Chủ đề tương tự
<span style=""color: #0000ff;"">Bảo dưỡng ôtô đầu hè</span>
Bổ sung thêm ga cho điều hòa
<span style=""color: #0000ff;"">Hệ thống làm mát</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Kiểm tra áp suất lốp</span>
Áp suất vượt quá mức cho phép có thể gây nổ lốp.
Mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi làm việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao. Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, lốp của một chiếc xe bán tải có thể đạt trên 60 độ C sau khi chạy 50 km dưới trời năng. Cứ 10 độ C tăng thêm, áp suất lốp sẽ tăng lên 1 - 2 Psi (0,07 - 0,14 kg/cm2). Áp suất vượt quá mức cho phép dễ làm lốp phình hoặc bị nổ, hiện tượng này thường xuất hiện trên lốp đã mòn nhiều hoặc hết hạn sử dụng (khoảng 6-8 năm tùy từng loại kể từ ngày sản xuất.) Sự tăng giảm áp suất không đều giữa các bánh xe, có thể dấn đến mất lực bám khi xe đi trên đường ướt.
<span style=""color: #0000ff;"">Hệ thống bôi trơn</span>
Bên cạnh những hoạt động định kỳ, hãy dành sự quan tâm nhiều hơn đến điều hòa và hệ thống làm mát, bôi trơn, cần gạt nước và lốp xe để đảm bảo xe vận hành tốt trong mùa nắng nóng. Dưới nắng nón và theo thời gian nhiệt độ ca-bin sẽ không ngừng tăng do có che chắn hay dán phim chống nóng. Điều hòa trở thành hệ thống tối cần thiết. Vận hành thường xuyên, đặc biệt ở chế độ lấy gió ngoài khiến lọc gió điều hòa nhanh bẩn và tắc. Quạt gió làm việc cật lực mà ít lấy được dưỡng khí, khả năng làm mát giảm.
Bổ sung thêm ga cho điều hòa
Anh Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc xưởng Kia Giải Phóng khuyến cáo nên vệ sinh lọc gió 3 tháng hoặc 5.000 km một lần. Nên định kỳ kiểm tra áp suất ga sau 10.000 km bởi thiếu ga là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa làm lạnh không sâu. Bên cạnh đó, cũng cần vệ sinh dàn nóng, và kiểm tra quạt làm mát để nâng cao khả năng tản nhiệt ra môi trường.
Hệ thống điều hòa và một số thiết bị phụ tải khác dẫn động bằng đai. Đai trùng và trượt sau khoảng 60.000 km, kèm theo đó là tiếng rít và máy nén làm việc yếu.
Hệ thống điều hòa và một số thiết bị phụ tải khác dẫn động bằng đai. Đai trùng và trượt sau khoảng 60.000 km, kèm theo đó là tiếng rít và máy nén làm việc yếu.
<span style=""color: #0000ff;"">Hệ thống làm mát</span>
Điều quan trọng khi lái xe mùa nóng là duy trì sự mát mẻ cho động cơ. Hệ thống làm mát đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Tuyệt đối không vận hành động cơ khi nhiệt độ nước làm mát vượt quá mức quy định, kim báo nhiệt độ đạt vạch đỏ, hoặc đèn biểu tượng nhiệt độ trên bảng tap-lô sáng. Tài xế phớt lờ dấu hiệu này có thể khiến động cơ gặp phải những hư hỏng trầm trọng.
Kiểm tra tổng thể để loại những đoạn ống yếu, làm chặt các vị trí liên kết. Nước nóng với áp suất cao có thể rỉ ra ngoài qua các khe hở hẹp. Mất chất dẫn nhiệt (nước) hệ thống làm mát làm việc kém hiệu quả và động cơ nóng lên.
Với loại nước làm mát màu xanh, chất chống ô-xi hóa có nguồn gốc vô cơ cần định kỳ thay thế sau 2-3 năm sử dụng hoặc 48.000 km. Loại màu cam với chất chống ô-xi hóa có nguồn các từ các axít hữu cơ nên thay sau 5 năm sử dụng hoặc 160.000 - 240.000 km.
