Mọi thông tin về tuổi thọ lốp, loại xe dùng lốp, kích thước và tải trọng lốp đều được ghi chú trên chính chiếc lốp. Chỉ cần đọc bài viết này là các bác có thể tự tin chọn loại lốp cho mình và chọn cách bảo dưỡng phù hợp.[pagebreak][/pagebreak]
Một số tài mới sẽ bỡ ngỡ với việc đọc thông số và hạn sử dụng của lốp xe. Nhưng nó thật sự rất đơn giản và dễ nhớ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bác cách đọc những thông tin in trên chiếc lốp.
1. Hạn sử dụng lốp
Đây là thông tin quan trọng và dễ nhớ nhất.
Mỗi loại lốp lại có 1 hạn sử dụng khác nhau. Nhưng thông thường là trong khoảng 6 năm, tính từ ngày sản xuất. Nhưng không bao giờ để lốp hoạt động vượt quá mốc 10 năm.
Khi mua lốp mới, các bác nhất định không mua những lốp đã cất trong kho quá
2 năm, dù nó là lốp mới hoàn toàn đi chăng nữa.
Mỗi chiếc lốp đều thể hiện ngày sản xuất DOT (Department of Transportation) trên thân. Cách đọc thông số này sẽ khác nhau tuỳ vào xuất xứ của lốp xe, nhưng thường là như sau:
Thông số 4708 trên lốp này có nghĩa là lốp được sản xuất vào tuần thứ 47 trong năm 2008, tức là vào tháng 10/2008.
Thông số 0907 trên lốp này có nghĩa là lốp được sản xuất vào tuần thứ 9 trong năm 2007, tức là vào tháng 3/2007.
2. Các thông số lốp
Thường kia mua lốp thì nhân viên và đại lý sẽ đưa loại lốp phù hợp với kích thước và loại xe mà các bác sử dụng nên những thông tin này chỉ nên tìm hiểu cho biết.
Ở hình này ta đọc được con số P205/55 R16 91 S
P - Loại xe: Chữ cái đầu tiên cho ta biết loại xe có thể sử dụng lốp này. P “Passenger”: lốp dùng cho các loại xe có thể chở “hành khách”. Ngoài ra còn có một số loại khác như LT “Light Truck”: xe tải nhẹ, xe bán tải; T “Temporary”: lốp thay thế tạm thời.
205 - Chiều rộng lốp: Chiều rộng lốp chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. Chiều rộng lốp được đo từ vách này tới vách kia (mm).
55 - Tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp: được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp. Trong ví dụ trên đây, bề dày bằng 55% chiều rộng lốp (185)
R - Cấu trúc của lốp: Các lốp thông dụng trên xe hầu như đều có cấu trúc Radial tương ứng với chữ R. Ngoài ra, lốp xe còn có các chữ khác như B, D, hoặc E nhưng hiện nay rất hiếm trên thị trường.
16 - Ðường kính la-zăng: Với mỗi loại lốp chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ la-zăng. Số 16 tương ứng với đường kính la-zăng lắp được là 16 inch.
91S - Tải trọng và tốc độ giới hạn: Nếu con số này nhỏ hơn tải trọng và tốc độ xe chạy là nguyên nhân dẫn đến nổ lốp xe
- Số 91 - Tải trọng lốp xe chịu được: Thông thường vị trí này có số từ 75 tới 105 tương đương với tải trọng từ 380 tới 925 kg.
- S - Tốc độ tối đa lốp xe có thể hoạt động bình thường: Bên cạnh chỉ số tải trọng là một chữ cái giới hạn tốc độ tối đa mà lốp có thể hoạt động bình thường, với chữ cái S, lốp xe sẽ có tốc độ tối đa tương ứng là 180 km/h.
Bảng tải trọng tương ứng lốp xe
Tốc độ tối đa của lốp có thể tra trong bảng
Độ mòn
Hay còn gọi là Treadwear - là thông số về độ mòn gân lốp xe. Đối với các xe tải nhẹ, các thông số này dao động từ 300-540. Một chiếc lốp có chỉ số 500 sẽ có tuổi thọ dài gấp đôi chiếc lốp có chỉ số 250. Tuy nhiên, mỗi hãng lốp lại có chỉ số độ mòn khác nhau.
Độ dừng
Hay còn gọi Traction - là số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn. Trong đó, AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình và C là chấp nhận được.
Độ chịu nhiệt
Hay còn gọi là Temperature – là chỉ số đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải. Trong đó, A là hạng cao nhất và C là hạng thấp nhất.
Áp suất tối đa
Áp suất tối đa hay còn gọi là Maximum pressure – là chỉ số áp suất tối đa mà lốp xe có thể chịu được. Nó được tính theo đơn vị psi (pound per square inch) hoặc kPA (kilopscal). Chính vì thế, bạn không bao giờ được bơm lốp xe vượt qua thông số này.
Áp suất lốp và loại lốp tiêu chuẩn cũng có thể được tìm thấy trên xe
Tổng hợp