5 thủ phạm gây ô nhiễm không khí trong nhà không ngờ đến
Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency), nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2 - 5 lần, đôi khi 100 lần so với nồng độ ngoài trời.
Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phát sinh từ nhiều nguồn. Có những tác nhân gây ô nhiễm từ bên ngoài lọt vào như vi rút, vi khuẩn,... đeo bám khi bạn tiếp xúc với những vật dụng nơi công cộng. Còn có những tác nhân phát sinh từ chính trong ngôi nhà.
Trong các tác nhân hóa học gây ô nhiễm, một số chất đặc biệt nguy hiểm ẩn nấp trong rất nhiều loại sản phẩm khác nhau và có nét chung là tỏa ra mùi hương như nước hoa xịt phòng, mùi sơn, mùi gỗ mới, cồn, thuốc lá, mùi mồ hôi… Rất nhiều trong số đó có chứa các chất nằm trong danh sách các chất gây ung thư của WHO như: benzen, trichlorethylene, trichloroethylene và fomandehit.
Một số tác nhân lại có nguồn gốc sinh học như phấn hoa, các loại nấm mốc và các chất gây dị ứng phát ra từ các loại vật nuôi, sâu bọ, gián… những người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp, ung thư, giảm khả năng hoạt động trí óc.
Đặc biệt ở Việt Nam, ô nhiễm do bụi, nhất là bụi PM2.5 lại ngày càng nghiêm trọng, là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sinh khỏe con người. Bụi PM2.5 có kích thước siêu nhỏ có khả năng làm lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các nang phế trong phổi và vào máu, tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong.
Thế nhưng, con người ít quan tâm đến mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra và thường cho rằng không khí trong nhà “trong lành hơn ngoài trời”, bởi không nhìn thấy cũng như không cảm nhận được. Tuy nhiên, mỗi ngày trung bình bạn “hít thở” đến 18 kg không khí, nên việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà để tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân ngay từ những việc làm nhỏ trong nhà là điều vô cùng cần thiết.
Các cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà ở Việt Nam
Một trong những yếu tố đầu tiên để cải thiện vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà là phải sạch. Do đó, cần phải tăng cường vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tiệt trừ những nguồn phát sinh gây bụi, mốc, nấm môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại điều hòa không khí, máy lọc không khí giải phóng các gốc OH tự do để hấp thụ Hydro của những yếu tố gây ô nhiễm và ức chế hoạt động của chúng.
Một trong những công nghệ lọc không khí được các chuyên gia đánh giá hàng đầu hiện nay là công nghệ nanoe™[sup] [/sup]của Panasonic, được phát triển từ năm 1997 và ứng dụng trên nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng, đặc biệt trong các dòng Máy lọc không khí của Panasonic.
Theo đó, bộ phát nanoe™X giải phóng 4.800 tỉ gốc OH (gấp 10 lần so với thiết bị nanoe thông thường) tiếp cận với các phân từ gây mùi, phá vỡ liên kết của chúng và giúp khử mùi hôi hiệu quả như mùi thuốc lá, sầu riêng, mùi động vật, mùi mồ hôi và ẩm mốc. Bên cạnh đó, các gốc OH tách lấy hydro từ vi khuẩn, chuyển đổi thành nước và ức chế hoạt động của các loại virus, vi khuẩn.
Cùng với nanoe™X, nanoe-G giải phóng 3.000 tỉ ion âm mỗi giây len lỏi tới từng ngóc ngách trong phòng, bám vào các phân tử bụi, đặc biệt là PM2.5 trong không khí, giữ chúng tại lưới lọc và vô hiệu hóa tới 99%.
Máy lọc không khí Panasonic rất phù hợp với các căn hộ, văn phòng, nhà hàng, cơ sở chăm sóc trẻ em, không gian công cộng như nhà xưởng, phòng y tế…