạn này là Hy Lạp, đổ tiền vào nền sản xuất thì ít mà đổ tiền vào ngành công nghiệp dịch vụ thì nhiều. Hiểu cơ bản như thế này, công nghiệp dịch vụ chỉ phát triển được dựa trên một nền sản xuất phát triển (không tính một số nước đặc thù như Thụy Sỹ, Singapore). Ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, đây cũng là một ngành siêu siêu công nghiệp có tác động lan tỏa đến một loạt các ngành công nghiệp khác và cả ngành dịch vụ như: tín dụng, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, marketing, sales, showroom...đây cũng là lý do dưới thời tổng thống Obama, chính phủ Mỹ đã để mặc các định chế tài chính khổng lồ có tuổi đời hàng trăm năm phá sản nhưng đã vung tiền ra để cứu ngành công nghiệp ô tô cụ thể ở đây là công ty General Motors(GM). Nhờ những quyết sách như vậy mà kinh tế Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ, trong khi phần còn lại của thế giới vẫn còn ngụp lặn với dư âm của cuộc khủng hoảng.
Đọc thêm về nước Nhật những năm đầu thập niên 90, sau một thời kỳ dài nhận những ưu đãi đặc cách vô tiền khoáng hậu từ Hoa Kỳ đã giúp đất nước mặt trời mọc phát triển thần kỳ, trở thành siêu cường thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, vượt cả các nước Tây Âu. Khi thấy nước Nhật đã vững vàng trên đôi chân của mình và thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật đã trở nên rất lớn, chính phủ Mỹ đã tìm cách hạn chế hàng hóa từ Nhật Bản bằng cách thay đổi tỷ giá USD và Yên Nhật. Kết quả: ngay lập tức nền kinh tế Nhật Bản rơi vào trì trệ cho đến tận ngày nay. Ngày nay, trong môi trường toàn cầu hóa, cạnh tranh bình đẳng hơn, khốc liệt hơn, các siêu anh hùng vang bóng một thời của Nhật Bản như Sony, Panasonic, Toshiba, Sharp...phải trầy trật để cạnh tranh với các công ty khác, một số đã phải bán mình đầy đau thương. Ngay cả siêu cường cũng lao đao khi rời xa vòng tay bao bọc huống chi là các em nhỏ, nhưng điều đó là cần thiết, cuộc sống thì phải vậy. Điều thú vị là quân bài này của Mỹ lại không áp dụng được đối với Trung Quốc. Đây cũng là lý do người Mỹ luôn cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ.
- Xem xét tình hình kinh tế phát triển ra sao...GDP tăng trưởng mấy phần trăm (con số này còn nhiều tranh cãi nhưng cũng đáng để tham khảo, thông thường ở các quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp, người ta cố gắng tính GDP ở mức thấp để tiếp cận các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp của các tổ chức tín dụng quốc tế như IMF, WB, ADB, các quốc gia tài trợ phát triển...Điển hình là Trung Quốc, khi quy mô nền kinh tế đủ lớn, dự trữ ngoại hối khổng lồ, không cần viện trợ từ nước ngoài thì họ lập tức sửa lại công thức tính GDP, kết quả: từ mức bằng một nửa Nhật Bản, đã nhanh chóng vượt qua luôn Nhật Bản, giờ là gấp đôi để khoa trương sức mạnh kinh tế của mình. GDP là một con số ma thuật).
- Thu ngân sách tăng giảm thế nào...
- Thu ngân sách của thành phố tăng hay giảm, lưu ý ở Việt Nam kinh tế chủ yếu phát triển ở hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng thành phố Hà Nội và vùng TP HCM, thu ngân sách tăng có nghĩa là doanh nghiệp tại 2 thành phố này còn làm ăn hiệu quả, thu nhập của người dân tăng, đồng tiền lại xoay vòng và một phần lớn sẽ chảy vào BĐS.
- Thị trường chứng khoán su thế tăng giảm thế nào (đây là nơi phản ánh tương đối sát sao với sức khỏe của nền kinh tế).
- Vốn FDI thu hút và giải ngân tăng giảm vô ngành nào.
- Lãi suất ngân hàng, lạm phát cao hay thấp. Những yếu tố nào tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chúng.
- Cán cân thương mại xuất nhập khẩu thặng dư hay thâm hụt.
- Dự trữ ngoại hối, các dòng kiều hối, các chính sách điều hành tỷ giá, thông thường ở các quốc gia dựa vào xuất khẩu họ phải giữ đồng tiền nội tệ yếu, để làm được điều này phải có dự trữ ngoại hối đủ lớn.
- Các chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng khi nào được thực thi. Nhà nước có những chính sách gì đối với thị trường bất động sản.
- Tỷ lệ thất nghiệp, quá trình dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị diễn ra như thế nào, điều gì tác động đến sự dịch chuyển đó...v..v..
- Tham khảo các thành phố trong khu vực có sự phát triển tương đồng với Việt Nam nhưng trình độ nhỉnh hơn ta một chút như Bangkok, Manila, Jakarta. Những vấn đề họ đang gặp phải thì Việt Nam cũng khó tránh.
Kinh tế vi mô
- Xem xét các khu vực nào đã, đang và sẽ có các dự án cơ sở hạ tầng được thi công - hạ tầng vươn tới đâu thì đô thị, nhà máy, công xưởng... sẽ mọc lên tới đó (Nếu ai đã từng ra Hà Nội cách đây khoảng 10 tới 15 năm thì sẽ thấy khu vực đường Phạm Hùng bây giờ là những cánh đồng bao la, bát ngát. Sau khi được đổ tiền vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống cửa ngõ kết nối thì một rừng cao ốc mọc lên san sát như nấm sau mưa. Bây giờ phóng xe trên đường cao tốc nội đô này thì cảm giác hiện đại không kém gì các nước phát triển, một cảm giác rất là Đông A - Trông bến cảng lại nhớ ngày xưa, thương con đò cắm con sào đứng đợi... Dự là khu vực quận 2, quận 9 của TPHCM cũng sẽ tương tự như vậy).
