Chuyên
16/6/22
630
538
93
Giá nhà đất tăng bất thường và việc huy động vốn thắt chặt hơn dự kiến khiến dòng vốn phát triển dự án của doanh nghiệp Bất động sản gặp nhiều thách thức qua đó làm gia tăng mối quan ngại từ các nhà đầu tư.

bds.png


Thực trạng của thị trường Bất động sản hiện nay

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã mang lại những thử thách chưa từng có cho thị trường, từ đó đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Trong đó, ngành bất động sản đã chịu ảnh hưởng nặng nề do một khoảng thời gian dài giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi cung ứng Vật liệu xây dựng, khiến cho một số dự án phát triển bất động sản chậm tiến độ rất rõ. Thêm vào đó là hàng loạt Bất động sản cho thuê bị bỏ trống. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở tại TPHCM vẫn còn rất cao nên giá bất động sản tiếp tục gia tăng dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Nổi bật trong đó phải kể tới là mảng Bất động sản nhà ở có sự tăng giá đáng kể.

1. Ngân hàng dần thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản

Khoảng thời gian sắp tới ngành bất động sản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi Ngân Hàng Nhà Nước yêu cầu các ngân hàng rà soát các khoản vay, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, khiến cho nhà đầu tư phải bán ra với mục đích thu hồi vốn để thanh toán các khoản vay đến hạn vì phần lớn Nhà đầu tư bất động sản đều sử dụng vốn vay. Việc huy động vốn khó khăn hơn làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển các dự án khiến các Doanh nghiệp phát triển bất động sản gặp nhiều thách thức trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, Chính Phủ yêu cầu thanh tra, giám sát chặt chẽ thị trường TPDN trong lĩnh vực Bất động sản với lo ngại bởi rủi ro vi phạm phát hành và đấu giá quyền sử dụng đất như một số doanh nghiệp vi phạm gần đây. Theo Vndirect Research, thị trường trái phiếu doanh nghiệp BĐS chiếm 40% tổng giá trị phát hành trong Q1/22, với mức tăng trưởng mạnh mẽ 73,1% svck và 25,2% svck trong năm 2021 và Q1/22.

Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro và tăng tính minh bạch của thị trường, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước sẽ tăng giám sát, thanh tra các tổ chức tín dụng đầu tư, cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, phân phối trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu của doanh nghiệp BĐS, doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, kết quả kinh doanh âm và không có tài sản đảm bảo. Điều này sẽ tạo áp lực mạnh trong việc huy động nguồn vốn vào các dự án.


1124746-58b8cb5c467d7768a1685cf60815e679.png


2. Lạm phát tăng nhanh trong quý 2 năm 2022 làm ảnh hưởng đến ngành BĐS

Lạm phát toàn cầu đang gia tăng do sự tác động bởi cuộc chiến Nga - Ukraine kéo dài, như việc giá cả hàng hóa tăng vọt như than, thép, đồng và chi phí logistic. Lạm phát của Việt Nam đã tăng 2,6% svck trong T4/22 (so với 1,9% trong Q1/22 và 2,4% vào T3/22). Lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí vào VLXD, từ đó trì hoãn tiến độ xây dựng các công trình và dự án lớn của các doanh nghiệp BĐS và Xây dựng hạ tầng tại Việt Nam. Đây là vấn đề cần lưu ý nhất trong bối cảnh hiện nay khi mà yếu tố lạm phát vẫn đang đè nặng đến thị trường bất động sản. Do đó nhà đầu tư hiện nay cần phải có chiến lược, xem xét kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định đầu tư.

1124747-142396ea0798156737d2b710d6c90bc2.png

3. Giá nhà đất tăng vọt

“Cơn sốt đất” đầu năm 2022 đã khiến giá nhà đất tăng chóng mặt. Nguyên nhân chính có thể thấy từ sự tham gia vào thị trường của lực lượng đông đảo nhà đầu tư F0 chạy theo tâm lý đám đông với kỳ vọng đầu cơ, lướt sóng, kiếm lời nhanh.

Theo số liệu từ Batdongsan.com.vn, trong quý đầu tiên của năm 2022 giá đất nền thổ cư tăng mạnh ở nhiều địa phương và kèm theo đó là nhu cầu giao dịch gia tăng. Nổi bật nhất là tại tại thị trường miền Bắc, giá đất liền thổ của các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Quốc Oai của Hà Nội, ghi nhận tăng 20-26%. Trong khi ở Bắc Giang, giá đất thổ cư tăng 35%, Bắc Ninh, Quảng Ninh lần lượt ghi nhận giá đất tăng từ 16-20%, còn Hải Phòng tăng 29%.

Trong khi đó, số liệu từ DKRA Việt Nam cũng cho thấy, giao dịch đất nền tại TP.HCM và các vùng phụ cận đạt 1.240 nền trong quý đầu năm 2022, tăng mạnh so với quý IV/2021. Giá đất nền trên thị trường sơ cấp tăng phổ biến ở mức 3-7%, sôi động nhất là giao dịch ở các địa bàn Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh.

Tình trạng giá nhà đất tăng vọt ở phạm vi toàn quốc đã thúc đẩy các cơ quan nhà nước mạnh tay xử lý hơn. Ngân hàng Nhà nước đã và đang thanh tra, giám sát hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản. Nhiều địa phương đồng loạt đưa ra văn bản chỉ đạo, tạm dừng cấp quyền sử dụng đất để ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền. Bên cạnh đó, chính quyền cũng tăng cường hoạt động kiểm tra, rà soát hiện tượng bán nhà “ hai giá" (giá bán thực tế cao hơn so với giá ghi trong hợp đồng mua bán nhằm mục đích trốn thuế).

b10n.webp


Xu hướng thị trường bất động sản năm 2022

Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng phần nào tạo động lực thúc đẩy sự hồi phục mạnh mẽ của kinh tế. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B, vui chơi giải trí, dịch vụ, du lịch sôi động trở lại tạo tiền đề đẩy mạnh tăng trưởng cho ngành bất động sản, đáng chú ý là phân khúc cho thuê. Tuy nhiên xu hướng Work from home (làm việc tại nhà) trong giai đoạn giãn cách đã dần trở thành một thói quen và được ưa chuộng, điều này được dự báo sẽ còn tăng trưởng trong khoảng thời gian sắp tới.

Loại hình bất động sản không thể không nhắc tới và là vấn đề nổi bật nhất hiện nay đó là bất động sản nhà ở. Mỗi năm số lượng dân cư từ các tỉnh dịch chuyển về TPHCM liên tục tăng, khiến giá nhà đất tại các khu vực trung tâm ngày càng đắt đỏ và khan hiếm. Điều này tác động đến tư duy mới của bộ phận giới trẻ năng động, hiện đại lựa chọn các dự án căn hộ chung cư tích hợp đầy đủ tiện nghi, không gian thoáng rộng, đảm bảo an ninh và điều quan trọng là rất phù hợp với khả năng tài chính của đa số người dân, tính thanh khoản cao giúp họ dễ dàng linh hoạt chọn một nơi lý tưởng để sống. Điều này khiến các dự án bất động sản không ngừng phát triển tại TPHCM và các vùng lân cận được xây dựng với quy mô lớn với hình thái đô thị thông minh, được tích hợp thêm nhiều tiện ích như trường học, trung tâm thương mại mua sắm và giải trí, phòng gym… từ đó càng thu hút đông đảo người dân quan tâm và lựa chọn chỗ ở cho gia đình của mình.


1124753-2848e8af8f94d98e4354bfcd9da9593e.jpg


Liệu sau mưa sẽ có cầu vồng?

Thị trường Bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn vào nửa đầu năm 2022. Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trong các tháng đầu năm 2022, có gần 2,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đổ vào bất động sản. Bất động sản Việt Nam đang trên đà phục hồi sau đại dịch, các phân khúc như bất động sản công nghiệp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt và dự báo phát triển tích cực hơn trong thời gian tới.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cũng cho rằng “Thị trường bất động sản chỉ chậm lại trong ngắn hạn, nhưng từ nay tới cuối năm đà tăng trưởng của thị trường sẽ tiếp diễn khi nhu cầu đầu tư nhà đất bùng nổ tại nhiều địa phương”.

Với mục tiêu ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ và giảm thiểu rủi ro cho thị trường Bất động sản đã và đang là vấn đề nóng sốt gần đây. Có thể trong khoảng thời gian còn lại năm 2022, thị trường bất động sản sẽ có những phân khúc trở nên ảm đạm và gặp nhiều khó khăn. Từ đó có thể thấy hướng đi đúng đắn và kịp thời của Chính Phủ sẽ giúp thị trường bất động sản có thể phát triển theo xu hướng bền vững, ổn định và mang lại giá trị trong dài hạn.

Tổng hợp
 
Chỉnh sửa cuối: