Thâm nhập thế giới xe gian ở Campuchia tìm xe bị mất ở VN</h1>
(Phunutoday) - Do bị lực lượng CSGT, cảnh sát hình sự, rồi “hiệp sĩ đường phố” truy bắt gắt gao nên thời gian gần đây xe ăn cắp rất khó tiêu thụ ở Việt Nam. Nhiều chủ tiệm cầm đồ do sợ dính líu đến “hàng gian” sẽ bị đặc nhiệm hình sự “sờ gáy” nên dù xe có giấy tờ hẳn hoi nhưng không chính chủ vẫn từ chối không nhận. Đây là lý do khiến những chiếc xe bị mất cắp phải tuồn sang Campuchia tiêu thụ. Ở Campuchia, CSGT rất hiếm khi phạt hành vi điều khiển xe mà không có giấy tờ…
Xe bị mất cắp ở các đô thị lớn như TP.HCM, Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai) thường được bọn nài đưa về biên giới Long An rồi đưa sang Campuchia. Sở dĩ giới trộm cắp thích đi ngõ này vì những cửa ngõ biên giới trên địa bàn tỉnh Long An gần như nằm “sát nách” với TP.HCM.
Từ các địa bàn vùng ven của TP.HCM như Hóc Môn hay Củ Chi, chỉ cần chạy chừng 30km là xe gian đã có thể qua được bên kia biên giới. Trong khi đó, nếu muốn đi cửa ngõ Tây Ninh qua cửa khẩu Mộc Bài nguy cơ bị tóm cổ sẽ rất cao khi đoạn đường từ trung tâm TP.HCM đến đây dài gần 100km!
Tôi đi chuộc xe
Từ ngày các sòng bạc và trường gà được mở dày đặc bên kia cửa khẩu Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ, Long An), dân trộm cắp tha hồ trà trộn vào dòng người sang bên kia đánh bạc và dễ dàng đưa xe ăn cắp qua bên kia biên giới tiêu thụ. Trong những ngày “sắm vai” con bạc để làm phóng sự điều tra, chúng tôi vô tình quen biết với những con bạc là trùm tiêu thụ xe gian. Đồng tiền mà những người này kiếm được sau đó đều nướng hết vào sòng tài xỉu hoặc đi theo cựa sắt của gà chọi.
Những chiếc xe bị tháo biển số nằm ở chợ trời Chi Phou
Tí “mặt quỷ” là một tay trùm buôn xe gian có số má ở chợ Sốc Chếch, gần các trường gà ở biên giới Mỹ Quý Tây. Theo lời của tay chơi này, trước khi có trường gà này, anh ta đã từng nướng gần cả tỷ bạc ở trường gà Darling ở biên giới Mộc Hóa.
Từ ngày chuyển về trường này, anh ta có ăn có thua nhưng được cái công việc làm ăn (mua bán xe gian – PV) vô cùng phát đạt do tuyến đường này lượng xe về nhiều, chỉ cần mạnh vốn mỗi ngày có thể bỏ túi cả chục triệu tiền lãi. Do có nhiều tiền nên Tí “mặt quỷ” tỏ ra khá hào phóng với các con bạc khác.
Thấy tôi có vẻ hiền lành, lại hay than vãn vừa “cầm nhà” vì thua bạc, Tí tỏ ra rất thông cảm và nói từ từ sẽ chỉ cho cách làm ăn. Khi tôi giả vờ than mới mất một con Honda PCX màu trắng mới cứng vừa mua gần 60 triệu đồng, Tí “mặt quỷ” vỗ vai ra giọng nghĩa hiệp: “Chú em mày đừng có lo, xăng bên này mắc lắm, người ta không chuộng xe tay ga đâu. Cứ chuẩn bị khoảng 30 triệu đồng, anh sẽ giúp đúng chiếc xe của chú”.
Tôi chưa kịp trả lời, Tí nói luôn: “Không có tiền anh sẽ tạm giữ chiếc xe, khi nào chú em có anh cho chuộc không lấy lãi”.
Trước khi đi tìm xe, Tí “mặt quỷ” còn cẩn thận điện thoại cho mấy chiến hữu khác ở Campuchia xem có chiếc PCX màu trắng nào mới được đưa về hay không. Nếu có, phải ách lại chờ Tí dẫn người qua chuộc…
Theo lời kể của Tí “mặt quỷ”, xe ở Việt Nam sau khi bị ăn cắp nếu đi bằng ngõ Long An sẽ được đưa sang chợ Sốc Chếch (huyện Chanh Trea, tỉnh Sray Vieng), ngõ Tây Ninh sẽ vào xã Bau Quach (Campucchia) rồi đưa tới chợ Chi Phou trên Quốc lộ 1 của Campuchia. Tuy nhiên, “đêm dài lắm mộng, đường dài lắm công an”, dân đi xe gian chẳng dại gì lại chọn ngõ Tây Ninh vì ngại đụng công an. Xe từ Sốc Chếch sau đó cũng được đưa về tập trung tại Chi Phou.
Theo đường bộ, chợ này cách cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) 12 km, cách cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Long An) 26 km. Sau khi trao đổi với các “chiến hữu” là dân tiêu thụ xe gian, Tí nói ở Sốc Chếch đang có 1 con PCX màu trắng, còn chợ Chi Phou thì đang có 3 con. Tìm ở Sốc Chếch không có thì đi Chi Phou tìm tiếp.
Sau khi qua trạm hải quan VN chừng 500m, chúng tôi đến chợ trời Sốc Chếch. Bên ngoài là trạm biên phòng và hải quan Campuchia. Tôi hơi bất ngờ, vì gọi là “chợ” nhưng thực tế chỉ là mấy dãy nhà lụp xụp, tạm bợ, phần lớn là hàng quán, kho chứa hàng hóa.
Tí cho biết: “Hàng lậu thường tập kết về đây rồi đưa vào Việt Nam. Mấy năm gần đây, giới buôn xe “đá” dùng nơi này làm trạm trung chuyển”. Chợ trời này chủ yếu là xe gắn máy bị ăn cắp từ VN đưa sang, hầu hết còn mới, có cả xe còn chưa tháo cả ni lông bọc yên xe. Nhiều nhất là các loại Wave đời mới và các dòng xe của Yamaha. Xe tay ga thường bị… chê vì xăng bên đây vừa mắc mà chất lượng lại không đảm bảo, xe tay ga rất dễ bị hư. Đi dọc theo dãy kho, tôi đã đếm được gần 30 chiếc, trong đó hơn 20 chiếc là Wave RS và Wave RSX.
Ngồi uống nước ngay chợ trời, tôi kín đáo quan sát và lén chụp hình những chiếc xe đã bị tháo biển số đậu dưới mái hiên một mái lá lụp sụp. Lát sau, một thanh niên da đen nhẻm cưỡi một con PCX không biển số còn mới cứng trờ tới. Tôi giả vờ lật đật xem tới lui số sườn số máy rồi thở dài, bảo không phải xe này.