- Nếu có bạn bè người thân làm việc trong các ngân hàng thì dò hỏi xem, ngân hàng vẫn tiếp tục giải ngân cho các dự án bất động sản nào, loại nào bị hạn chế, không được giải ngân.
- Quy hoạch hiện tại và tương lai.
- Các công ty BĐS lớn đầu tư những dự án gì, thông thường họ là những công ty có riêng đội ngũ nghiên cứu và dự đoán thị trường chuyên nghiệp.
- Su thế mua nhà của người dân, loại hình BĐS ưa thích, các yếu tố về Phong Thủy (mặc dù mình đếch tin vào Phong Thủy nhưng điều đó không có nghĩa là người khác cũng không tin), các phương pháp thanh toán, hồ sơ nhà đất, pháp lý...
- Thu nhập bình quân đầu người (cái này cũng vui này, ở các nước phát triển, trình độ phát triển giữa các vùng miền tương đối đồng đều, cho nên thu nhập của người dân cũng không chênh lệch là mấy. Còn ở Việt Nam, sự phát triển chỉ tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng Hà Nội và vùng TPHCM. Vậy mà người ta cứ lấy giá nhà ở hai thành phố này so với thu nhập bình quân cào bằng loanh quanh mức 2k USD/năm. Năm 2016, thu nhập của người dân TPHCM là khoảng 5500 USD/người/năm, với một gia đình trẻ 2 vợ chồng (ở Việt Nam, 30 tuổi mà chưa lập gia đình thì nóng như tên lửa dí vào mông nhá) thì khoảng 11k USD/năm. Điều này cũng lý giải một phần vì sao sau mỗi đợt khủng hoảng thị trường BĐS lại hồi phục nhanh chóng và khủng khiếp như thế, khả năng chi trả, sức mua, mức độ chịu chơi của người dân thành phố là không hề nhỏ. Theo các nhân viên tín dụng ngân hàng, trung bình 5 năm là người ta trả bay khoản nợ mua nhà trả góp).
- Khi đã nhắm mua khu vực nào, nếu là các quận ngoại thành cần tìm hiểu xem dân cư khu đó đã đông chưa, tìm đến cái chợ cóc gần nhất xem nó có nhộn nhịp hay chỉ có lèo tèo vài hàng quán, giá rao bán với giá giao dịch thực tế khác nhau như thế nào...thông thường người dân sẵn sàng di chuyển trong khoảng 15 - 20 phút để tới khu trung tâm thương mại, công nghiệp để giải trí và làm việc.
- Tỷ lệ giá đất với giá thành xây dựng tính trên mỗi m2 cao hay thấp...v..v..
- Tìm kiếm những khu vực nào liền kề mà có độ chênh rất lớn về mặt phát triển, một bên thì rất sầm uất, nhà cửa rất nhiều, bên kia thì còn hoang vu, hoang vắng. Thông thường hay bị ngăn cách nhau bởi một con sông hay đường quốc lộ. Hãy gom đất ở phía hoang vắng, khu vực này rất thích hợp cho đầu tư dài hạn, trường vốn. Do nhu cầu phát triển, áp lực mở rộng đô thị chỉ cần một cây cầu bắc qua thì giá đất sẽ tăng gấp hàng chục lần, giàu không lối thoát, đừng đợi tới lúc sắp xây cầu vì lúc này miếng bánh đã nóng như hòn than, cạp vô phù mỏ như chơi.
Kỹ năng bản thân:
- Các phương pháp định giá BĐS.
- Kỹ năng marketing, đàm phán, giao tiếp dạng như "Môi mới ra Chợ Lớn mà răng đã chào tới Sài Gòn", cái này phải biết tiết chế cảm xúc như Sơn Tùng á, diễn sâu hay phiêu quá thì bị người ta đánh giá "ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo mà làm như mèo mửa".
- Kỹ năng bán hàng, mỗi chúng ta đều là một người bán hàng, ngay cả khi đi làm công ăn lương chúng ta cũng bán chất xám và sức lao động của mình. Đa số mọi người không nhận ra điều này nên không biết cách làm thế nào để bán được với giá tốt nhất.
- Kỹ năng thống kê, thu thập những thông tin hàng quý, hàng năm như GDP, FDI, giải ngân FDI, chỉ số giá tiêu dùng/chỉ số lạm phát, phần trăm tăng thu ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, vốn vay từ ngân hàng cho BĐS, các chính sách của nhà nước đối với BĐS... tương ứng với giá BĐS. Xem xét xem yếu tố nào tác động lớn nhất đến giá tăng/giảm của từng phân khúc BĐS.
Trên đây chỉ là một vài trong rất nhiều yếu tố khác nữa có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thị trường bất động sản. Nó đòi hỏi một quá trình phải tự học hỏi rất nhiều, hãy đọc nhiều sách, lên các trang mạng chuyên về phân tích tài chính, tiền tệ, kinh tế như Thời Báo Sài Gòn, Đầu Tư, Cafef, FBNC, vietstock, các chuyên trang về BĐS, các chương trình TV như chuyên mục bản tin tài chính, thế giới 7 ngày qua theo dõi những bài phân tích của những người có chuyên môn cao. Trâu ơi tao khổ hơn mày, mày cày 1 vụ tao cày quanh năm...
Tại thời điểm này, có thể xem xét những phương án đầu tư sau:
1, Phương pháp truyền thống. Tùy số tiền mà có thể tìm mua nhà ở các quận trung tâm, đây là các khu vực mà cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, mặt bằng giá đã được xác định. Giá chỉ có tăng mà không có giảm nhưng mức độ tăng thì không nhiều. Đổi lại không phải lo lắng gì nhiều, ăn no ngủ kỹ. Nếu chịu khó hơn, có thể cải tạo lại, ngăn thành các phòng cho thuê dạng như căn hộ dịch vụ. Hay mua nhà nát, xây sửa lại bán...
2, Phương pháp đầu tư lãi vốn:
Phương pháp này rất được ưa chuộng khi thị trường bất động sản đang ấm lên. Ôi đến hôm nay đường xuôi về biển, mới xinh tươi màu đất đỏ tươi... Cứ chỗ nào nóng sốt, nhu cầu ở thực, thanh khoản cao thì nhảy vô, đây là bài học rút ra từ cuốn sách "Người Giàu Nhất Thành Babylon" - "Tiền phải kiếm ở nơi có nhiều tiền", đi đào vàng phải tìm đến nơi có trữ lượng lớn, ra sau vườn nhà mình thì có mà đào thiên thu - Con bồ câu trắng ngây thơ, nó đi tìm thóc bên bồ công văn.
BĐS chưa lên đỉnh có nghĩa là nó vẫn còn tăng. Vấn đề là làm sao để biết nó đã lên đỉnh hay chưa. Đó là khi thời kỳ đóng băng chuẩn bị ập đến, khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra. Nhưng làm sao để biết khi nào thì có khủng hoảng? Cái này thì chả ai nói trước được nhưng có những dấu hiệu để ta có thể nhận ra dựa trên xem xét các yếu tố tổng hợp như phía trên, các quốc gia siêu cường có cả một hệ thống siêu máy tính được trang bị các phần mềm trí tuệ nhân tạo tiên tiến để dự đoán mà kết quả thì cũng sai bét, cái này có vẻ quá sức với khả năng hiểu biết của một con người. Tóm lại phương pháp này đòi hỏi một nhà đầu tư tương đối lão luyện.
3, Phương pháp đầu tư dòng tiền, có thể kết hợp với phương pháp đầu tư lãi vốn:
Phương pháp này rất được ưa chuộng ngay cả khi thị trường BĐS đi xuống, đây cũng là lý do dù thị trường đóng băng hay khủng hoảng xảy ra nhưng các đại gia BĐS vẫn hái ra tiền, các chiến binh chân đất cứ rớt rụng dần còn các công ty cá mập tỷ đô dần dần lộ diện.
Tìm kiếm những BĐS càng gần khu trung tâm càng tốt, vì khu vực này có tính thanh khoản rất cao, có khả năng chống trọi với khủng hoảng rất tốt. Ví dụ căn bản như các bác hãy tìm mua 2 căn chung cư 1 hoặc 2 phòng ngủ vì loại này có nhu cầu lớn nhất, sau đó cho thuê 2 tài sản này rồi tiếp tục lấy sổ hồng của 2 căn chung cư này cắm vô ngân hàng để mua thêm 1 cái tài sản thứ 3 và cũng cho thuê luôn cái tài sản thứ 3 này, làm sao để số tiền thu được từ cho thuê vừa bằng số tiền mà bác phải trả gốc và lãi cho ngân hàng. Và cứ tiếp tục mua thêm tài sản thứ 4, 5... Đây cũng là một trong những phương pháp tích lũy tài sản của serie cuốn sách "Dạy Con Làm Giàu". Quy mô của một công ty thường tương ứng với một khoản nợ gần tương đương như vậy trong ngân hàng, danh mục đầu tư của họ thường rất đa dạng. Đọc thêm các cuốn sách về "dùng tiền của người khác để gia tăng tài sản cho mình". Sắp tới đây là chính sách đánh thuế tài sản thứ 2 thì tìm hiểu thêm các phương pháp lách thuế hợp pháp được nhà nước cho phép. Em nói chuyện với mấy đứa bạn uống bia như nước tắm KingKong thì chúng nó hỏi lại "vấn đề là làm sao để có 2 cái nhà kia kìa?" - muốn có 2 trước tiên phải có 1, muốn có 1 trước tiên phải có 1 nửa, 30 tuổi mà chưa kiếm được nửa cái nhà, gái nó chê thì đừng nói tại số, duyên chưa tới nhá.
Đối với các bạn trẻ khi chưa đủ tiền mua nhà gần trung tâm thì hãy mua những căn nhà nhỏ thôi cũng được, xa trung tâm một chút cũng được. Bạn sẽ không phải gắn bó với nó lâu đâu, thông thường nhà ngoại thành có tốc độ tăng giá nhanh hơn khu trung tâm, sau một vài năm cộng thêm tích lũy sẽ dịch chuyển dần về khu trung tâm. Đừng đợi tới khi có đủ tiền, thu nhập của bạn tăng một thì giá nhà tăng 2, 3...
Nếu bác nào làm việc trong lĩnh vực IT thì chắc chắn biết về tư duy "Hướng Đối Tượng", còn bác nào chưa biết thì cũng nên tìm hiểu vì đây là lối tư duy phản ánh chính xác nhất sự tiến hóa trong suy nghĩ của loài người, và là nền tảng cho những cuộc đại cách mạng khoa học kỹ thuật của nhân loại. Nó tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta mà ta không để ý thôi. Thật tiếc là lối tư duy này lại không được phổ cập ngay cả trong chương trình đại cương của các trường đại học.
Những người thành công nhất là những người tạo ra được nhiều đối tượng cho mình nhất, một tài sản đem lại thu nhập, một công ty làm ăn hiệu quả cũng là những đối tượng cần được xây dựng. Đang tới đây là thời đại của vạn vật kết nối(IOT) một cái bấm nút có thể điều khiển cả thế giới chuyển động...Bất kỳ thứ gì được tạo ra đều có một chức năng nào đó, vũ trụ cũng vận hành như vậy.
Dự đoán cho đợt khủng hoảng sắp tới:
1, Như đã nói ở đây https://www.otosaigon.com/threads/b...-cuoi-2017-2018.8772067/page-24#post-13414567 khả năng một xung đột nhỏ ở khu vực Biển Đông của chúng ta có thể leo thang bùng phát thành một cuộc khủng hoảng trong khu vực.
2, Khủng hoảng ngay trong chính nội tại của nền kinh tế nước ta. Nếu các bác nhìn vào bức hình sau đây được chụp từ vệ tinh thì sẽ thấy ánh sáng công nghiệp chỉ le lói ở vùng Hà Nội và vùng TPHCM, còn đa số các vùng khác trên lãnh thổ đất nước ta vần còn chìm trong bóng tối, dường như ánh sáng của nền văn minh nhân loại vẫn chưa hề soi sáng tới.
Có thể lý giải cho điều này, sau chiến tranh nước ta là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Đến thời cấm vận được dỡ bỏ, mở cửa nền kinh tế ra thế giới thì một làn sóng đầu tư nước ngoài của các cty đa quốc gia ập tới, họ chỉ chọn những thành phố lớn vì ở đó có sẵn cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đường xá, cầu cảng, sân bay...để thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Cộng với việc sẵn sàng di chuyển tới các thành phố lớn của người dân để tìm kiếm việc làm đã biến TPHCM và Hà Nội thành các siêu đô thị. Áp lực dân số khổng lồ vượt qua mọi tài năng của các nhà quy hoạch gây ra hàng loạt vấn đề nhức nhối: bê tông hóa, ngập lụt, nước sạch, lương thực thực phẩm, an ninh trật tự, nhà ở, kẹt xe, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội.v.v. Hiện nay Hà Nội và Sài Gòn đang ra sức tìm các giải pháp giảm kẹt xe. Qua báo chí thấy toàn là giải pháp ngắn hạn, lại cần một số vốn lớn đổ vào, đường xá lại thông thoáng hơn, kinh tế lại phát triển mạnh hơn, tuấn kiệt bốn phương lại hội về, vô hình chung chính những giải pháp này lại làm mức độ kẹt xe nghiêm trọng hơn nữa, cuộc rượt đuổi không có điểm dừng. Một khi 2 đầu tàu kinh tế này giảm tốc thì kìm hãm cả nền kinh tế giảm tốc theo. Jakarta, Manila mỗi năm thiệt hại 5 tỷ USD chỉ vì vấn đề kẹt xe. Dự là trong vài năm tới mỗi năm TPHCM sẽ mất đi một cái sân bay Long Thành. Ước mơ vượt bẫy thu nhập trung bình chỉ là mơ ước.
Hiện nay, đã có những dấu hiệu cho thấy, TPHCM và Hà Nội đang trở thành nút thắt của nền kinh tế nước ta. Lấy ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, đây không đơn thuần là một ngành công nghiệp mà nó cũng là một ngành siêu siêu công nghiệp có tác động lan tỏa đến một loạt các ngành công nghiệp khác như cơ khí chế tạo máy, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp luyện thép, công nghiệp cao su, công nghiệp nhựa...và cả ngành công nghiệp dịch vụ như: tín dụng, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, marketing, sales, showroom...Tạo ra hàng triệu việc làm, cấu thành sức mạnh nội lực của nền kinh tế. Nếu chúng ta có tham vọng trở thành một quốc gia công nghiệp thì bắt buộc chúng ta phải làm chủ được ngành công nghiệp này (lạc quan tí, ngay cả các máy móc phục vụ cho ngành dệt may thì hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc, trong khi người Anh đã phát minh ra cách đây 300 năm). Tuy nhiên hiện này vấn đề kẹt xe ngày càng nghiêm trọng làm đau đầu các nhà quản lý, chúng ta lại tìm các biện pháp hành chính để hạn chế ôtô, vô hình chung chúng ta lại kìm hãm chính nền sản xuất của mình.
Đã đến lúc đất nước chúng ta không thể chỉ phát triển cục bộ ở hai đầu đất nước. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những vùng đất lành như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên...để chia lửa cho Hà Nội và TPHCM. Ở những nước phát triển trình độ phát triển giữa các vùng miền tương đối đồng đều, nên dân trí cũng đồng đều, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh và sáng tạo. Ví dụ như ngành Công Nghệ Thông Tin, đây là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng tương đối cao, ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể tìm thấy nhân lực cho ngành này ở Hà Nội hoặc TPHCM, vài năm gần đây chúng ta có thêm Đà Nẵng. Còn ở các nước phát triển, bất kỳ nơi nào cũng có các cty chuyên về CNTT. Thậm chí cả những nơi mà bên ta thường hay gọi là vùng sâu vùng xa thì họ cũng có cty có chi nhánh ở Việt Nam chuyên gia công phần mềm cho họ. Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, giai đoạn gia công là giai đoạn dễ dàng nhất, tốn nhiều nhân lực và thời gian, cho nên họ có su hướng chuyển sang các nước kém phát triển với nhân công rẻ hơn đễ tiết giảm chi phí.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục phát triển lệch như hiện nay, thì rất có thể sẽ đi theo vết xe đổ của đất nước Thái Lan. Bài học từ những đợt khủng hoảng liên tiếp trên chính trường Thái Lan cho chúng ta thấy, khu vực sung quanh Bangkok và vùng duyên hải thì cực kỳ giàu có và phát triển, Bangkok là một trong những trung tâm tài chính lớn của khu vực Đông Nam Á và Châu Á, cuộc đại khủng hoảng tài chính năm 1997 cũng xuất phát từ đây, cho ta thấy tầm ảnh hưởng và mức độ giàu có của nó như thế nào. Nhưng đi sâu vào trong lãnh thổ thì cuộc sống khó khăn hơn nhiều. Một khi quyền lợi trong xã hội không được phân chia đồng đều thì bất ổn tất yếu sẽ xảy ra, số ít người giàu muốn nhiều quyền hơn, số đông người nghèo thì muốn dành lại phần của mình. Giàu hay nghèo thì mỗi người cũng chỉ có một lá phiếu (bác nào quan tâm thì tìm hiểu thêm bầu cử Mỹ, thay vì phổ thông đầu phiếu thì người ta dùng phiếu đại cử tri).