Kiểm tra tổng thể để loại những đoạn ống yếu, làm chặt các vị trí liên kết. Nước nóng với áp suất cao có thể rỉ ra ngoài qua các khe hở hẹp. Mất chất dẫn nhiệt (nước) hệ thống làm mát làm việc kém hiệu quả và động cơ nóng lên.
Với loại nước làm mát màu xanh, chất chống ô-xi hóa có nguồn gốc vô cơ cần định kỳ thay thế sau 2-3 năm sử dụng hoặc 48.000 km. Loại màu cam với chất chống ô-xi hóa có nguồn các từ các axít hữu cơ nên thay sau 5 năm sử dụng hoặc 160.000 - 240.000 km.
<span style=""color: #0000ff;"">Kiểm tra áp suất lốp</span>
Lốp là chi tiết ít được chú ý tới, nhưng sự tăng giảm, chênh lệch áp suất của lốp thường rất gây nguy hiểm, đặc biệt trong những ngày hè.
Áp suất vượt quá mức cho phép có thể gây nổ lốp.
Mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi làm việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao. Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, lốp của một chiếc xe bán tải có thể đạt trên 60 độ C sau khi chạy 50 km dưới trời năng. Cứ 10 độ C tăng thêm, áp suất lốp sẽ tăng lên 1 - 2 Psi (0,07 - 0,14 kg/cm2). Áp suất vượt quá mức cho phép dễ làm lốp phình hoặc bị nổ, hiện tượng này thường xuất hiện trên lốp đã mòn nhiều hoặc hết hạn sử dụng (khoảng 6-8 năm tùy từng loại kể từ ngày sản xuất.) Sự tăng giảm áp suất không đều giữa các bánh xe, có thể dấn đến mất lực bám khi xe đi trên đường ướt.
<span style=""color: #0000ff;"">Hệ thống bôi trơn</span>
Giống như máu trong cơ thể, dầu giữ sạch động cơ khỏi các mạt sắt, giúp nó vận hành trơn tru và mát mẻ hơn. Điều kiện thời tiết nóng, máy làm việc nặng nhọc, cần xả nhiệt nhiều hơn vì thế đòi hỏi đủ dầu sạch. Nhiều thợ sửa chữa khuyến cáo nên thay dầu sau 5.000 km, và thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu.
Bảo dưỡng gạt nước Sau thời gian dài "ngủ đông", lớp cao su hóa cứng, các khớp kém linh hoạt khiến gạt nước vận động nặng nề, không hiệu quả trong những trận mưa hè. Do đó, cần kiểm tra và thay thế chúng nếu cần để đam bảo khả năng quan sát khi lái xe trong mưa.
Bảo dưỡng gạt nước Sau thời gian dài "ngủ đông", lớp cao su hóa cứng, các khớp kém linh hoạt khiến gạt nước vận động nặng nề, không hiệu quả trong những trận mưa hè. Do đó, cần kiểm tra và thay thế chúng nếu cần để đam bảo khả năng quan sát khi lái xe trong mưa.
Last edited by a moderator:
<span style=""color: #0000ff;"">6 điều cơ bản “lính mới” cần biết</span>
Nhiều lái xe mới, đặc biệt là các chị em phụ nữ, chỉ biết một việc đơn giản khi sử dụng xe là điều khiển nó chuyển động từ địa điểm này đến địa điểm kia. Nhưng thực tế thì có những tình huống thường xuyên xảy ra mà bất kỳ lái xe nào cũng có thể tự xử lý.