Đệ nhất chợ xe gian
Thấy thằng em rầu rĩ, Tí “mặt quỷ” an ủi: “Chợ này mà ăn nhằm gì. Anh em mình đi chợ Chi Phou đi. Ở đó tha hồ mà lựa. Còn không có, mình mua xe mới rồi đóng lại số sườn số máy cho khớp với giấy tờ rồi chạy về luôn”.
Theo Tí, lúc đầu toàn bộ xe “đá” từ VN đưa sang đều bày bán ở chợ Sốc Chếch, nhưng sau này mấy “cớm” (đặc nhiệm hình sự) VN thường xuyên trà trộn sang đây để triệt phá đường dây tiêu thụ xe gian liên quốc gia nên bãi xe chuyển về chợ Chi Phou sâu trong nội địa cho an toàn.
Các chủ tiệm ở Chợ Chi Phou rất sỏi Tiếng Việt nên mọi vấn đề giao dịch tôi không gặp trở ngại nào. Họ cho biết, xe gắn máy do Thái Lan sản xuất hiện rất khó sang Campuchia bằng cả hai đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp là do tình hình biên giới phía Nam của họ bất ổn.
Công đoạn tháo số ở chợ trời Sốc Chếch
Mà xe Thái cũng không hề rẻ. Chẳng hạn, chiếc Dream lùn 125cc bán ở Campuchia với giá 1.700 USD, làm xong giấy tờ có giá gần 40 triệu đồng Việt Nam. Xe Suzuki Smash của Thái cũng có giá 1.500 USD, tính ra cũng hơn 30 triệu đồng tiền Việt. Tôi xem hết 4 chiếc xe PCX màu trắng mới cứng và lắc đầu bảo không phải.
Một chủ tiệm ở đây thấy vẻ thiểu não của tôi, liền bảo: “Anh cứ ráng chờ, nếu mất trong hôm nay thì trong vòng 2 ngày xe sẽ có mặt tại đây. Bằng không, có thể nó đi đường An Giang hoặc Đồng Tháp qua Ta Kheo rồi về Sray Vieng”. Nói xong, người này điện thoại cho một người tên Khan, bảo là “trùm” xe ở thành phố Sray Vieng để dặn chuộc dùm chiếc PCX cho “đứa em” bên Việt Nam.
Theo những tay buôn xe ở Chi Phou, xe “đá” ở đây hầu hết đều bán lại cho trùm Khan ở thành phố Sray Vieng. Khan là nhân vật có thế lực ở vùng này, với đội ngũ bảo kê hàng lậu rất hùng hậu và đám tay em lên đến cả trăm tên. Xe qua tay Khan sẽ được đưa đi tiêu thụ khắp nơi với giá chênh lệch khoảng 20%.
Chẳng hạn, chiếc Wave RS đời 2010 Khan thu vào khoảng 450 USD, bán ra 550 USD, chiếc Yamaha Sirius thu vào 650 USD, bán ra 750 USD… Ở vùng nông thôn Campuchia, xe máy chạy không cần biển số kiểm soát.
Ngay cả trung tâm Sray Vieng, xe gắn máy 10 chiếc thì chỉ 1, 2 chiếc có biển số. Theo dân buôn xe, lưu thông ở Campuchia quan trong là xe phải có đủ hai kiếng chiếu hậu và đội nón bảo hiểm đúng chuẩn, các vấn đề còn lại CSGT không quan tâm. Ngoài đường, nhiều chiếc xe hơi thậm chí cũng không có số, tay lái thuận và tay lái nghịch đều có…
Nhiều người bị mất xe ở Việt Nam đã nhờ người sang tận Campuchia để chuộc xe mang về. Tuy nhiên, không phải ai cũng chuộc được. Anh Nguyễn Hùng S. – chủ một tiệm sửa xe ở Đức Hòa (Long An) cho biết, nhờ quen biết nên anh đã chuộc được chiếc xe Air Blade với “giá gốc” mà đầu nậu thu vào là 22 triệu đồng.
Chị Muội (nhà ngay cửa khẩu Mỹ Quý Tây, Đức Huệ, Long An) cũng bị mất xe ở TP. HCM. Buồn tình, chị về nhà chơi. Không ngờ, ngay buổi chiều có mấy thanh niên địa phương tìm đến nhà bảo cầm tiền qua chuộc xe với giá gốc vì họ kiểm trong cốp, thấy giấy tờ của “người quen” ngay Mỹ Quý Tây nên muốn “trả lại”.
Tuy nhiên, nói là “trả lại” nhưng chị Muội vẫn phải trả tiền với giá gốc mà các đầu nậu đã thu vào. Ông Nguyễn Văn Thuận (nhà ở xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Long An) cũng bị mất xe, điện thoại báo cho một người quen ở Mỹ Quý Tây xem giùm.
Người này qua tận chợ Sốc Chếch, nhìn thấy xe nhưng lại không được chuộc vì các trùm cho rằng có quan hệ với đặc nhiệm hình sự.
Tương tự, chị Trần Thị H. ở Đức Hòa nhờ người sang Campuchia tìm xe, ban đầu các đầu nậu đồng ý cho chuộc chiếc Wave S đời 2007 với giá 7 triệu, sau đó tăng giá lên 8 triệu rồi cuối cùng không cho chuộc vì sợ lộ đường dây bên Việt Nam…
Đường đi của xe “đá”
Các đường dây tiêu thụ xe ăn cắp qua Campuchia ở Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long liên tục bị triệt phá. Các “nài” trong những đường dây này hầu hết đều “yếu bóng vía” nên thường khai ra đồng bọn để rồi cùng nhau xộ khám. Riêng khu vực Đức Hòa, Đức Huệ (Long An), việc “tuyển” nài phải lựa rất kỹ càng, nài nào không có “đạo đức nghề nghiệp” sẽ bị loại ra khỏi đường dây nên chưa có đường dây quy mô nào bị phá…
Gọi là xe “đá” để chỉ tốc độ ăn cắp xe của các “quái”: Chỉ cần một tay vặn đoản, leo lên đá chân chống là chạy! Theo tìm hiểu của chúng tôi, các đường dây tiêu thụ xe gian thường được xuất phát tại TPHCM, chủ yếu khu Suối Tiên, khu vực cầu Tham Lương, Khu Công nghiệp Tân Bình, khu cầu vượt Quang Trung, ngã tư An Sương và ga Sóng Thần.
Theo lời kể của một “nài” ở Lộc Giang (huyện Đức Hòa), trùm sẽ giao tiền cho các “nài” đi TP. HCM lấy xe. “Nài” và người giao xe không biết mặt nhau, chỉ được dùng điện thoại di động liên lạc, mô tả hình dáng chiếc xe và biển số giả mà chiếc xe đang mang.
Khi đến đúng địa điểm, “nài” chỉ gọi theo số máy điện thoại do trùm cho biết trước và báo là “Tôi đã đến”. Người nghe kiểm tra số máy khớp với các số trùm ở TP đã cho rồi chỉ nơi cần đến, lấy tiền và giao xe.
Một chiếc xe gian nằm bên trong quán nước ở chợ trời Sốc Chếch
Trên đường về, xe chở nài bận lên sẽ chạy xe không để hộ tống, dân trong nghề gọi là xe “đè”. Một khi “nài” bị CSGT truy đuổi thì chiếc xe “đè” chạy phía sau có nhiệm vụ “cản địa” bằng mọi “nghiệp vụ” đã được huấn luyện trước. Khi làm việc này, người điều khiển những chiếc xe “đè” chấp nhận bị phạt, giam xe có thời hạn. Khoản tiền này sau đó được các trùm ở biên giới hoàn trả đầy đủ. Nếu bị truy đuổi gắt, “nài” có quyền bỏ xe để chạy thoát thân mà không phải đền bù cho trùm.
Từ TPHCM, xe “đá” thường chạy thẳng qua ngã ba An Ninh Tây (huyện Đức Hòa). Đến đây, các “nài” có thể chia nhiều ngã để đi qua địa bàn huyện Đức Huệ. Cánh thứ nhất, chạy theo kênh nổi ra thẳng bến Cây Keo. Tại đây, xuồng máy sẽ chở từ 2 đến 3 chiếc xe “đá” ngược dòng Vàm Cỏ Đông, theo hệ thống kênh xáng vào thẳng Ba Thu, một địa điểm tập kết xe “đá” thuộc địa bàn huyện Chanh Trea, Sray Vieng.
Cánh thứ hai là đưa xe vượt sông Vàm Cỏ Đông bằng phà Ba Nê (Mỹ Quý Đông, Đức Huệ) rồi theo đường bộ về Tho Mo, Chân Tốc. Tại đây, nếu thấy “đường êm”các nài sẽ chạy xe dọc theo bờ đê rồi chạy thẳng qua Sốc Chếch giao hàng. Các “nài” được trả từ 400 – 600 ngàn cho một chiếc xe lọt qua biên giới (tùy theo giá trị xe)…
Những ông trùm xe “đá”
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ hiện có 4 – 5 băng xe “đá”. Nhiều đàn em của trùm thuốc lá nhảy ra làm xe đá núp dưới sự bảo kê của các đàn anh. Nhiều đàn em của Tơi “biên giới” vừa chạy xe bè chở thuốc là kiếm cơm vừa kiêm luôn nghề “nài”. Do biên giới là khu vực khá nhạy cảm nên Tơi “bảo tiêu” cho xe đá với giá 100 ngàn đồng/ xe. Mỗi ngày, Tơi thu năm, bảy triệu tiền “bảo tiêu” là chuyện bình thường…
Dân chuyên “đá xe” còn cho biết ở Lộc Giang (Đức Hòa) xuất hiện một trùm xe “đá” hoạt động rất liều lĩnh, mọi người gọi là Lợi “liều”. Trùm này năm nay chừng 30 tuổi nhưng đã có “thâm niên” bỏ nhà đi bụi gần 20 năm nên rất rành luật giang hồ. Cưới con gái một chủ nhà máy xay xát lúa gạo, Lợi “liều” sử dụng luôn chiếc xe tải của cha vợ làm phương tiện “chẻ” xe từ TP. HCM về Long An.
Giữa tháng 4.2009, trùm này lái xe đưa một lúc gần 20 chiếc xe đá về Lộc Giang rồi đưa sang biên giới làm cả giới xe gian nể phục. Kế nhà Lợi “liều”, ông chủ quán cà phê G. cũng có trong tay hàng chục “nài”, thỉnh thoảng còn cho Lợi “liều” mượn “nài” để đưa xe qua Campuchia.
Cũng ngay xã Lộc Giang, một đối tượng tên Tư “tri” mới chừng 25 tuổi, sau nhiều lần “đụng độ” với cảnh sát cơ động của Đức Hòa đã về TP. HCM thuê một khách sạn để ở rồi mua xe “đá” giao lại cho các chiến hữu ở quê nhà.
Trên địa bàn xã Mỹ Quý Đông và Mỹ Quý Tây (Đức Huệ) hiện cũng xuất hiện một số băng buôn lậu thuốc lá kèm theo nghề xe “đá”. Mạnh nhất trong số này là ông trùm Bảy “lơ”. Bảy “lơ” ít khi ra mặt, mà giao việc điều phối xe “đá” cho hai đứa con trai V. và S. đảm nhận.
Ra đời sau, nhưng băng Bảy “lơ” không ngừng lớn mạnh nhờ sự táo bạo và có nhiều quan hệ trên đất Campuchia trong thời gian buôn lậu thuốc lá. Theo dân trong nghề xe “đá”, băng Bảy “lơ” mỗi ngày đưa sang biên giới 20 – 30 xe đá…
Tại chợ Sóc Chếch có Thin, Út “sầu” là hai đầu nậu xe “đá” lớn nhất ở đây. Dưới trướng Út “sầu” có người cháu cũng tên Út, có nhiệm vụ sang Đức Huệ tuyển hàng đưa về Sóc Chếch, đôi khi y còn đến TP. HCM trực tiếp bàn bạc việc làm ăn với các đầu nậu xe “đá”.
Hầu hết những ông trùm ở chợ Sóc Chếch đều là người Campuchia gốc Việt, thường xuyên ra vào biên giới VN. Thậm chí họ còn lôi kéo cả chủ tịch xã Tuso Đây (huyện Chanh Trea, Sray Vieng) tên Ung Sương (người Khơ Me gốc Sóc Trăng) tham gia tiêu thụ xe “đá” với quy mô lớn. Do không thông thạo đường đi nước bước, khoảng năm 2006 ông Sương đã bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ về hành vi tiêu thụ xe gian.
Khi bị vây bắt, Sương đã dùng cái mác chủ tịch xã và quốc tịch Campuchia để chống chọi. Nhưng không ngờ lực lượng an ninh địa phương đã phối hợp với Interpol VN nên “trùm” Sương mới chịu phục.
Hiện nay, trùm này đã mãn hạn tù và trở về làm… thiếu úy quân đội Campuchia. Ông này vẫn đóng quân ở Chanh Trea và thường xuyên qua lại biên giới Việt Nam. Mới đây, sau khi con gái của Ung Sương là Khơ Mơi bị bắt tại Việt Nam vì tội buôn ma túy, người ta không thấy Ung Sương xuất hiện ở biên giới nữa.
