Giao Thông
22/3/19
1.135
2.766
131
35
Tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu có chiều dài khoảng 27,43km, điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại tỉnh Đồng Tháp, điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Và dự kiến thực hiện xây dựng từ năm 2022 đến hết năm 2027.

Screen Shot 2022-06-25 at 19.34.01.png

Bình đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 được Thủ tướng phê duyệt với mục tiêu hình thành trục ngang và từng bước hình thành mạng lưới đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các trục dọc cao tốc, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang trục ngang quan trọng của vùng

Theo quyết định của Thủ tướng, dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có chiều dài khoảng 27,43km; bắt đầu từ điểm giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đi theo hướng Đông Nam và cách thị trấn Mỹ Tho khoảng 7km.

Sau đó, tuyến đi theo hướng Đông qua giữa khu dân cư và khu sinh thái Xẻo Quýt, vượt qua sông Cái Lân và kết thúc giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Trong giai đoạn 1, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu được đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế với bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 80km/h (tương tự các dự án cao tốc Bắc - Nam đang làm).

Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu được đầu tư theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 5.886 tỉ đồng từ vốn ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến hết năm 2027.

Screen Shot 2022-06-25 at 19.33.48.png


Quyết định của Thủ tướng chia dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành 2 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 dài khoảng 16km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỉ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 458 tỉ đồng). Dự án thành phần 2 dài khoảng 11,43km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.246 tỉ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 398 tỉ đồng).

Cơ quan chủ quản các dự án thành phần: thực hiện theo quyết định của Thủ tướng về phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường cao tốc.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai dự án; thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng công trình theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm:
Theo Tuổi trẻ
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
19/6/17
95
164
38
34
Cao tốc 27km thì làm làm mẹ gì cho mệt . Trong khi chi phí mỗi km cho cao tốc này hơn 214 tỷ cho 1 km xây cái cao tốc này cho dân cánh Cao Lãnh Long Xuyên đổ về đường tránh TL MT cho đông thêm kẹt xe thêm chứ đc mẹ gì . Tiền đó để mở rộng nâng cấp QL30 đi còn ngon hơn . Ko thì làm ơn nâng cấp cái QLN2 lên giùm với
 
Hạng D
10/6/10
1.507
1.376
113
Mục tiêu là nâng cấp các đường bốn làn thành cao tốc để đẻ thêm 1 cục quản lý cao tốc nữa mà.
Còn công việc của cục này để làm gì thì chắc ai cũng hiểu :D
Mẹ, đường làm thì như c**t. Cũng phải có thêm cơ quan quản lý thì tiền mới mau đầy túi
 
  • Like
Reactions: Minh TNT
hiện nay với mức thu Ngân sách bình quân 1USD/ 1 người/ 1 ngày của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long,

thì nên nâng mức Chủ động Ngân sách lên gấp 10 lần so với mức 1USD/ 1 người/ 1 ngày, để đáp ứng chi Ngân sách cho phát triển Giao thông của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
 
như Bên Đức, mức Chủ động Ngân sách của Đức bình quân là 46USD/ 1 người/ 1 ngày,

tuy mới chỉ gấp 46 lần so với mức 1USD/ 1 người/ 1 ngày,

và Bên Đức, Chính phủ Đức lại không thu Thuế của người Dân và Doanh nghiệp,

nhưng Bên Đức đã có được Hệ thống Giao thông đường bộ rất rộng lớn, kết nối, hiện đại, bền vững và an toàn, đặc biệt là Hệ thống đường cao tốc autobahn nổi tiếng
 
  • Like
  • Love
Reactions: HD767 and Tung NDSG