Lan man tí, lại nói về đất nước Thái Lan mà ta thấy tiếc hùi hụi, tiếc cho bạn mà cũng tiếc cho ta. Một đất nước vô cùng xinh đẹp với những danh lam thắng cảnh đạt đẳng cấp quốc tế, là thỏi nam châm thu hút du khách trên toàn thế giới. Người dân cực kỳ thân thiện, vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, mở cửa với các nước phương tây từ rất sớm. Đất nước duy nhất ở khu vực Châu Á không bị chiếm đóng bởi các thế lực ngoại bang trong suốt thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại. Lại được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ để phát triển quan hệ đồng minh. Với tất cả các lợi thế đó về lý thuyết Thái Lan phải đạt được trình độ phát triển không được như Hàn Quốc, Đài Loan bây giờ thì ít nhất cũng phải được 7, 8 phần. Tiếc là họ đã không tận dụng được những lợi thế đó.
Hàng chục năm nay, người Thái vẫn nung nấu một kế hoạch xây dựng một con kênh đào trên vùng lãnh thổ hẹp nhất ở phía nam đất nước(kênh đào Kra) để giúp cho các chuyến tàu thương mại đi từ tây sang đông và ngược lại rút ngắn được hải trình, thời gian và chi phí. Hiện tại tuyến đường hàng hải này phải đi vòng xuống eo biển Malacca. Eo biển Malacca nổi tiếng với các cụm cảng lớn như Belawan của Indonesia, Melaka và Penang của Malaysia, đặc biệt là Singapore. Vị trí có một không hai trên trái đất này đã giúp Singapore trở thành một trong những trung tâm trung chuyển siêu khổng lồ của thế giới và biến Singapore từ một quốc gia nghèo rớt mồng tơi ở thập niên 60 của thế kỷ trước trở thành một nước siêu giàu như ngày nay, nền kinh tế cơ bản dựa trên sự phát triển các dịch vụ cảng biển.
Quay trở lại những năm nửa đầu của thập niên 2000 khi ông Thaksin Shinawatra còn đương chức - vị thủ tướng mang trong mình dòng máu Trung Hoa. Chưa có vị lãnh đạo cao cấp nào của Thái Lan lại quan tâm đến việc hợp tác phát triển kinh tế với Việt Nam như ông Thaksin. Đích thân ông đã vài lần dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao sang thăm Việt Nam và dự các diễn đàn phát triển quan hệ thương mại kinh tế giữa hai nước. Phải chăng trong các cuộc họp đó ông Thaksin đã mở lời hợp tác với Việt Nam để xây dựng con kênh đào này, nên nhớ lúc đó Việt Nam đang trên con đường trở thành một cường quốc đóng tàu và phát triển các dịch vụ cảng biển (tiếc rằng cuộc đại khủng hoảng đã cuốn phăng đi các cơ hội và làm bộc lộ nhiều khiếm khuyết). Phải chăng người Singapore đã đoán trước được tình hình và họ đã ra đòn trước bằng cách giật dây một công ty truyền thông của Singapore và sau đó dẫn tới những cáo buộc tham nhũng đối với ông Thaksin, hậu quả là một cuộc đảo chính lật đổ đã đá bay ông Thaksin khỏi chính trường Thái Lan sống kiếp lưu vong cho tới tận bây giờ. Còn ở phía nam đất nước Thái Lan lại nổi lên những cuộc sung đột đẫm máu do những người hồi giáo gây ra, một trong những điểm nóng bất ổn của khu vực. Họ đòi ly khai và thành lập một quốc gia hồi giáo riêng biệt. Điều đặc biệt là những người hồi giáo này lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người Malaysia. Hai mũi tên không thể trúng cùng một đích nếu không có sự ngắm bắn. Tất cả chỉ là bảo vệ lợi ích của riêng mình. Rất có thể điểm yếu này sẽ bị Trung Quốc khai thác nhằm chia rẽ ASEAN khi cần thiết.
Con kênh đào này mà thành hiện thực thì Việt Nam cũng lên hương nhá.
Vào mùa đông năm Mậu Ngọ tức năm Nhất Thống thứ 4, năm đầu niên hiệu Ngân Trọng Phúc Đại Quang thứ -40 + 2 ở vùng tây biên bọn giặc cướp ngoại bang Pol Pot nổi lên cướp phá làm kinh hãi thần dân. Thiên triều Vinh Quang Tân Đại Việt lập tức cử thống tướng họ Lê, thống lãnh binh quyền cất quân sang dẹp loạn. Đại quân ta dạn dày chinh chiến thắng như chẻ tre. Lúc bấy giờ chúa đảo xứ Tam Dương Hội Tụ Ngũ Châu Giao Thoa có cái tên Cộc Lốc Gô Chốc Tông (tên phiên âm thuần Việt là Lý Quang Diệu -> trảm phong thôi nha 2 lão này khác nhau) khi hay tin thì như ngồi trên đống lửa, đi lại không yên như sắp bị: cắt mất sổ gạo, tịch mất cần câu, tuyệt đường lương thực, tức thì chộp lấy cái thông minh khẩu thoại họa hình đồ (ngày nay thường gọi là cái điện thoại thông minh) tức tốc hỏa điện sang thiên triều ta kịch liệt phản đối.
Lời bàn: ko phải tự nhiên mà họ phản đối nha các bác. Kênh đào Kra chính là tử huyệt của họ. Nếu bị đánh trúng thì đúng như lời sấm truyền "cạp đất mà ăn".
3, khủng hoảng bắt nguồn từ Trung Quốc:
Một cái nhìn khác về nguyên nhân xảy ra 2 cuộc đại chiến thế giới để dự đoán về một cuộc khủng khoảng có thể xảy ra bắt nguồn từ Trung Quốc.
Chúng ta biết rằng cuộc đại cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra ở nước Anh vào thế kỷ thứ 18, bắt nguồn từ ngành công nghiệp cơ khí để phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may. Khi sản lượng của ngành công nghiệp đã vượt quá nhu cầu nội địa thì họ bắt buộc phải tìm kiếm thị trường bên ngoài để xuất khẩu hàng hóa. Với nền khoa học công nghệ hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ, họ đã xây dựng được lực lượng hải quân có sức mạnh tuyệt đối bao phủ trên các bề mặt đại dương và gây dựng được hệ thống thuộc địa vòng quanh thế giới. Họ đã rất tự hào nói rằng mặt trời không bao giờ lặn trên đất của người Anh, và cũng là thị trường để họ xuất khẩu hàng hóa tới, biến nước Anh trở thành công xưởng của thế giới ở thế kỷ thứ 18.
Nước Đức, với những nhà khoa học thiên tài, đầu tiên cũng bắt đầu sao chép các sản phẩm công nghiệp của người Anh nhưng với giá rẻ hơn rất nhiều và họ không ngừng nỗ lực cải tiến công nghệ và chất lượng sản phẩm, có giai đoạn người Anh cấm các hàng hóa nhập khẩu từ nước Đức nhái các thương hiệu của Anh. Tới thời điểm chất lượng sản phẩm của người Đức đã vượt người Anh, và cũng giống như người Anh khi thị trường trong nước đã bão hòa, không còn dư địa để phát triển, họ bắt đầu dòm ngó sang thị trường xuất khẩu của người Anh và họ muốn phân chia lại thuộc địa. Hay cũng có thể hiểu người Đức muốn chiếm lấy thị trường xuất khẩu hàng hóa của người Anh. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến 2 cuộc đại chiến thế giới. Từ đó mà hình thành câu thành ngữ "Thương trường là chiến trường".
Cũng cần phải nói thêm rằng, cho tới tận ngày nay, các nước từng là thuộc địa của Anh vẫn giữ lòng kính trọng đối với người Anh và họ đều là những quốc gia rất giàu có hoặc đã từng giàu có, Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar (trước thời kỳ chính phủ quân sự đảo chính thì Myanmar là nước giàu nhất nhì Châu Á)...Người Anh chỉ kiểm soát các đầu mối hải cảng để thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, họ để cho phần lục địa tương đối tự trị. Cách làm của người Anh sau này được người Mỹ kế thừa nhưng không còn quan hệ chính quốc với thuộc địa mà phát triển thành quan hệ đồng minh, bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Nước Pháp cũng là quốc gia có nhiều thuộc địa thời đó nhưng với chính sách khai thác tài nguyên ở các nước thuộc địa mà họ đã biến người dân bản địa thành những người nô lệ. Cho đến tận bây giờ những người dân ở các nước này vẫn giữ một ký ức đau thương về một thời nô lệ.
Ngày nay những gì mà Trung Quốc đang làm rất giống với nước Đức năm xưa.
Alibaba's Jack Ma says fakes are better than originals - Financial Times
"When trade stops, wars can follow." - Jack Ma
Giấc mơ Trung Hoa bây giờ tham vọng hơn bao giờ hết, họ muốn mở những con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển, một vành đai một hành lang, dần dần kiểm soát các tuyến tàu bè quan trọng của thế giới, gây dựng tầm ảnh hưởng của mình sang các quốc gia khác, mở ra nhiều thị trường cho hàng hóa của họ. Trong khi đó nước Mỹ có vẻ đang mất dần ánh hào quang, vai trò đối với các vấn đề quốc tế trở nên mờ nhạt hơn. Đã có thời điểm người ta ví G2 còn quan trọng hơn cả G7. Từ một quốc gia chiếu dưới giờ đây Trung Quốc coi mình ngang hàng với nước Mỹ, điều này dường như được người Mỹ xác nhận, trong lịch sử ngoại giao của nước Mỹ, chưa có một vị nguyên thủ nước ngoài nào được đón nhận nghi thức tiếp đón hoành tráng như ông Hồ Cẩm Đào khi sang thăm Mỹ. Trung Quốc đang thách thức các lợi ích của Mỹ khắp toàn cầu.
Hiện tại nước Mỹ vẫn là siêu cường số một thế giới với sức mạnh tổng hợp trên biển, trên không và trên đất liền. Mỗi lần thiên tai địch họa, động đất, sóng thần, bão lụt... thì dường như ngay lập tức họ có mặt để trợ giúp các quốc gia bị nạn trên phạm vi toàn cầu. Đây là điều đáng ngưỡng mộ đối với cơ cấu tổ chức, khả năng linh hoạt, cơ động của quân đội Mỹ mà chưa có nước nào khác làm được. Với chính sách chống hàng hóa nhập khẩu nhắm vào Trung Quốc và các động thái cứng rắn của tổng thống Trump sẽ có nhiều diễn biến khó lường.
Trung Quốc một mặt không ngừng ngọt giọng xoa dịu nước Mỹ, một mặt ra sức nghiêm trọng hóa mức độ tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ. Trên thực tế không phải nước nào cũng có khả năng dẫn dắt cuộc chơi như nước Mỹ.
Đọc thêm: Một cái nhìn khác về nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (được đánh giá hàng trăm năm mới có một lần). Hy vọng các bác không chê em là ăn cơm ngô khoai mà bàn chuyện quốc tế.
Buổi tối thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2001 như bao buổi tối bình yên khác trên đất Việt thì ở bên kia bờ Thái Bình Dương, nước Mỹ đã phải hứng chịu cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc tấn công ngay lập tức gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của nước Mỹ và nền kinh tế thế giới.
Ngay sau cuộc tấn công, chính quyền Mỹ đã có ngay một danh sách các nghi can, tất cả đều dẫn đến Al-Qaeda và Osama Bin Laden. Để tránh nước Mỹ khỏi những vụ tấn công tương tự và ngăn chặn sự xuất hiện của những mạng lưới khủng bố khác, nước Mỹ và các đồng minh được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới đã mở cuộc tấn công vào Afghanistan nơi được cho là chứa chấp và tài trợ cho khủng bố.
Cũng cần phải nói thêm rằng, ở khu vực Trung Đông, thế giới Arab dường như bị chia rẽ làm hai. Một bên hợp tác với phương tây để khai thác và tiêu thụ nguồn tài nguyên vàng đen dầu lửa, điển hình là các quốc gia Arab Saudi, Các Tiểu Vương Quốc Arab Thống Nhất(UAE), Qata, Kuwait... Còn một bên là các quốc gia không muốn phụ thuộc vào phương tây mà tự mình kiểm soát, khai thác nguồn tài nguyên này, điển hình là Iran, Iraq(thời Sadam Husein)... Ngày nay các quốc gia hợp tác với phương tây thì đạt được mức độ giàu có tới mức xa xỉ còn các quốc gia không chịu hợp tác thì gặp muôn vàn khó khăn. Sau chiến tranh Iraq và Libya, người Mỹ và phương tây càng củng cố và mở rộng quyển kiểm soát nguồn năng lượng dầu mỏ ở khu vực này. Họ tìm mọi cách để hạn chế các công ty dầu mỏ của Trung Quốc đang hoạt động tại đây.
Sau khi lật đổ chính quyền Taliban tại Afghanistan, nước Mỹ tiếp tục hướng cuộc tấn công tới Iraq với lý do nước này sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và là nhà tài trợ chính cho các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ. Tuy nhiên dư luận quốc tế thì cho rằng, động cơ chính là người Mỹ muốn kiểm soát nguồn năng lượng dầu lửa ở quốc gia này, nơi được đánh giá có trữ lượng lớn thứ 2 thế giới.
Cuộc chiến này đã làm cho việc khai thác dầu lửa tại Iraq bị gián đoạn và làm ảnh hưởng nguồn cung ra thị trường thế giới và người ta ví dầu lửa đối với nền kinh tế thế giới như là máu chảy trong cơ thể. Cùng với nhu cầu dầu lửa tăng cao từ các nền kinh tế lớn đang phát triển, ngay lập tức khiến giá dầu tăng vọt mà dầu lửa lại là nguyên liệu đầu vào chủ chốt cho hầu hết các ngành công nghiệp. Các ông chủ doanh nghiệp ở Mỹ và Châu Âu đã tìm mọi cách để cắt giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của mình và dường như họ đã tìm ra lời giải, đó là Trung Quốc nơi có giá nhân công rẻ mạt lúc bấy giờ cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn khác...
Đất nước Trung Quốc với nguồn lao động khổng lồ, thị trường rộng lớn, con người thông minh, học hỏi nhanh, đã trải qua nhiều năm đàm phán trầy trật với trở ngại cuối cùng là nước Mỹ, cuối cùng họ cũng đã gia nhập được tổ chức thương mại thế giới(WTO) vào năm 2000, thành viên thứ 143.
Nước Mỹ, một đất nước siêu giàu, trình độ khoa học công nghệ vô cùng tiên tiến, dân số đông, thị trường lớn, người dân có khả năng chi trả rất cao. Mọi quốc gia đều muốn thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư với nước Mỹ. Trong khuôn khổ WTO, nước Mỹ buộc phải mở cửa rộng hơn thị trường nội địa của mình cho hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
Chỉ cần một khe cửa không rộng lắm này cũng khiến hàng loạt nhà máy, công xưởng đã rời bỏ nước Mỹ và chuyển đến Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ngược trở lại nước Mỹ. Việc này nhanh chóng làm cho Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, hàng hóa từ Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới, tạo ra sự phát triển huy hoàng chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa. Tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới đều chịu thâm hụt thương mại khi quan hệ kinh tế hai chiều với Trung Quốc. Một ví dụ điển hình, chiếc điện thoại IPhone mang thương hiệu Mỹ, giá trị Mỹ nhưng nước Mỹ không hề sản xuất một chi tiết thiết bị nào trên chiếc điện thoại đó cả. Đã có những bài báo thông kê, sự lên cơn sốt với chiếc điện thoại IPhone5 góp phần làm tăng 2% GDP cho Trung Quốc. Apple đã phải hứng chịu không ít chỉ trích ở trong nước vì chuỗi sản xuất của họ đã tạo ra ít việc làm ở trong nước nhưng lại tạo ra nhiều việc làm hơn cho các nước khác. Nhận thức được những tác động của sự dịch chuyển này dưới thời ông Obama các công ty Mỹ bắt đầu cổ súy cho khẩu hiệu "Made in America" như một chiến dịch marketing cho hàng hóa của mình. Dưới thời tổng thống Trump động thái này còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa "Jobs back to America".
