Cám ơn bác Mỳ Tôm hưởng ứng, hình Balan lại còn đẹp hơn cả Đức quốc nữa. Thôi có phải thế thì cuối tuần lại vào rừng, vào suối săn thêm hình để họa với bác Mỳ Tôm
"Tiếng thu" của nhà thơ Lưu Trọng Lư là một bài thơ thu "kinh điển" và hay vào loại nhất trong các số các bài thơ viết về mùa thu từ xưa tới nay trên thi đàn VN, trong những năm trước 1945 của TK trước:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=ng4D21Lq4Os[/tube]
Trong bề bộn lo toan với cơm áo gạo tiền cho cuộc sống, những tâm hồn thi sĩ "dở hơi biết bơi" cũng không thể không rung động khi mùa thu thì vẫn ra đi không trở lại, mà duyên phận thì sao vẫn còn bẽ bàng. Lá thu rơi, càng làm cho tâm hồn đang khô lại càng thêm héo, thêm vàng úa, thêm buồn não ruột
Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta
[link]http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=lr1IvcGykt[/link]
Thu buồn nhưng mùa thu cũng là mùa gặt hái các kết quả mà người ta đã gieo trong năm! Trong niềm vui với một mùa thu hoạch (bội thu) vẫn phảng phất nỗi "buồn tàn thu" man mát, đan xen chút lo lắng và nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến mà ai đó thì vẫn còn cô đơn
.
văn hóa phương Tây, mùa thu được nhân cách hóa như một người phủ nữ đẹp và khỏe mạnh với trang điểm là các loại quả, rau quả và ngũ cốc đã chín mọng vào thời điểm này
. Các nền văn minh TG đã tôn vinh mùa thu với các lễ hội thu hoạch, hoặc như ở Bắc Mỹ là lễ Tạ ơn (Thanksgiving) và ở Trung hoa và VN chúng ta là Lễ trung thu.