Theo giới buôn xe chợ trời Chi Phou, các dòng xe của hai hãng Honda và Yamaha sản xuất tại Thái Lan và Campuchia thường rất khác nhau. Ngoài những kiểu như Dream 100cc, Wave 100cc ra đời cách đây hơn 10 năm và chiếc Air Blade vừa ra giống nhau, các kiểu xe còn lại rất khác biệt. Nếu cứ nhìn thấy Wave α, Wave S, Wave RS, Wave RSX (hãng Honda) hay Sirius, Starius (Yamaha) chạy trên đất Campuchia thì cầm chắc đây là xe ăn cắp từ Việt Nam đưa sang…
Luật im lặng
Công an tỉnh Tiền Giang vừa lập chuyên án triệt phá một băng tiêu thụ xe “đá” qua Campuchia theo ngõ An Giang. Chỉ cần bắt được 1 nài trên đìa bàn tỉnh này, công an đã lần theo các manh mối và bắt hàng loạt đối tượng khác trong đường dây. Chuyên án tiếp tục được mở rộng, hứa hẹn sẽ còn nhiều đối tượng xô khám. Tuy nhiên, phía Long An chỉ có “nài” bị bắt chứ trùm thì vẫn bình bình an an ngoài vòng pháp luật.
Khi bị “rớt” (CSGT giữ xe), tất cả các “nài” đều khai theo lập trình: “Tôi chạy thuê cho một người Campuchia không rõ địa chỉ hoặc thấy giá rẻ tôi mua về chạy xe ôm, nhưng không rõ người bán ở đâu”. Có nài còn khai luôn, thấy xe dựng không người trông coi nên tôi ham quá ăn cắp.
Khi ra tòa, án tuyên bao nhiêu các “nài” nhận bấy nhiêu, tuyệt đối không được kháng cáo, dù luật cho phép. Vì các trùm biết rõ hành vi trộm hoặc tiêu thụ một chiếc xe ăn cắp án không quá 3 năm tù, chỉ cần chấp hành tốt một nửa thời gian là được xét tha trước thời hạn. Sau khi ra tù, uy tín của “nài” càng được nâng cao, đồng nghĩa với việc được các trùm tin dùng hơn.
Thậm chí có “nài” còn được trùm cho mượn vốn mua bán xe “đá”, hoặc ăn chia sòng phẳng lợi nhuận. Riêng trong thời gian “nài” chấp hành hình phạt, các trùm rất chu đáo trong việc giúp đỡ tiền nong cho gia đình anh ta, cũng như chu cấp tiền thăm nuôi hằng tháng.
Ở Lộc Giang, có một “nài” mới được tuyển vào đã giở trò qua mặt trùm. Mấy chuyến đầu, này này giao hàng về Sốc Chếch đầy đủ. Đến chuyến thứ tư, thấy chiếc xe quá ngon, kiểm trong cốp “nài” này còn phát hiện cả cà vẹt xe nên nổi lòng tham, đem bán cho một người ở Củ Chi rồi về báo lại là xe bị công an Đức Hòa vịn. Các trùm kiểm lại, biết xe không bị bắt đã truy lùng ráo riết làm “nài” này phải trốn ra miền Đông sinh sống.
Cũng ở Lộc Giang, nài Thành “ghẻ” lại được các trùm lấy ra làm gương cho các đàn em. Số là trên đường chẻ xe về tới Đức Hòa, hết xăng nên Thành “ghẻ” tìm cách mở bình xăng và phát hiện bên trong có mấy ngàn USD. Thành “ghẻ” vẫn bình thản giao xe về tận Sốc Chếch và báo lại cho trùm. Thấy Thành “ghẻ” nghĩa khí, ông trùm cho Thành “ghẻ” toàn bộ số tiền này…
Thái “lái lụa”, một “thiếu gia” nhà ở An Ninh Tây (Đức Hòa) vừa nghỉ học năm 2008 tiết lộ, Thái không tham gia các đường dây buôn lậu hay tiêu thụ xe gian nhưng vẫn được các “nài” cùng xóm tôn là “tay lái lụa” vì khả năng lạng lách trên đường. Chủ quán cà phê G. và đích thân trùm Lợi “liều” ở Lộc Giang (Đức Hòa) nhiều lần tiếp xúc, đề nghị Thái tham gia chẻ xe nhưng Thái không chịu.
Theo giới nài ở Lộc Giang, nguyên tắc tuyển nài nếu không nắm rõ nhân thân của người đó là không tuyển dụng. Đây là giải pháp để sàng lọc, loại trừ khi bị cơ quan công an cài người vào đường dây làm ăn của các trùm.
Luật xử “mọt”
Giữa năm 2008, một cuộc rượt đuổi quyết liệt giữa lực lượng chống buôn lậu và một đối tượng mặc quân phục diễn ra trên địa bàn Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ). Tới trạm liên hợp cầu Bà Vòm, đối tượng này không theo hiệu lệnh ngừng để kiểm tra mà chạy luôn về hướng biên giới. Truy đuổi đến chợ Sân Bay (Tho Mo, Mỹ Quý Tây), đối tượng này vứt xe chạy thoát thân. Nhiều người cho rằng, đối tượng này là con rể ông Bảy C. ở Tho Mo.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng không có chứng cứ nên không bắt được. Trước đó, con trai ông Bảy C. cũng bị “mọt” (nội gián bên trong, báo cho công an – PV) nên lực lượng chống buôn lậu đã ập vào nhà bắt được tang vật là một chiếc xe “đá” dựng trong nhà chưa kịp đem qua Campuchia.
Giới buôn lậu đã xôn xao họp bàn, cuối cùng phát hiện ra Cu T. (ngụ cùng địa phương) chính là “mọt”. Đối tượng này sau đó đã bị đánh một trận hội đồng nhưng không dám hé răng khai báo với cơ quan chức năng.
Bị cánh trùm TP. HCM cạch mặt, Cu T. chuyển hướng về miền Tây đưa ngược xe lên Long An chuyển sang biên giới tiêu thụ. Mới đây, khi chẻ xe từ Vĩnh Long về ngang địa phận Đức Hòa, Cu T. bị truy đuổi ráo riết. Nhiều “nài” và dân xe “đè” thấy Cu T. bị truy đuổi nhưng không cứu giúp nên Cu T. bị té gãy xương đùi, rồi bị công an Long An bắt giam cho đến nay
Theo dân chuyên “đá” xe, khi một thanh niên được tuyển dụng làm “nài”, các trùm đều cho lên TPHCM sinh sống trong vòng một tháng để thông thuộc các đường ngang ngõ tắt, tập lạng lách, tháo chạy khi bị truy đuổi trên đường phố.
Một khi chẻ xe bị lộ, biết có công an đeo bám, ngay lập tức “nài” cố biến mất trong đám đông hoặc tìm một khúc quanh nào đó để giấu xe cởi phăng áo khoác ngoài vứt bỏ, lẫn vào đám đông. Để “thử” nài mới, nhiều trùm còn ngầm giao cho nài chạy xe “đá” giả (xe có giấy tờ đàng hoàng) và bỏ một ít tiền trông cốp xe. Nài nào đổ xăng, thấy tiền mà lấy sau này chỉ được giao chẻ xe ít giá trị, nài nào trung thực giao cả xe và tiền sẽ được tin dùng, giao cho xe xịn để chẻ.
(Phunutoday) - Do bị lực lượng CSGT, cảnh sát hình sự, rồi “hiệp sĩ đường phố” truy bắt gắt gao nên thời gian gần đây xe ăn cắp rất khó tiêu thụ ở Việt Nam. Nhiều chủ tiệm cầm đồ do sợ dính líu đến “hàng gian” sẽ bị đặc nhiệm hình sự “sờ gáy” nên dù xe có giấy tờ hẳn hoi nhưng không chính chủ vẫn từ chối không nhận. Đây là lý do khiến những chiếc xe bị mất cắp phải tuồn sang Campuchia tiêu thụ. Ở Campuchia, CSGT rất hiếm khi phạt hành vi điều khiển xe mà không có giấy tờ…
Xe bị mất cắp ở các đô thị lớn như TP.HCM, Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai) thường được bọn nài đưa về biên giới Long An rồi đưa sang Campuchia. Sở dĩ giới trộm cắp thích đi ngõ này vì những cửa ngõ biên giới trên địa bàn tỉnh Long An gần như nằm “sát nách” với TP.HCM.
Từ các địa bàn vùng ven của TP.HCM như Hóc Môn hay Củ Chi, chỉ cần chạy chừng 30km là xe gian đã có thể qua được bên kia biên giới. Trong khi đó, nếu muốn đi cửa ngõ Tây Ninh qua cửa khẩu Mộc Bài nguy cơ bị tóm cổ sẽ rất cao khi đoạn đường từ trung tâm TP.HCM đến đây dài gần 100km!
Tôi đi chuộc xe
Từ ngày các sòng bạc và trường gà được mở dày đặc bên kia cửa khẩu Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ, Long An), dân trộm cắp tha hồ trà trộn vào dòng người sang bên kia đánh bạc và dễ dàng đưa xe ăn cắp qua bên kia biên giới tiêu thụ. Trong những ngày “sắm vai” con bạc để làm phóng sự điều tra, chúng tôi vô tình quen biết với những con bạc là trùm tiêu thụ xe gian. Đồng tiền mà những người này kiếm được sau đó đều nướng hết vào sòng tài xỉu hoặc đi theo cựa sắt của gà chọi.
Tí “mặt quỷ” là một tay trùm buôn xe gian có số má ở chợ Sốc Chếch, gần các trường gà ở biên giới Mỹ Quý Tây. Theo lời của tay chơi này, trước khi có trường gà này, anh ta đã từng nướng gần cả tỷ bạc ở trường gà Darling ở biên giới Mộc Hóa.
Từ ngày chuyển về trường này, anh ta có ăn có thua nhưng được cái công việc làm ăn (mua bán xe gian – PV) vô cùng phát đạt do tuyến đường này lượng xe về nhiều, chỉ cần mạnh vốn mỗi ngày có thể bỏ túi cả chục triệu tiền lãi. Do có nhiều tiền nên Tí “mặt quỷ” tỏ ra khá hào phóng với các con bạc khác.
Thấy tôi có vẻ hiền lành, lại hay than vãn vừa “cầm nhà” vì thua bạc, Tí tỏ ra rất thông cảm và nói từ từ sẽ chỉ cho cách làm ăn. Khi tôi giả vờ than mới mất một con Honda PCX màu trắng mới cứng vừa mua gần 60 triệu đồng, Tí “mặt quỷ” vỗ vai ra giọng nghĩa hiệp: “Chú em mày đừng có lo, xăng bên này mắc lắm, người ta không chuộng xe tay ga đâu. Cứ chuẩn bị khoảng 30 triệu đồng, anh sẽ giúp đúng chiếc xe của chú”.
Tôi chưa kịp trả lời, Tí nói luôn: “Không có tiền anh sẽ tạm giữ chiếc xe, khi nào chú em có anh cho chuộc không lấy lãi”.
Trước khi đi tìm xe, Tí “mặt quỷ” còn cẩn thận điện thoại cho mấy chiến hữu khác ở Campuchia xem có chiếc PCX màu trắng nào mới được đưa về hay không. Nếu có, phải ách lại chờ Tí dẫn người qua chuộc…
Theo lời kể của Tí “mặt quỷ”, xe ở Việt Nam sau khi bị ăn cắp nếu đi bằng ngõ Long An sẽ được đưa sang chợ Sốc Chếch (huyện Chanh Trea, tỉnh Sray Vieng), ngõ Tây Ninh sẽ vào xã Bau Quach (Campucchia) rồi đưa tới chợ Chi Phou trên Quốc lộ 1 của Campuchia. Tuy nhiên, “đêm dài lắm mộng, đường dài lắm công an”, dân đi xe gian chẳng dại gì lại chọn ngõ Tây Ninh vì ngại đụng công an. Xe từ Sốc Chếch sau đó cũng được đưa về tập trung tại Chi Phou.
Theo đường bộ, chợ này cách cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) 12 km, cách cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Long An) 26 km. Sau khi trao đổi với các “chiến hữu” là dân tiêu thụ xe gian, Tí nói ở Sốc Chếch đang có 1 con PCX màu trắng, còn chợ Chi Phou thì đang có 3 con. Tìm ở Sốc Chếch không có thì đi Chi Phou tìm tiếp.
Sau khi qua trạm hải quan VN chừng 500m, chúng tôi đến chợ trời Sốc Chếch. Bên ngoài là trạm biên phòng và hải quan Campuchia. Tôi hơi bất ngờ, vì gọi là “chợ” nhưng thực tế chỉ là mấy dãy nhà lụp xụp, tạm bợ, phần lớn là hàng quán, kho chứa hàng hóa.
Tí cho biết: “Hàng lậu thường tập kết về đây rồi đưa vào Việt Nam. Mấy năm gần đây, giới buôn xe “đá” dùng nơi này làm trạm trung chuyển”. Chợ trời này chủ yếu là xe gắn máy bị ăn cắp từ VN đưa sang, hầu hết còn mới, có cả xe còn chưa tháo cả ni lông bọc yên xe. Nhiều nhất là các loại Wave đời mới và các dòng xe của Yamaha. Xe tay ga thường bị… chê vì xăng bên đây vừa mắc mà chất lượng lại không đảm bảo, xe tay ga rất dễ bị hư. Đi dọc theo dãy kho, tôi đã đếm được gần 30 chiếc, trong đó hơn 20 chiếc là Wave RS và Wave RSX.
Ngồi uống nước ngay chợ trời, tôi kín đáo quan sát và lén chụp hình những chiếc xe đã bị tháo biển số đậu dưới mái hiên một mái lá lụp sụp. Lát sau, một thanh niên da đen nhẻm cưỡi một con PCX không biển số còn mới cứng trờ tới. Tôi giả vờ lật đật xem tới lui số sườn số máy rồi thở dài, bảo không phải xe này.