Một số người Mỹ cho rằng, ở một khía cạnh nào đó thì nước Mỹ cũng hưởng lợi, ví như nhà máy chuyển đi thì ô nhiễm môi trường cũng chuyển đi, hay Trung Quốc kiếm được tiền thì cũng mua trái phiếu chính phủ Mỹ, tái đầu tư vào nền kinh tế Mỹ... nhưng rõ ràng tới thời điểm này có thể nói lợi ích mà Trung Quốc nhận được lớn hơn rất nhiều so với Mỹ.
Trái lại, ở bên kia bờ Thái Bình Dương, khi các nhà máy rời đi, người lao động bị mất việc làm, nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp tăng cao. Ở nước Mỹ, hầu như mọi thứ đều có thể được mua trả góp đặc biệt là nhà ở. Để có một ngôi nhà, rất nhiều người đã kê khai con số thu nhập của mình lớn hơn con số mà họ thực lãnh và dễ dàng vượt qua sự kiểm tra lỏng lẻo của các ngân hàng lúc bấy giờ. Khi bị mất việc làm, đồng nghĩa với thu nhập bị giảm sút nghiêm trọng, họ không còn khả năng chi trả cho các khoản nợ mua nhà. Đây là một trong những nguyên nhân chính, trực tiếp gây nên cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng nghiêm trọng tại Mỹ và sau đó lan ra toàn thế giới, gây ra cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà dư âm của nó còn kéo dài cho tới tận ngày nay. Ngay khi nền kinh tế Mỹ lâm vào khó khăn, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa giảm xuống thì sự bùng nổ kinh tế ở các nước mới nổi cũng giảm tốc nhanh chóng. Vậy mà trên TV người ta cứ cho rằng các nước mới nổi như Trung Quốc là đầu tàu, dẫn dắt tăng trưởng của thế giới...
Trung Quốc từ một quốc gia bị sếp vào hàng chiếu dưới, đã vươn lên mạnh mẽ với thế và lực mới để trở thành một siêu cường trong thời gian ngắn chưa từng thấy. Trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đã có lúc người ta ví tầm quan trọng G2 với G7 để thấy được tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các vấn đề mang tính toàn cầu. Giờ đây họ đã tự tin hơn khi sếp mình ngang hàng với nước Mỹ và có đủ lực để thách thức các lợi ích của Mỹ trong khu vực Đông Á. Rõ ràng người hưởng lợi nhất trong vụ 11/9 đó chính là Trung Quốc.
Lịch sử thật hay và thiết thực như thế vậy mà ngày nay các bạn trẻ có vẻ không mặn mà với nó lắm. Dài dòng lan man quá...
Mỗi con người cũng giống như một quyển sách. Nếu chỉ mở trang đầu và lật tới trang cuối thì chẳng có gì thú vị là mấy, cũng tương tự như gặp nhau nói câu xin chào rồi tiếp câu tạm biệt, chắc chắn là nhạt nhẽo... Hãy tạo cơ hội để lật mở từng trang bên trong của nhau, chắc chắn sẽ có vô vàn điều thú vị, vô cùng tận cái hay ho... hãy đọc nhiều sách! Rồi ta sẽ thấy những câu chuyện trong một cuốn sách kia chắp nối được với câu chuyện trong sách của ta. Đó là lúc ta đã tìm được bạn đồng hành. Nếu muốn đi thật nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi thật xa, hãy đi cùng một nhóm.
Tiền bạc có thể tự sinh ra thì cũng có thể tự mất đi, người thân thì cũng đến lúc sẽ phải xa ta. Chỉ có kiến thức thì vẫn ở với ta mãi mãi, và có thể truyền lại cho thế hệ kế tiếp. Chúng ta rồi cũng sẽ già, sẽ nấp sau nải chuối, sẽ ngắm gà khỏa thân...
Khi bạn đi xin việc, bạn muốn ứng tuyển vào một vị trí có mức lương 5 triệu một tháng thì yêu cầu kỹ nẵng của công việc đó cũng ở mức loanh quanh 5 triệu đó. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí có mức lương 20 triệu, 30 triệu thì tất nhiên rồi, bạn phải vượt qua một bài kiểm tra có kiến thức yêu cầu tương đương mức 20 triệu, 30 triệu đó.
Nếu bạn muốn có thu nhập hàng trăm triệu một tháng như chủ một doanh nghiệp thì không có cách nào khác là bạn phải tự nâng cấp bản thân, chau rồi kiến thức lên tầm tương ứng. Không thể nào bạn chỉ học một chút ít nhưng lại muốn có thu nhập thật cao, tư duy của một người làm công nhưng lại muốn có thu nhập của một người làm chủ, điều đó là không không thể.
Chốt lại với các bác câu cuối, trong giới nhà giàu có một câu bất di bất dịch "The more knowledge you gain the more money you make" - "Kiến thức tới đâu thì tiền bạc tới đó".
Chút kinh nghiệm xương máu xin chia sẻ với các bác, hy vọng giúp ích được ít nhiều đặc biệt là các bác mới chập chững vào ngành BĐS, thông tin góp ý xin gửi về đây [email protected], để thành chuyên gia thì phải đào sâu hơn nữa, có khi cũng phải thất bại vài lần - Rát mặt thu phong trận trận hàn...
Chủ đề tương tự
Người đăng:
tritienlaptop
Ngày đăng:
Người đăng:
coolkid
Ngày đăng:
Người đăng:
kq
Ngày đăng: