Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
Lý thuyết:
Thuyết âm mưu (conspiracy theories) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn kinh tế chính trị xã hội.
<h2>Học thuyết âm mưu là sản phẩm trí tưởng tượng nhằm giải thích về những chuyện đã và đang diễn ra. Dù không có bằng chứng xác thực để chứng minh nhưng những nghi ngờ vẫn bao phủ khắp thế giới.</h2>Tình hình thực trạng kinh tế Việt Nam
Người viết đặt các khái niệm và giải thích chi tiết theo thuyết âm mưu, đúng hay sai thì thời gian sẽ trả lời. Đây chỉ là một giả thuyết, chứng minh là thời gian các nhà điều hành thực hiện chính sách, kết quả là lợi nhuận cuối cùng của nhóm lợi ích
Ở Việt Nam, nhóm lợi ích luôn luôn được lợi về lợi nhuận. Trong Hiến Pháp Việt Nam, lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, do đó Nhà nước kinh doanh cái gì thì xác suất thua lỗ rất ít, nếu có thua lỗ Nhà nước sẽ có cách giải quyết tốt nhất.
Người dân, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng thuế, chi phí phát sinh hàng tháng, hàng năm cho Nhà nước. Tiền thuế, chi phí này có thể tăng hoặc giảm tùy theo tình hình thua lỗ hoặc lợi nhuận của nhóm lợi ích. Nhà nước dùng tiền này chi cho các hoạt động kinh tế - chính trị, an sinh xã hội trong năm. Tài khóa 2013-2014, Chính phủ xin Quốc Hội nâng bội chi lên 5,3% GDP và được duyệt, tức là tăng chi tiêu, đầu tư điều này sẽ làm tăng các khoản thuế, chi phí của người dân, doanh nghiệp trong năm 2014-2015
Nợ công của Việt Nam khoảng 96% GDP (tính luôn nợ của doanh nghiệp Nhà nước), nợ nước ngoài chiếm khoảng hơn 60% nợ công. Điều này rủi ro cho Việt Nam khi các tổ chức nước ngoài muốn đòi hết nợ gốc và lãi.
Dùng thuyết âm mưu để đoán các bước đi của nhà điều hành:
Đất nước hoạt động cũng na ná giống như một doanh nghiệp nhưng có một vài khác biệt nhỏ.
Doanh nghiệp kinh doanh có lời thì họ hưởng và có nghĩa vụ đóng thuế, khi thua lỗ thì họ tự bỏ tiền túi ra chịu.
Đất nước (doanh nghiệp nhà nước) hoạt động kinh doanh đường nào cũng có lời, không có thua lỗ vì nếu họ lỗ họ được phép tăng giá bán lên, được hỗ trợ nhiều, tức họ đẩy phần thua lỗ cho người dân, người tiêu dùng chứ doanh nghiệp nhà nước không tự bỏ tiền túi ra chịu trách nhiệm các khoản thua lỗ do mình làm ra.
Bất động sản không bao giờ đỗ vỡ trong năm 2014 – 2015 nhưng sẽ đổ vỡ năm 2017 – 2018 vì lúc đó xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ vỡ nợ tín dụng của Trung Quốc:
Trong các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có 2 loại: bất động sản có nhà nước góp vốn (không bao giờ phá sản) và bất động sản tư nhân (phá sản là chuyện bình thường). Người viết chỉ dùng thuyết âm mưu đối với doanh nghiệp bất động sản có nhà nước góp vào để dự đoán chính sách.
Tình hình lúc này là các doanh nghiệp bất động sản có nhà nước góp vốn đang chấp nhận lỗ vì chưa bán được hàng. Nhưng nếu bán được hàng họ sẽ lời khá. Vậy làm sao để bán được hàng?