Khảo sát ở một số trung tâm tư vấn và sửa chữa xe tại Hà Nội, chúng tôi đã nhận ra một điều rằng dù là chủ sở hữu của chiếc xe hay đi thuê xe, nhiều người khá chủ quan và không chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết trước khi cầm lái. Các chuyên gia chăm sóc xe khuyên rằng nhiều vấn đề mà mọi chủ xe hoàn toàn có thể tự giải quyết, tiết kiệm tiền bạc và quan trọng hơn cả là tiết kiệm thời gian. Dưới đây là 6 công việc cơ bản:
<span style=""color: #0000ff;"">1. Thay lốp dự phòng</span>
Lốp xe bị thủng là chuyện thường tình, và mỗi lái xe cần hiểu về hệ thống lốp trên chiếc xe mình đang sử dụng. Đối với các loại xe cao cấp được trang bị lốp run-flat thì câu chuyện không cần phải bàn. Còn với các loại xe có lốp dự phòng thì công việc của lái xe lúc này là khẩn trương tìm địa điểm bằng phẳng, rộng rãi thích hợp để thay.
Thường thì trong cốp của tất cả các loại xe đều đã có đủ thiết bị để làm công việc này (gồm kích, cờ-lê tháo lốp và lốp dự phòng), vì vậy lái xe cần chú ý kiểm tra kỹ các thiết bị này trước khi khởi hành. Trước khi thao tác thay lốp phải kéo phanh tay, đồng thời gạt cần số về chế độ P (Park) đối với số tự động và cài số (có thể là số 1) đối với hộp số sàn.
Dùng cờ-lê nới lỏng các ốc vít bánh xe (chỉ nới lỏng chứ không tháo hẳn). Tiếp đó, chống kích vào phần chassis gần trục bánh xe bị thủng sao cho gờ nhô ra của chassis lọt vào rãnh của kích. Điều chỉnh kích cho bánh xe nâng hẳn lên rồi tháo bánh xe ra. Tiếp đó, lắp lốp dự phòng vào, hạ kích xuống rồi vặn chặt các bu-lông. Chú ý là lốp dự phòng thường chỉ được sử dụng tạm thời trên quãng đường nhất định nên lái xe cần cho xe đến trung tâm dịch vụ gần nhất để sửa chữa chiếc lốp bị thủng và lắp lại.
<span style=""color: #0000ff;"">2. Ắc quy yếu và không khởi động được</span>
Trước tiên bạn phải chắc chắn rằng xe không nổ được là do ắc quy yếu hay hết điện. Thường thì khi ắc quy bị cạn nước (với ắc quy axit), nguồn điện trên xe bị rò, xe bị ngập nước hoặc xe để lưu lâu ngày không sử dụng sẽ bị hiện tượng này.
Thiết bị cần dùng trong tình huống này là bộ dây câu điện và một nguồn điện một chiều có hiệu điện thế tương ứng với ắc-quy của xe. Nguồn điện này có thể là một ắc quy dự phòng hoặc một chiếc xe với hệ thống điện làm việc bình thường.
Dùng dây đấu nối các đầu cực của ắc quy dự phòng (hoặc ắc quy của xe vẫn hoạt động tốt) vào ắc quy trên xe của bạn (chú ý màu của dây phải phù hợp với màu của đầu cực ắc quy). Tiếp đó, khởi động xe (thường thì khởi động được ngay nếu nguyên nhân là do ắc quy bị yếu điện) rồi mang xe đến gara gần nhất để xử lý.
<span style=""color: #0000ff;"">3. Kiểm tra áp suất lốp</span>
Trước tiên cần nhận thức đúng tầm quan trọng của áp suất lốp chuẩn. Lốp xe bị thiếu áp suất 0,4km/cm2 có thể làm cho tuổi thọ của lốp rút ngắn tới 25%, lực ma sát tăng khoảng 15% và tiêu thụ nhiên liệu tăng tới 5%. Trái lại, nếu lốp bị thừa áp suất 0,4kg/cm2 hoặc hơn, chúng có thể dễ dàng bị xé nếu đi vào các cạnh ổ gà hoặc gặp các viên đá nhọn trên đường.
Trên thị trường hiện nay có bán các loại thiết bị đo áp suất lốp xe. Mỗi lái xe cần tự trang bị cho mình vì đây là thứ sẽ phải sử dụng thường xuyên trong quá trình dùng xe. Áp suất có thể mất một nửa mà lốp trông vẫn không xẹp nên việc phát hiện bằng mắt thường xem lốp nào thiếu áp suất đôi khi là điều khó khăn. Các chủ xe cần biết thông số áp suất lốp của xe để tự theo dõi thường xuyên.
Hãy nhớ rằng thời điểm thích hợp nhất để kiểm tra áp suất lốp là khi lốp nguội, và lý tưởng nhất là kiểm tra vào buổi sáng sau khi xe đã được nghỉ ngơi ban đêm. Việc kiểm tra vào lúc nóng sau một hành trình dài sẽ cho kết quả sai bởi nhiệt độ sẽ làm tăng áp suất lốp. Việc kiểm tra áp suất cần được tiến hành hàng tháng.
<span style=""color: #0000ff;"">4. Kiểm tra mức dầu động cơ</span>
Dầu bôi trơn vừa có tác dụng làm cho động cơ vận hành bình thường vừa có tác dụng làm mát. Trên phần lớn các dòng xe hiện đại, que thăm dầu nằm dọc theo block máy và được đánh dấu bằng biểu tượng can dầu hoặc có viết chữ “engine oil”.
Rút que thăm dầu đó ra trong lúc động cơ nguội. Dùng một chiếc rẻ sạch lau sạch dầu bám trên đó. Đưa que thăm dầu vào một lần nữa rồi nhanh chóng rút ra. Ở phía đầu cuối của que thăm dầu bạn sẽ biết được mức dầu của động cơ nếu có dầu bám vào que. Nếu dầu bám nằm trong giới hạn đánh dấu của que thì yên tâm. Nếu dầu bám ở dưới giới hạn, bạn cần bổ sung thêm sớm. Còn nếu không có tí dầu nào bám ở que thì phải nghĩ ngay đến việc đưa xe tới gara để kiểm tra hoặc đổ dầu.
Cần biết xe của bạn đang dùng loại dầu gì và nếu cần thiết bạn có thể chuẩn bị sẵn trong xe một hộp dầu dự phòng để sử dụng trong trường hợp đột xuất.
<span style=""color: #0000ff;"">5. Kiểm tra nước làm mát</span>
Nước làm mát là thành tố quan trọng đặc biệt đối với động cơ ô tô, nhưng kiểm tra nước làm mát lại là một trong những công việc đơn giản nhất mà mỗi lái xe cần làm thường xuyên. Bình bổ sung nước làm mát thường được bố trí gần thành xe bên trong khoang máy. Trên vỏ bình được đánh dấu bằng các vạch chỉ mức nước phù hợp.
Mỗi tài xế cần xem xe của mình sử dụng loại nước làm mát nào và tự trang bị cho mình một bình nước làm mát dự phòng. Hàng tuần (thậm chí hàng ngày nếu xe vận hành nhiều), lái xe cần mở ca-pô kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết.
<span style=""color: #0000ff;"">6. Bình tĩnh xử lý khi bị sa lầy</span>
Trong điều kiện địa hình Việt Nam, các tình huống sa lầy chủ yếu là khi xe gặp bùn lầy hoặc cát. Ở nhiều nước trên thế giới, người tham gia giao thông còn có thể bị sa lầy trong tuyết. Trên hầu hết các dòng xe du lịch hiện đại đều đã có sẵn móc kéo trong cốp hoặc các móc kéo được gắn sẵn ở thanh rầm trước đầu xe. Các lái xe cần biết địa hình mình tới để có thể sắm thêm các thiết bị off-road phù hợp như dây cáp, bánh lưới xích, xẻng…
Khi phát hiện thấy xe bị sa lầy trong bùn hay cát, điều đầu tiên cần chú ý là đừng cố gắng nhấn chân ga để thoát. Bánh xe quay tít sẽ chỉ làm cho xe bị lún sâu hơn vào bùn hay cát mà thôi. Lùi xe lại một chút (nếu được), rồi dùng tất cả những thứ có thể ở xung quanh như gạch đá, thanh gỗ… để chèn xuống phía trước của bánh xe dẫn động rồi thật từ từ cho xe tiến qua. Nếu biện pháp này vẫn không được thì sử dụng các thiết bị off-road (hầu hết các bác tài già đều có đủ các thiết bị này).
[style="color: #0000ff;"]
[/style]
Nhiều lái xe mới, đặc biệt là các chị em phụ nữ, chỉ biết một việc đơn giản khi sử dụng xe là điều khiển nó chuyển động từ địa điểm này đến địa điểm kia. Nhưng thực tế thì có những tình huống thường xuyên xảy ra mà bất kỳ lái xe nào cũng có thể tự xử lý.
Khảo sát ở một số trung tâm tư vấn và sửa chữa xe tại Hà Nội, chúng tôi đã nhận ra một điều rằng dù là chủ sở hữu của chiếc xe hay đi thuê xe, nhiều người khá chủ quan và không chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết trước khi cầm lái. Các chuyên gia chăm sóc xe khuyên rằng nhiều vấn đề mà mọi chủ xe hoàn toàn có thể tự giải quyết, tiết kiệm tiền bạc và quan trọng hơn cả là tiết kiệm thời gian. Dưới đây là 6 công việc cơ bản:
<span style=""color: #0000ff;"">1. Thay lốp dự phòng</span>
Lốp xe bị thủng là chuyện thường tình, và mỗi lái xe cần hiểu về hệ thống lốp trên chiếc xe mình đang sử dụng. Đối với các loại xe cao cấp được trang bị lốp run-flat thì câu chuyện không cần phải bàn. Còn với các loại xe có lốp dự phòng thì công việc của lái xe lúc này là khẩn trương tìm địa điểm bằng phẳng, rộng rãi thích hợp để thay.
Thường thì trong cốp của tất cả các loại xe đều đã có đủ thiết bị để làm công việc này (gồm kích, cờ-lê tháo lốp và lốp dự phòng), vì vậy lái xe cần chú ý kiểm tra kỹ các thiết bị này trước khi khởi hành. Trước khi thao tác thay lốp phải kéo phanh tay, đồng thời gạt cần số về chế độ P (Park) đối với số tự động và cài số (có thể là số 1) đối với hộp số sàn.
<span style=""color: #0000ff;"">2. Ắc quy yếu và không khởi động được</span>
Trước tiên bạn phải chắc chắn rằng xe không nổ được là do ắc quy yếu hay hết điện. Thường thì khi ắc quy bị cạn nước (với ắc quy axit), nguồn điện trên xe bị rò, xe bị ngập nước hoặc xe để lưu lâu ngày không sử dụng sẽ bị hiện tượng này.
Thiết bị cần dùng trong tình huống này là bộ dây câu điện và một nguồn điện một chiều có hiệu điện thế tương ứng với ắc-quy của xe. Nguồn điện này có thể là một ắc quy dự phòng hoặc một chiếc xe với hệ thống điện làm việc bình thường.
<span style=""color: #0000ff;"">3. Kiểm tra áp suất lốp</span>
Trước tiên cần nhận thức đúng tầm quan trọng của áp suất lốp chuẩn. Lốp xe bị thiếu áp suất 0,4km/cm2 có thể làm cho tuổi thọ của lốp rút ngắn tới 25%, lực ma sát tăng khoảng 15% và tiêu thụ nhiên liệu tăng tới 5%. Trái lại, nếu lốp bị thừa áp suất 0,4kg/cm2 hoặc hơn, chúng có thể dễ dàng bị xé nếu đi vào các cạnh ổ gà hoặc gặp các viên đá nhọn trên đường.
Trên thị trường hiện nay có bán các loại thiết bị đo áp suất lốp xe. Mỗi lái xe cần tự trang bị cho mình vì đây là thứ sẽ phải sử dụng thường xuyên trong quá trình dùng xe. Áp suất có thể mất một nửa mà lốp trông vẫn không xẹp nên việc phát hiện bằng mắt thường xem lốp nào thiếu áp suất đôi khi là điều khó khăn. Các chủ xe cần biết thông số áp suất lốp của xe để tự theo dõi thường xuyên.
<span style=""color: #0000ff;"">4. Kiểm tra mức dầu động cơ</span>
Dầu bôi trơn vừa có tác dụng làm cho động cơ vận hành bình thường vừa có tác dụng làm mát. Trên phần lớn các dòng xe hiện đại, que thăm dầu nằm dọc theo block máy và được đánh dấu bằng biểu tượng can dầu hoặc có viết chữ “engine oil”.
Cần biết xe của bạn đang dùng loại dầu gì và nếu cần thiết bạn có thể chuẩn bị sẵn trong xe một hộp dầu dự phòng để sử dụng trong trường hợp đột xuất.
<span style=""color: #0000ff;"">5. Kiểm tra nước làm mát</span>
Nước làm mát là thành tố quan trọng đặc biệt đối với động cơ ô tô, nhưng kiểm tra nước làm mát lại là một trong những công việc đơn giản nhất mà mỗi lái xe cần làm thường xuyên. Bình bổ sung nước làm mát thường được bố trí gần thành xe bên trong khoang máy. Trên vỏ bình được đánh dấu bằng các vạch chỉ mức nước phù hợp.
<span style=""color: #0000ff;"">6. Bình tĩnh xử lý khi bị sa lầy</span>
Trong điều kiện địa hình Việt Nam, các tình huống sa lầy chủ yếu là khi xe gặp bùn lầy hoặc cát. Ở nhiều nước trên thế giới, người tham gia giao thông còn có thể bị sa lầy trong tuyết. Trên hầu hết các dòng xe du lịch hiện đại đều đã có sẵn móc kéo trong cốp hoặc các móc kéo được gắn sẵn ở thanh rầm trước đầu xe. Các lái xe cần biết địa hình mình tới để có thể sắm thêm các thiết bị off-road phù hợp như dây cáp, bánh lưới xích, xẻng…
[style="color: #0000ff;"]
[/style]
<span style=""color: #ff0000;"">Công nghệ tiết kiệm nhiên liệu của Ford Fiesta 2012</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Nhờ công nghệ ECOnetic, Ford Fiesta 2012 đạt được mức tiêu thụ nhiên liệu 3,3 L/100km – mức thấp nhất của tất cả các xe do Ford sản xuất từ trước tới nay cho động cơ 1.6L.</span>Tại triển lãm Frankfurt Motor Show 2011, Ford Motor đã gây được sự chú ý của khách tham quan với công nghệ sạch ECOnetic Technology, mới đây Ford tại Châu âu đã chính thức đưa công nghệ này đến với người tiêu dùng trên mẫu Fiesta 2012 trang bị động cơ 1.6L Duratorq TDCi diesel đạt mức tiêu thụ nhiên liệu 3,3 L/100km – mức thấp nhất của tất cả các xe do Ford sản xuất từ trước tới nay đồng thời lượng khí thải ra ở mức 87g CO2/km – mức khí thải giúp Fiesta 2012 có thể được miễn thuế đường tại Anh.
<span style=""color: #0000ff;"">Những công nghệ của ECOnetic Technology trang bị trên xe Fiesta 2012</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Auto-Start-Stop</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Smart Regenerative Charging</span>
Thay vì để năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng một cahcs vô ích khi phanh để dừng xe hoặc giảm tốc thì năng lượng sẽ được hệ thống chuyển hóa thành điện năng đưa vào sử dụng cho hệ thống điện trên xe và nạp ngược lại cho acquy của xe đảm bảo ăquy luôn ở trạng thái hoạt động tốt. Về mặt tổng thể, điều này sẽ làm giảm được mức tiêu thụ nhiên liệu của xe. Hơn nữa hệ thống sẽ luôn giám sát tình trạng của acquy và đảm bảo quá trình nạp được tối ưu nhất.
<span style=""color: #0000ff;"">Ford Eco Mode</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Gear Shift Indicator</span>
Hê thống sẽ giám sát quá trình lái, phong cách của lái xe, tính toán độ dốc của đường, tải trọng của xe để từ đó tình toán và lựa chọn tay số phù hợp và hiển thị lên bảng taplo để lái xe tham khảo. Nhờ vậy sẽ làm xe trở nên êm dịu hơn, tiêt kiệm nhiên liệu, giảm được lượng khí thải ra môi trường đồng thời tránh được mài mòn cho động cơ, hộp số và một số các chi tiết khác.
Ngoài những công nghệ của ECOnetic Technology thì Fiesta 2012 còn có những cải tiến mới trên vòi phun và bộ phận điều khiển của hệ thống nạp TDCi, sử dụng loại lốp tăng khả năng chống mài mòn, hệ thống lái trợ lực điện tử cùng với các vật liệu nhẹ để giảm trọng lượng và ma sát cho xe cùng với những thay đổi trong thiết kế khí động học của xe nhằm mục đích giảm mức tiêu hao nhiên liệu và lượng khí thải độc hại ra môi trường khi vận hành.
[style="color: #0000ff;"]
[/style]
[/style]
<span style=""color: #0000ff;"">"Bé hạt tiêu" Ford EcoBoost 1.0 lít - Động cơ của năm 2012</span>
Sau khi đánh bại Fiat TwinAir 0,9 lít, Ford EcoBoost 1.0 lít đã chính thức nhận giải Động cơ quốc tế của năm 2012.
Đây là lần đầu tiên hãng Ford ẵm giải Động cơ quốc tế của năm trong suốt 13 năm qua. Giải thưởng danh giá đó đã thuộc về "bé hạt tiêu" Ford EcoBoost 1.0 lít với 401 điểm. Không những thế, Ford EcoBoost 1.0 lít còn được vinh danh là Động cơ mới tốt nhất và Động cơ có dung tích dưới 1.0 lít tốt nhất.Ông Dean Slavnich, chủ tịch giải thưởng Động cơ quốc tế của năm kiêm biên tập viên tạp chí Engine Technology International, nhận xét: "Đây là giải thưởng xứng đáng cho một mẫu xe đáng chú ý như Ford EcoBoost 1.0 lít. Tuy chỉ là có 3 xi-lanh nhưng động cơ EcoBoost 1.0 lít vẫn cung cấp đủ năng lượng cho Ford Focus. Đó là tín hiệu đáng mừng cho ngành sản xuất động cơ đốt trong tương lai. Công suất lớn, phản ứng nhanh nhạy và ít tiêu hao nhiên liệu là những điểm mạnh không thể bỏ qua của Ford EcoBoost 1.0 lít. Làm tốt lắm, Ford!"
Hệ dẫn động hybrid 1,4 lít của GM.
Danh hiệu Động cơ tốt nhất của năm trong hạng mục 1.0 - 1,4 lít thuộc về tập đoàn Volkswagen. Trong khi đó, động cơ chiến thắng trong hạng mục 1,4 - 1,8 lít do BMW và PSA Peugeot Citroen sản xuất. Chưa hết, BMW còn thu về 3 giải thưởng khác trong hạng mục 1,8 - 2.0 lít, 2,5 - 3.0 lít và 3.0 - 4.0 lít.
"Cỗ máy" đứng đầu hạng mục 2.0 - 2,5 lít là động cơ 5 xi-lanh, tăng áp của Audi. Cuối cùng là máy V8 của Ferrari 458 Italia giành giải Động cơ tốt nhất trong hạng mục trên 4.0 lít.
<span style=""color: #ff0000;"">Theo Carscoop</span>