Tags
grab
Hạng D
2/12/03
1.929
4.572
113
Vietnam
Các anh thấy sao, chứ tôi thấy nhà nước muốn thu đủ thuế nhưng Grab lươn lẹo...


"Đến cuối ngày 9/12, Grab và Tổng cục Thuế vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về việc thu thuế VAT với dịch vụ gọi xe công nghệ.

Chiều 9/12, đại diện Grab đã làm việc với Tổng cục Thuế để chia sẻ về những vướng mắc khi thực hiện Nghị định 126 - thay đổi cách kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT) với dịch vụ gọi xe công nghệ từ 5/12.

Tuy nhiên, kết thúc cuộc gặp, Grab phát đi thông cáo cho biết "hết sức thất vọng bởi kết quả làm việc đã không đạt được một kết quả tích cực nào" vì Tổng cục Thuế đã không nhất quán trong việc xác định chủ thể phải chịu thuế VAT.

Trong khi đó, Tổng cục Thuế lại thông tin - đã giải thích rõ cho Grab biết về Nghị định 126 không có thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng.

"Doanh nghiệp phải khai thuế VAT với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh. Đối với Grab là hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp khai thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất là 10% và doanh nghiệp được khấu trừ VAT đầu vào theo quy định", Tổng cục Thuế cho hay.

Thuế không thể can thiệp khi Grab tăng tỷ lệ chiết khấu

Sau khi Grab tăng giá cước, điều chỉnh chiết khấu, các tài xế Grabike tắt ứng dụng, đình công chiều 7/2 tại Hà Nội. Ảnh: Anh Tú.

Sau khi Nghị định 126 có hiệu lực, để đảm bảo thu nhập cho tài xế khi Thuế VAT, Grab tăng 5-6% giá dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc.

Trao đổi với VnExpress sau cuộc làm việc với Grab, đại diện cơ quan thuế khẳng định việc Grab tăng chiết khấu, giá cước không phải do Nghị định 126 mà vì yếu tố thay đổi chính sách nào đó của doanh nghiệp.

Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) giải thích, Grab nói tăng giá cước là do thuế nên mới phải có buổi làm việc chiều 9/12. Nhưng thuế không thể can thiệp khi Grab tăng tỷ lệ chiết khấu, tăng giá cước bởi đó là quyền của doanh nghiệp. Theo bà, phía Grab cũng không cung cấp được đầy đủ thông tin việc tăng này là do thuế.

Bà Lan phân tích, thuế VAT đánh vào người dùng và giá chỉ tăng khi một trong hai yếu tố là thuế suất hoặc cơ sở tính thuế (mức giá xây dựng khi chưa gồm VAT) tăng. Nếu thuế suất tăng thì trách nhiệm là do cơ quan thuế, còn cơ sở tính thuế tăng là do doanh nghiệp, bà nói. Trong trường hợp này, cơ quan thuế khẳng định thuế suất VAT 10% áp dụng lên loại hình hoạt động là doanh nghiệp kinh doanh vận tải không thay đổi.

Trước đây, do hành lang pháp lý và hướng dẫn của cơ quan thuế còn thiếu sót, Grab kê khai chưa đúng và chưa đủ thuế VAT, nên khi tính lại thuế theo Nghị định 126, Grab có trách nhiệm xây dựng lại mức giá chưa gồm VAT để giá không tăng.

"Còn nếu Grab vẫn muốn giữ nguyên thu nhập của họ thì đương nhiên giá sẽ tăng, nhưng không phải do cơ quan thuế tăng thuế suất", bà Lan khẳng định. Cơ quan thuế đề nghị Grab phối hợp với cơ quan thuế để truyền thông đúng bản chất của vấn đề.

Về phần mình, trong thông cáo phát đi, Grab chia sẻ "rất bức xúc" về yêu cầu của Tổng cục Thuế - muốn tăng mức thu thuế với doanh thu của đối tác tài xế từ 3% lên 10%, dù biết rằng các tài xế này không có khả năng khấu trừ VAT đầu vào.

Theo doanh nghiệp này, Tổng cục Thuế không có sự giải thích rõ ràng mà dựa vào những luận điểm rất không nhất quán. "Tổng cục Thuế tự khẳng định tài xế xe ôm công nghệ là người lao động của Grab và không phải chịuVAT cho khoản doanh thu của mình" Grab nói.

Grab dẫn một công văn ngày 8/2/2017 của Tổng cục Thuế cho thấy cơ quan quản lý đã phân loại tài xế xe hai bánh là cá nhân kinh doanh và là người nộp thuế theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng. Công văn trên hướng dẫn doanh nghiệp rằng khoản doanh thu từ hoạt động hợp tác kinh doanh phải được phân định cho hai chủ thể gồm phần doanh thu của Grab (chịu thuế 10%), còn phần doanh thu của đối tác tài xế (chịu mức thuế 3%) theo phương pháp tính thuế trực tiếp áp dụng với cá nhân kinh doanh.

Grab cho rằng, hiện Tổng cục Thuế muốn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách từ các cá nhân kinh doanh có hợp tác kinh doanh với tổ chức. Khi theo điểm c khoản 5 Điều 7 NĐ 126, doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp thuế VAT trên toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo mức chung của tổ chức là 10%.

Lập luận của Grab là, Nghị định 126 chỉ điều chỉnh thủ tục và phương pháp kê khai, nộp thuế; còn việc xác định những đối tượng nào phải nộp thuế, người nộp thuế - chịu thuế VAT thì phải căn cứ vào Luật Thuế giá trị gia tăng. Công ty này cho rằng việc họ phải chịu hoàn toàn nghĩa vụ nộp thuế với tư cách là người nộp thuế cho toàn bộ doanh thu, bao gồm cả phần doanh thu của đối tác tài xế là không phù hợp với Luật Thuế giá trị gia tăng."

Theo vnexpress
 
Hạng B2
5/5/19
111
276
63
HCM
Thời nào rồi mà mấy ông NN lại đi can thiệp vào việc định giá của doanh nghiệp vậy trời. Chả hiểu mấy ông nầy học hành kiểu gì
 
Hạng D
16/7/20
1.596
987
113
51
tính ra thằng ăn được nhiều nhất là thuế, thiệt hại nhiều nhất là lái xe ôm công nghệ, rồi đến người đi xe.
Nên quy định buộc làm CB thuế phải kiếm thu nhập từ chạy xe ôm grab 1 tuần 2-3 ngày thì mới thấu hiểu
 
Hạng B2
8/3/06
375
219
61
Quan điểm tôi là để Cung - Cầu nó tự điều chỉnh việc này .
NN thì cứ đúng Luật thuế mà thu.
NLĐ thấy ko chạy đc , nghỉ chạy hết đi làm việc khác ( Cty, XN ,..) thì lúc đó Grab sẽ xem xét lại tỷ lệ thu hồi...
 
Hạng B2
28/5/19
311
394
63
37
Tôi lại thấy nn muốn tận thu nhưng không muốn nhả.
Kinh doanh nộp VAT là đúng
Nộp thuế thu nhập cá nhân cũng đúng.
Nhưng, nếu thuế coi grab là cty kinh doanh vận tải, tài xế là nhân viên, thu VAT trên doanh thu là ok, nhưng chỉ được thu thuế thu nhập cá nhân nếu tài xế thực nhận trên 13tr theo luật thuế và phải được tính giảm trừ gia cảnh nếu thu nhập trên mức này.
Điểm mấu chốt như grab thắc mắc :

"Về phần mình, trong thông cáo phát đi, Grab chia sẻ "rất bức xúc" về yêu cầu của Tổng cục Thuế - muốn tăng mức thu thuế với doanh thu của đối tác tài xế từ 3% lên 10%, dù biết rằng các tài xế này không có khả năng khấu trừ VAT đầu vào "

Tại sao thuế không cho tài xế/grab đưa khấu hao vào chi phí đầu vào. Taxi truyền thống tính được, sao không có grab tính vào.
Anh muôn thu tận gốc mà không muốn chi chỗ nào, khôn vậy ai chơi.
 
Hạng D
16/7/20
1.596
987
113
51
Quan điểm tôi là để Cung - Cầu nó tự điều chỉnh việc này .
NN thì cứ đúng Luật thuế mà thu.
NLĐ thấy ko chạy đc , nghỉ chạy hết đi làm việc khác ( Cty, XN ,..) thì lúc đó Grab sẽ xem xét lại tỷ lệ thu hồi...
theo luật thì ko có nghề kinh doanh Vận tải xe 2B, mà quá tào lao thu thuế VAT 10% grab bike, đúng là não ngắn
 
Hạng D
21/5/14
2.454
29.793
113
34
theo luật thì ko có nghề kinh doanh Vận tải xe 2B, mà quá tào lao thu thuế VAT 10% grab bike, đúng là não ngắn
Kinh doanh vận tải sao ko có nghề đó anh
 
Hạng D
16/7/20
1.596
987
113
51
Kinh doanh vận tải sao ko có nghề đó anh
Grab lập luận rằng việc Tổng cục Thuế áp dụng nghị định 10/2020 ngày 17-1-2020 quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ôtô để tính thuế VAT đối với hình thức xe 2 bánh là không hợp pháp. Hiện chưa có quy định nào về điều kiện kinh doanh và cấp giấy kinh doanh vận chuyển hành khách xe 2 bánh.
Chuyện này Grab đúng, có vẻ thuế tào lao
 
Hạng D
2/3/11
2.336
32.140
113
Sao bữa giờ chưa ai trưng ra đc luật nào có ghi về thuế cho xe ôm.
 
Hạng D
16/7/20
1.596
987
113
51
Sao bữa giờ chưa ai trưng ra đc luật nào có ghi về thuế cho xe ôm.
không trưng ra được luật thuế cho xe ôm, thì ai ra quyết định thu VAT 10% cho grab bike nên cho về vườn nuôi heo