Hiện Việt Nam có khoảng 92 triệu dân, tầng lớp trung lưu có khoảng gần 11 triệu dân, tầng lớp này có lứa tuổi từ 37 – 55 tuổi, có tài sản tích lũy nhàn rỗi trung bình khoảng 9 tỷ VND, tổng cộng khoảng 99.000.000 tỷ VND (4,6 tỷ USD), mức này có thể cao hơn do chưa thống kê chi tiết. Mục đích là bán các căn hộ bất động sản cho tầng lớp trung lưu này, làm sao để cho họ chịu bỏ tiền ra mua các dự án căn hộ để đầu tư, đầu cơ
Các chính sách nhà điều hành đưa ra để khuyến khích tầng lớp trung lưu mua bất động sản:
Cách 1: Tung ra gói 30.000 tỷ VND để cho tầng lớp thu nhập thấp mua nhà ở xã hội. Đây là một hình thức quảng cáo, PR mục đích cho rằng bất động sản chạm đáy để tầng lớp trung lưu bỏ tiền ra mua, chứ thực chất ngân sách đang thâm hụt nhiều, tài sản ngân hàng sụt giá nhiều, hạn chế cho vay lấy đâu ra tiền để giải ngân. Tính đến tháng 2.2014 có thể nói chính sách này đã thất bại
Cách 2: có thể tiến hành năm 2014, theo thuyết âm mưu cách này sẽ thành công rất cao, có thể giá bất động sản sẽ chạm đáy vào khoảng tháng 4-5.2014 or tháng 7-10.2014 khi thông tư 02 của NHNN có hiệu lực vào tháng 6.2014
Bước 1: tất các các ngân hàng sẽ đưa ra chính sách khuyến mãi cho người gửi tiền để họ gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, bán vàng vật chất, bán USD để gửi tiền vào NH. Thực tế, ngày 14-2-2014, NH BIDV mở thưởng chương trình khuyến mại tiền gửi đợt 1/2014, nhiều ngân hàng khác
<h1>Giá thuyết: tầng lớp trung lưu có tiền nhẫn rỗi 99k tỷ VND, họ gửi vào Ngân Hàng trước 30k tỷ VND với lãi suất được hưởng 8.5%/năm với kỳ hạn gửi 3 năm. Kỳ hạn gửi càng thấp thì lãi suất càng giảm, chẳng hạn nếu gửi 1 năm 8%.</h1>Mục đích huy động càng nhiều tiền càng tốt để phục vụ cho bước 2
Bước 2: NHNN sẽ hạ lãi suất cho vay xuống 1-2% vào thời điểm thích hợp, theo thuyết âm mưu thời gian giảm lãi suất cho vay rơi vào tháng 4-5.2014 hoặc tháng 7-10.2014
Hiện nay lãi suất cho vay trung bình 11-12%/năm, nếu hạ xuống 1-2% thì khoảng 9-10%/năm
Mục đích hạ suất cho vay sau khi huy động được nhiều tiền từ tầng lớp trung lưu là bơm tiền ra cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp bất động sản có nhà nước góp vốn (nhóm lợi ích) để họ được vay lãi suất cực thấp để đi đầu tư, đầu cơ (mua các dự án bất động sản giá rẻ, mua tài sản giá rẻ, mua vàng vật chất giá rẻ,…)
Sau khi mua các dự án bất động sản giá rẻ, chẳng hạn mua các dự án chung cơ có giá 10 triệu/m2 từ tiền vay 9-10%/năm. Họ sẽ tạo cầu ảo, đẩy giá lên 14-15 triệu/m2 vào năm 2015 và tầng lớp trung lưu, người dân đổ xô đi đầu cơ, đầu tư vào thị trường bất động sản, tức họ lời: 25 – 35%/năm (40% tiền chênh lệch giá mua bán – lãi suất vay ngân hàng 10%) và thoát lỗ, lời thêm khi bán được bất động sản cho tầng lớp trung lưu
Kết luận:
Người viết dùng tư duy, thuyết âm mưu, triết lý của Đạt Ma Tổ Sư để nêu ra các giả thuyết về chính sách đối với lĩnh vực bất động sản. Đúng hay sai tùy theo tri thức, tư duy của mỗi người đọc cảm nhận.
Thị trường bất động sản năm 2015 – quý 1.2017 sẽ giao dịch bùng nổ, giá bất động sản sẽ tăng lên mức cao vào cuối năm 2016. Thị trường căn hộ giá rẻ sẽ tăng 40-80% trong 2 – 3 năm nữa.
“Nhìn những vật không nhìn thấy, nghe những âm thanh không nghe được, biết được những sự việc không biết được mới là chân lý (tức là sự thật)” – Trích lời Đạt Ma Tổ Sư

Dương Văn Kháng, Cát Tiến - Phù Cát – Bình Định
http://duongvankhang.blog...-ong-san-viet-nam.html
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
75.944
113
Đọc tới đoạn TQ vỡ nợ tín dụng là thấy ảo rồi.
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Cho các bác thêm 1 âm mưu nữa
35.gif
[/font]
</h3>Thuyết âm mưu giải thích quá trình kiếm tiền từ chu trình bùng – vỡ nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2018</h3> http://duongvankhang.blogspot.com/2014/04/thuyet-am-muu-giai-thich-qua-trinh-kiem.html


Người viết sử dụng trí thức về kinh tế, hành vi, trí tưởng tượng phong phú và thuyết âm mưu để diễn tả toàn bộ quá trình kiếm tiền của tầng lớp thông minh nhất (các nhà tài phiệt) từ việc ứng dụng hiệu quả chu kỳ bùng – vỡ nền kinh tế Việt Nam theo các giai đoạn và chính sách kinh tế đi kèm. Đây là một giả thuyết mang tính khách quan, tùy theo kinh nghiệm và trình độ của mọi người để hiểu vấn đề cho riêng mình hợp lý nhất. Vì đây là một lĩnh vực mới của tài chính hành vi bậc cao.
Tầng lớp nào kiếm được tiền nhiều và mất nhiều tiền từ chu trình bùng – vỡ
Người viết phân loại ra 2 đối tượng được và mất tiền theo tiêu chí về trí thức, tiếp nhận thông tin.
Tầng lớp kiếm được tiền nhiều:
Thứ nhất, tầng lớp thông mình nhất (các nhà tài phiệt): họ rất giỏi và là bậc thầy trong các trò chơi tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô, vốn của họ thì lớn nhất. Họ đạo diễn cuộc chơi chính trong nền kinh tế Việt Nam
Thứ hai, nhóm lợi ích, có mối quan hệ thân hữu với Nhà nước, họ sẽ được những ưu tiên nhất trong việc vay vốn ngân hàng, các dự án, tiếp cận thông tin đầu tiên nhất. Đại diện là những tập đoàn, tổng công ty nhà nước,…
Tầng lớp mất tiền nhiều:
Thứ nhất, tầng lớp giàu có, có tài sản khoảng lớn hơn 100 tỷ VND, họ là những chủ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, xuất khẩu, dệt may,…và những quỹ đầu tư huy động tiền của nước họ đem vào Việt Nam đầu tư theo một quy trình lý thuyết không thực tế.
Thứ hai, tầng lớp trung lưu có tài sản khoảng 50-100 tỷ, họ là tri thức học ở nước ngoài về, huy động vốn trong và ngoài nước nhờ uy tín về kiến thức họ có được (tiến sĩ, MBA,…), chủ tịch, giám đốc các công ty chứng khoán, các giám đốc doanh nghiệp tư nhân, những nhà đầu tư trong nước (gọi là đại gia),…
Thứ ba, tầng lớp bình dân, có tài sản 5 – 30 tỷ, họ là các giáo viên đại học có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, sinh viên xuất sắc về thành tích học tập ở trường nhờ vào uy tín đó họ có thể huy động vốn từ người khác, người đi làm tiết kiếm tiền 5-10 năm,
Thứ tư, tầng lớp nghèo, họ chịu thiệt hại nặng nề nhất khi lạm phát tăng cao, họ là công nhân, dân quê, sinh viên, thầy giáo làm việc theo lương,…
Đạo diễn quá trình kiếm tiền từ tầng lớp thông minh nhất:
Sử dụng các con bài chủ yếu sau để kiếm tiền: lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, vàng vật chất
Công cụ hỗ trợ để hành động: chính sách kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tiền tệ) lúc nào cần tốt và lúc nào cần xấu. Tuyên truyền trên truyền thông qua các chuyên gia tài chính, hihi.
Có thể chia kịch bản quá trình bùng vỡ theo chi tiết sau:
Phần 1: Năm 2000-2010: 10 năm cho cuộc chơi
Giai đoạn 2000-2006: khai mạc cuộc chơi
Đây là giai đoạn thuận lợi nhất để tổ chức khai mạc cuộc chơi vì:
Thứ nhất, sau chiến tranh 1975 và thoát khỏi chế bao cấp, chưa tiếp xúc với văn hóa thế giới nhiều nên người dân lo làm ăn, không ăn chơi, tiêu xài nhiều, làm được đồng nào tiết kiệm đồng đó, sau một thời gian số tiền tiết kiệm trong nước rất lớn. Người chơi có số tiền tiết kiệm lớn bắt đầu có những suy nghĩ về những cuộc chơi tài chính.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập vào kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp muốn kiếm tiền nhiều hơn từ trò chơi chứng khoán, bất động sản.
Thứ ba, lượng vàng trong dần rất nhiều, phải một phần lượng vàng này tham gia vào trò chơi. Nhiều người dân bán vàng giá rẻ năm 2000-2004 (khoảng 500.000 VND/chỉ vàng)
Bơm thổi kinh tế cực tốt để thu hút dòng vồn tiết kiệm cao từ người chơi vào trò chơi:
Tăng trưởng GDP cao
Kêu gọi doanh nghiệp niêm yết để tham gia trò chơi
Nhà đầu tư nước ngoài vào
Kích giá cổ phiếu lên cao vì cầu nhiều hơn cung, doanh nghiệp chưa tăng vốn
Giai đoạn xả hàng: tháng 1 – 11.2007: HOSE nằm trong khoảng 963,x – 1179,x
Đưa ra nhiều tin cực tốt để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ người chơi vào để xả hàng khối lượng lớn.
Các tin hot như: Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp được hưởng lợi lớn từ WTO, dòng vốn nước ngoài theo đó vào nhiều, các doanh nghiệp công bố lợi nhuận khủng, kế hoạch tăng vốn,…
Giai đoạn đỗ vỡ, lao dốc: tháng 12.2007 đến tháng 12.2008: HOSE giảm từ 1078,x xuống 284,x
Sau khi người chơi vào mua cổ phiếu giá cao gần hết, các trùm tài phiệt sau khi bán xong thả thị trường lao dốc, họ không quay lại đạo diễn cuộc chơi TTCK nữa mà họ quay sang gom bất động sản giá rẻ thật nhiều và kích thị trường lên để chốt lời
Trong thời gian này, báo chí đưa tin cực xấu về kinh tế, người chơi lên sàn bán gần 1 năm nữa chưa khớp cổ phiếu nào.
Cổ phiếu giảm gần 700-900% so với giá đỉnh, thời gian giảm 1 năm
Giai đoạn gom hàng, đánh vòng mới: tháng 1 – 10.2009: HOSE tăng từ 234,x lên 633,x
Thời gian gom hàng cuối năm 2008 và ăn tết 2009, lúc này người chơi chán nản, bán hết sạch cổ phiếu ở giá cực rẻ, cổ phiếu thì giảm về mức đáy lịch sử và quá rẻ.
Chẳng hạn: SSI giá 9,1 ; REE giá 6,2; VNM giá 14,1 ;….
Sau khi gom hàng xong thì tung ra gói kích cầu cứu nền kinh tế gần 9 tỷ USD, báo chí bơm thổi Việt Nam sẽ thoát khỏi khủng hoảng nhờ gói kích cầu, GDP tăng trưởng cao, doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng tăng trưởng mạnh
Tin này làm cho TTCK Uptrend trong 9 tháng, có 1-1,5 tháng điều chỉnh
Khoảng thời gian tháng 8-10.2009: Người chơi nhỏ lẻ lại được báo chí bơm tin tốt ra rất nhiều, họ lại lao vào tiếp mà lao vào ngày vùng đỉnh mới đau.
Tháng 7-10.2009: vì người chơi còn ít tiền nên các công ty chứng khoán SBS, TLS,…đã ra mắt dịch vụ đòn bẫy tỷ lệ cao cho người chơi – cái này chết mới nhanh
Giai đoạn xả hàng, sụp đỗ :tháng 11.2009 – 11.2010: Giảm từ 633,x rớt xuống 419,x
Vì đa số người chơi sử dụng tiền vay ở tỷ lệ cao, nên khi cổ phiếu giảm 5-10% là coi như bây hết vốn.
Đợt này đã số người chơi chết nặng vì tiền đòn bẫy
Lúc này báo chí, chuyên gia đưa ra tin xấu về kinh tế Việt Nam: GDP tăng trưởng thấp, lạm phát cao, lãi suất cho vay lớn, có dấu hiệu của nợ xấu,…

Mời các bạn xem Phần 2: 2011 – 2018 (chuẩn bị cho một cơ hội lớn)

Dương Văn Kháng, kiến thức sâu sắc là sức mạnh bền vững
 
4x6 confirmed
Hạng D
2/9/08
2.185
1.703
113
Thuyết gì thì cũng chỉ là thuyết, ai tin ráng... chịu!!!

 
Hạng D
26/12/12
1.249
12.539
113
con số 11 triệu dân có từ 9 tỏi trở lên là em thấy ảo như con bà hảo rồi. Giả sử 11 triệu dân này trung bình mỗi người có 1 vợ, 1 con thì hoá ra 1/3 dân số vietnam thuộc tầng lớp trung luu à?
 
Diamond Hand
28/7/09
1.615
16.861
133
Tác giả có vẻ là nhà văn hay lều báo thì đúng hơn là dân kinh tế. Đề nghị tác giả bổ túc thêm khóa + - x : theo chương trình cấp 1 cải cách nữa.


[b nói:
Dương Văn Kháng[/b]]
Hiện Việt Nam có khoảng 92 triệu dân, tầng lớp trung lưu có khoảng gần 11 triệu dân, tầng lớp này có lứa tuổi từ 37 – 55 tuổi, có tài sản tích lũy nhàn rỗi trung bình khoảng 9 tỷ VND, tổng cộng khoảng 99.000.000 tỷ VND (4,6 tỷ USD), mức này có thể cao hơn do chưa thống kê chi tiết. Mục đích là bán các căn hộ bất động sản cho tầng lớp trung lưu này, làm sao để cho họ chịu bỏ tiền ra mua các dự án căn hộ để đầu tư, đầu cơ

Phần này là ảo tung chảo nhất. Nếu chia đúng theo giả thuyết tác giả thì tích lũy nó tới 4600 tỷ usd đó ah. Một con số siêu khủng với 1 đất nước GDP chưa chạm mốc 200 tỷ. Sai từ chổ này thì mấy cái lý luận nhảm nhỉ bên dưới em xin cho vào Recycle Bin của bác Bill ah.
bash.gif

 
Diamond Hand
28/7/09
1.615
16.861
133
Bỏ thêm 5 phút tìm hiểu tác giả thì ...chết mọa...cao thủ thị trường vàng, chuyên tư vấn mua bán cho các nhà đâu tư các bác. Em xin lỗi vì đã quá lời ở trên
17.gif
.
 
Status
Không mở trả lời sau này.