Đệ nhất chợ xe gian
Thấy thằng em rầu rĩ, Tí “mặt quỷ” an ủi: “Chợ này mà ăn nhằm gì. Anh em mình đi chợ Chi Phou đi. Ở đó tha hồ mà lựa. Còn không có, mình mua xe mới rồi đóng lại số sườn số máy cho khớp với giấy tờ rồi chạy về luôn”.
Theo Tí, lúc đầu toàn bộ xe “đá” từ VN đưa sang đều bày bán ở chợ Sốc Chếch, nhưng sau này mấy “cớm” (đặc nhiệm hình sự) VN thường xuyên trà trộn sang đây để triệt phá đường dây tiêu thụ xe gian liên quốc gia nên bãi xe chuyển về chợ Chi Phou sâu trong nội địa cho an toàn.
Các chủ tiệm ở Chợ Chi Phou rất sỏi Tiếng Việt nên mọi vấn đề giao dịch tôi không gặp trở ngại nào. Họ cho biết, xe gắn máy do Thái Lan sản xuất hiện rất khó sang Campuchia bằng cả hai đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp là do tình hình biên giới phía Nam của họ bất ổn.
Mà xe Thái cũng không hề rẻ. Chẳng hạn, chiếc Dream lùn 125cc bán ở Campuchia với giá 1.700 USD, làm xong giấy tờ có giá gần 40 triệu đồng Việt Nam. Xe Suzuki Smash của Thái cũng có giá 1.500 USD, tính ra cũng hơn 30 triệu đồng tiền Việt. Tôi xem hết 4 chiếc xe PCX màu trắng mới cứng và lắc đầu bảo không phải.
Một chủ tiệm ở đây thấy vẻ thiểu não của tôi, liền bảo: “Anh cứ ráng chờ, nếu mất trong hôm nay thì trong vòng 2 ngày xe sẽ có mặt tại đây. Bằng không, có thể nó đi đường An Giang hoặc Đồng Tháp qua Ta Kheo rồi về Sray Vieng”. Nói xong, người này điện thoại cho một người tên Khan, bảo là “trùm” xe ở thành phố Sray Vieng để dặn chuộc dùm chiếc PCX cho “đứa em” bên Việt Nam.
Theo những tay buôn xe ở Chi Phou, xe “đá” ở đây hầu hết đều bán lại cho trùm Khan ở thành phố Sray Vieng. Khan là nhân vật có thế lực ở vùng này, với đội ngũ bảo kê hàng lậu rất hùng hậu và đám tay em lên đến cả trăm tên. Xe qua tay Khan sẽ được đưa đi tiêu thụ khắp nơi với giá chênh lệch khoảng 20%.
Chẳng hạn, chiếc Wave RS đời 2010 Khan thu vào khoảng 450 USD, bán ra 550 USD, chiếc Yamaha Sirius thu vào 650 USD, bán ra 750 USD… Ở vùng nông thôn Campuchia, xe máy chạy không cần biển số kiểm soát.
Ngay cả trung tâm Sray Vieng, xe gắn máy 10 chiếc thì chỉ 1, 2 chiếc có biển số. Theo dân buôn xe, lưu thông ở Campuchia quan trong là xe phải có đủ hai kiếng chiếu hậu và đội nón bảo hiểm đúng chuẩn, các vấn đề còn lại CSGT không quan tâm. Ngoài đường, nhiều chiếc xe hơi thậm chí cũng không có số, tay lái thuận và tay lái nghịch đều có…
Nhiều người bị mất xe ở Việt Nam đã nhờ người sang tận Campuchia để chuộc xe mang về. Tuy nhiên, không phải ai cũng chuộc được. Anh Nguyễn Hùng S. – chủ một tiệm sửa xe ở Đức Hòa (Long An) cho biết, nhờ quen biết nên anh đã chuộc được chiếc xe Air Blade với “giá gốc” mà đầu nậu thu vào là 22 triệu đồng.
Chị Muội (nhà ngay cửa khẩu Mỹ Quý Tây, Đức Huệ, Long An) cũng bị mất xe ở TP. HCM. Buồn tình, chị về nhà chơi. Không ngờ, ngay buổi chiều có mấy thanh niên địa phương tìm đến nhà bảo cầm tiền qua chuộc xe với giá gốc vì họ kiểm trong cốp, thấy giấy tờ của “người quen” ngay Mỹ Quý Tây nên muốn “trả lại”.
Tuy nhiên, nói là “trả lại” nhưng chị Muội vẫn phải trả tiền với giá gốc mà các đầu nậu đã thu vào. Ông Nguyễn Văn Thuận (nhà ở xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Long An) cũng bị mất xe, điện thoại báo cho một người quen ở Mỹ Quý Tây xem giùm.
Người này qua tận chợ Sốc Chếch, nhìn thấy xe nhưng lại không được chuộc vì các trùm cho rằng có quan hệ với đặc nhiệm hình sự.
Tương tự, chị Trần Thị H. ở Đức Hòa nhờ người sang Campuchia tìm xe, ban đầu các đầu nậu đồng ý cho chuộc chiếc Wave S đời 2007 với giá 7 triệu, sau đó tăng giá lên 8 triệu rồi cuối cùng không cho chuộc vì sợ lộ đường dây bên Việt Nam…
Đường đi của xe “đá”
Các đường dây tiêu thụ xe ăn cắp qua Campuchia ở Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long liên tục bị triệt phá. Các “nài” trong những đường dây này hầu hết đều “yếu bóng vía” nên thường khai ra đồng bọn để rồi cùng nhau xộ khám. Riêng khu vực Đức Hòa, Đức Huệ (Long An), việc “tuyển” nài phải lựa rất kỹ càng, nài nào không có “đạo đức nghề nghiệp” sẽ bị loại ra khỏi đường dây nên chưa có đường dây quy mô nào bị phá…
Gọi là xe “đá” để chỉ tốc độ ăn cắp xe của các “quái”: Chỉ cần một tay vặn đoản, leo lên đá chân chống là chạy! Theo tìm hiểu của chúng tôi, các đường dây tiêu thụ xe gian thường được xuất phát tại TPHCM, chủ yếu khu Suối Tiên, khu vực cầu Tham Lương, Khu Công nghiệp Tân Bình, khu cầu vượt Quang Trung, ngã tư An Sương và ga Sóng Thần.
Theo lời kể của một “nài” ở Lộc Giang (huyện Đức Hòa), trùm sẽ giao tiền cho các “nài” đi TP. HCM lấy xe. “Nài” và người giao xe không biết mặt nhau, chỉ được dùng điện thoại di động liên lạc, mô tả hình dáng chiếc xe và biển số giả mà chiếc xe đang mang.
Khi đến đúng địa điểm, “nài” chỉ gọi theo số máy điện thoại do trùm cho biết trước và báo là “Tôi đã đến”. Người nghe kiểm tra số máy khớp với các số trùm ở TP đã cho rồi chỉ nơi cần đến, lấy tiền và giao xe.
Trên đường về, xe chở nài bận lên sẽ chạy xe không để hộ tống, dân trong nghề gọi là xe “đè”. Một khi “nài” bị CSGT truy đuổi thì chiếc xe “đè” chạy phía sau có nhiệm vụ “cản địa” bằng mọi “nghiệp vụ” đã được huấn luyện trước. Khi làm việc này, người điều khiển những chiếc xe “đè” chấp nhận bị phạt, giam xe có thời hạn. Khoản tiền này sau đó được các trùm ở biên giới hoàn trả đầy đủ. Nếu bị truy đuổi gắt, “nài” có quyền bỏ xe để chạy thoát thân mà không phải đền bù cho trùm.
Từ TPHCM, xe “đá” thường chạy thẳng qua ngã ba An Ninh Tây (huyện Đức Hòa). Đến đây, các “nài” có thể chia nhiều ngã để đi qua địa bàn huyện Đức Huệ. Cánh thứ nhất, chạy theo kênh nổi ra thẳng bến Cây Keo. Tại đây, xuồng máy sẽ chở từ 2 đến 3 chiếc xe “đá” ngược dòng Vàm Cỏ Đông, theo hệ thống kênh xáng vào thẳng Ba Thu, một địa điểm tập kết xe “đá” thuộc địa bàn huyện Chanh Trea, Sray Vieng.
Cánh thứ hai là đưa xe vượt sông Vàm Cỏ Đông bằng phà Ba Nê (Mỹ Quý Đông, Đức Huệ) rồi theo đường bộ về Tho Mo, Chân Tốc. Tại đây, nếu thấy “đường êm”các nài sẽ chạy xe dọc theo bờ đê rồi chạy thẳng qua Sốc Chếch giao hàng. Các “nài” được trả từ 400 – 600 ngàn cho một chiếc xe lọt qua biên giới (tùy theo giá trị xe)…
Những ông trùm xe “đá”
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ hiện có 4 – 5 băng xe “đá”. Nhiều đàn em của trùm thuốc lá nhảy ra làm xe đá núp dưới sự bảo kê của các đàn anh. Nhiều đàn em của Tơi “biên giới” vừa chạy xe bè chở thuốc là kiếm cơm vừa kiêm luôn nghề “nài”. Do biên giới là khu vực khá nhạy cảm nên Tơi “bảo tiêu” cho xe đá với giá 100 ngàn đồng/ xe. Mỗi ngày, Tơi thu năm, bảy triệu tiền “bảo tiêu” là chuyện bình thường…
Dân chuyên “đá xe” còn cho biết ở Lộc Giang (Đức Hòa) xuất hiện một trùm xe “đá” hoạt động rất liều lĩnh, mọi người gọi là Lợi “liều”. Trùm này năm nay chừng 30 tuổi nhưng đã có “thâm niên” bỏ nhà đi bụi gần 20 năm nên rất rành luật giang hồ. Cưới con gái một chủ nhà máy xay xát lúa gạo, Lợi “liều” sử dụng luôn chiếc xe tải của cha vợ làm phương tiện “chẻ” xe từ TP. HCM về Long An.
Giữa tháng 4.2009, trùm này lái xe đưa một lúc gần 20 chiếc xe đá về Lộc Giang rồi đưa sang biên giới làm cả giới xe gian nể phục. Kế nhà Lợi “liều”, ông chủ quán cà phê G. cũng có trong tay hàng chục “nài”, thỉnh thoảng còn cho Lợi “liều” mượn “nài” để đưa xe qua Campuchia.
Cũng ngay xã Lộc Giang, một đối tượng tên Tư “tri” mới chừng 25 tuổi, sau nhiều lần “đụng độ” với cảnh sát cơ động của Đức Hòa đã về TP. HCM thuê một khách sạn để ở rồi mua xe “đá” giao lại cho các chiến hữu ở quê nhà.
Trên địa bàn xã Mỹ Quý Đông và Mỹ Quý Tây (Đức Huệ) hiện cũng xuất hiện một số băng buôn lậu thuốc lá kèm theo nghề xe “đá”. Mạnh nhất trong số này là ông trùm Bảy “lơ”. Bảy “lơ” ít khi ra mặt, mà giao việc điều phối xe “đá” cho hai đứa con trai V. và S. đảm nhận.
Ra đời sau, nhưng băng Bảy “lơ” không ngừng lớn mạnh nhờ sự táo bạo và có nhiều quan hệ trên đất Campuchia trong thời gian buôn lậu thuốc lá. Theo dân trong nghề xe “đá”, băng Bảy “lơ” mỗi ngày đưa sang biên giới 20 – 30 xe đá…
Tại chợ Sóc Chếch có Thin, Út “sầu” là hai đầu nậu xe “đá” lớn nhất ở đây. Dưới trướng Út “sầu” có người cháu cũng tên Út, có nhiệm vụ sang Đức Huệ tuyển hàng đưa về Sóc Chếch, đôi khi y còn đến TP. HCM trực tiếp bàn bạc việc làm ăn với các đầu nậu xe “đá”.
Hầu hết những ông trùm ở chợ Sóc Chếch đều là người Campuchia gốc Việt, thường xuyên ra vào biên giới VN. Thậm chí họ còn lôi kéo cả chủ tịch xã Tuso Đây (huyện Chanh Trea, Sray Vieng) tên Ung Sương (người Khơ Me gốc Sóc Trăng) tham gia tiêu thụ xe “đá” với quy mô lớn. Do không thông thạo đường đi nước bước, khoảng năm 2006 ông Sương đã bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ về hành vi tiêu thụ xe gian.
Khi bị vây bắt, Sương đã dùng cái mác chủ tịch xã và quốc tịch Campuchia để chống chọi. Nhưng không ngờ lực lượng an ninh địa phương đã phối hợp với Interpol VN nên “trùm” Sương mới chịu phục.
Hiện nay, trùm này đã mãn hạn tù và trở về làm… thiếu úy quân đội Campuchia. Ông này vẫn đóng quân ở Chanh Trea và thường xuyên qua lại biên giới Việt Nam. Mới đây, sau khi con gái của Ung Sương là Khơ Mơi bị bắt tại Việt Nam vì tội buôn ma túy, người ta không thấy Ung Sương xuất hiện ở biên giới nữa.
Theo giới buôn xe chợ trời Chi Phou, các dòng xe của hai hãng Honda và Yamaha sản xuất tại Thái Lan và Campuchia thường rất khác nhau. Ngoài những kiểu như Dream 100cc, Wave 100cc ra đời cách đây hơn 10 năm và chiếc Air Blade vừa ra giống nhau, các kiểu xe còn lại rất khác biệt. Nếu cứ nhìn thấy Wave α, Wave S, Wave RS, Wave RSX (hãng Honda) hay Sirius, Starius (Yamaha) chạy trên đất Campuchia thì cầm chắc đây là xe ăn cắp từ Việt Nam đưa sang…
Luật im lặng
Công an tỉnh Tiền Giang vừa lập chuyên án triệt phá một băng tiêu thụ xe “đá” qua Campuchia theo ngõ An Giang. Chỉ cần bắt được 1 nài trên đìa bàn tỉnh này, công an đã lần theo các manh mối và bắt hàng loạt đối tượng khác trong đường dây. Chuyên án tiếp tục được mở rộng, hứa hẹn sẽ còn nhiều đối tượng xô khám. Tuy nhiên, phía Long An chỉ có “nài” bị bắt chứ trùm thì vẫn bình bình an an ngoài vòng pháp luật.
Khi bị “rớt” (CSGT giữ xe), tất cả các “nài” đều khai theo lập trình: “Tôi chạy thuê cho một người Campuchia không rõ địa chỉ hoặc thấy giá rẻ tôi mua về chạy xe ôm, nhưng không rõ người bán ở đâu”. Có nài còn khai luôn, thấy xe dựng không người trông coi nên tôi ham quá ăn cắp.
Khi ra tòa, án tuyên bao nhiêu các “nài” nhận bấy nhiêu, tuyệt đối không được kháng cáo, dù luật cho phép. Vì các trùm biết rõ hành vi trộm hoặc tiêu thụ một chiếc xe ăn cắp án không quá 3 năm tù, chỉ cần chấp hành tốt một nửa thời gian là được xét tha trước thời hạn. Sau khi ra tù, uy tín của “nài” càng được nâng cao, đồng nghĩa với việc được các trùm tin dùng hơn.
Thậm chí có “nài” còn được trùm cho mượn vốn mua bán xe “đá”, hoặc ăn chia sòng phẳng lợi nhuận. Riêng trong thời gian “nài” chấp hành hình phạt, các trùm rất chu đáo trong việc giúp đỡ tiền nong cho gia đình anh ta, cũng như chu cấp tiền thăm nuôi hằng tháng.
Ở Lộc Giang, có một “nài” mới được tuyển vào đã giở trò qua mặt trùm. Mấy chuyến đầu, này này giao hàng về Sốc Chếch đầy đủ. Đến chuyến thứ tư, thấy chiếc xe quá ngon, kiểm trong cốp “nài” này còn phát hiện cả cà vẹt xe nên nổi lòng tham, đem bán cho một người ở Củ Chi rồi về báo lại là xe bị công an Đức Hòa vịn. Các trùm kiểm lại, biết xe không bị bắt đã truy lùng ráo riết làm “nài” này phải trốn ra miền Đông sinh sống.
Cũng ở Lộc Giang, nài Thành “ghẻ” lại được các trùm lấy ra làm gương cho các đàn em. Số là trên đường chẻ xe về tới Đức Hòa, hết xăng nên Thành “ghẻ” tìm cách mở bình xăng và phát hiện bên trong có mấy ngàn USD. Thành “ghẻ” vẫn bình thản giao xe về tận Sốc Chếch và báo lại cho trùm. Thấy Thành “ghẻ” nghĩa khí, ông trùm cho Thành “ghẻ” toàn bộ số tiền này…
Thái “lái lụa”, một “thiếu gia” nhà ở An Ninh Tây (Đức Hòa) vừa nghỉ học năm 2008 tiết lộ, Thái không tham gia các đường dây buôn lậu hay tiêu thụ xe gian nhưng vẫn được các “nài” cùng xóm tôn là “tay lái lụa” vì khả năng lạng lách trên đường. Chủ quán cà phê G. và đích thân trùm Lợi “liều” ở Lộc Giang (Đức Hòa) nhiều lần tiếp xúc, đề nghị Thái tham gia chẻ xe nhưng Thái không chịu.
Theo giới nài ở Lộc Giang, nguyên tắc tuyển nài nếu không nắm rõ nhân thân của người đó là không tuyển dụng. Đây là giải pháp để sàng lọc, loại trừ khi bị cơ quan công an cài người vào đường dây làm ăn của các trùm.
Luật xử “mọt”
Giữa năm 2008, một cuộc rượt đuổi quyết liệt giữa lực lượng chống buôn lậu và một đối tượng mặc quân phục diễn ra trên địa bàn Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ). Tới trạm liên hợp cầu Bà Vòm, đối tượng này không theo hiệu lệnh ngừng để kiểm tra mà chạy luôn về hướng biên giới. Truy đuổi đến chợ Sân Bay (Tho Mo, Mỹ Quý Tây), đối tượng này vứt xe chạy thoát thân. Nhiều người cho rằng, đối tượng này là con rể ông Bảy C. ở Tho Mo.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng không có chứng cứ nên không bắt được. Trước đó, con trai ông Bảy C. cũng bị “mọt” (nội gián bên trong, báo cho công an – PV) nên lực lượng chống buôn lậu đã ập vào nhà bắt được tang vật là một chiếc xe “đá” dựng trong nhà chưa kịp đem qua Campuchia.
Giới buôn lậu đã xôn xao họp bàn, cuối cùng phát hiện ra Cu T. (ngụ cùng địa phương) chính là “mọt”. Đối tượng này sau đó đã bị đánh một trận hội đồng nhưng không dám hé răng khai báo với cơ quan chức năng.
Bị cánh trùm TP. HCM cạch mặt, Cu T. chuyển hướng về miền Tây đưa ngược xe lên Long An chuyển sang biên giới tiêu thụ. Mới đây, khi chẻ xe từ Vĩnh Long về ngang địa phận Đức Hòa, Cu T. bị truy đuổi ráo riết. Nhiều “nài” và dân xe “đè” thấy Cu T. bị truy đuổi nhưng không cứu giúp nên Cu T. bị té gãy xương đùi, rồi bị công an Long An bắt giam cho đến nay
Theo dân chuyên “đá” xe, khi một thanh niên được tuyển dụng làm “nài”, các trùm đều cho lên TPHCM sinh sống trong vòng một tháng để thông thuộc các đường ngang ngõ tắt, tập lạng lách, tháo chạy khi bị truy đuổi trên đường phố.
Một khi chẻ xe bị lộ, biết có công an đeo bám, ngay lập tức “nài” cố biến mất trong đám đông hoặc tìm một khúc quanh nào đó để giấu xe cởi phăng áo khoác ngoài vứt bỏ, lẫn vào đám đông. Để “thử” nài mới, nhiều trùm còn ngầm giao cho nài chạy xe “đá” giả (xe có giấy tờ đàng hoàng) và bỏ một ít tiền trông cốp xe. Nài nào đổ xăng, thấy tiền mà lấy sau này chỉ được giao chẻ xe ít giá trị, nài nào trung thực giao cả xe và tiền sẽ được tin dùng, giao cho xe xịn để chẻ.
Chủ đề tương tự
Người đăng:
oto_bangb2
Ngày đăng:
Người đăng:
darkknight69
Ngày đăng:
Người đăng:
darkknight69
Ngày đăng: