Ra đời nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn liên quan đến nổ lốp xe trên đường, cho tới nay, hệ thống cảnh báo áp suất lốp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cánh lái xe an toàn hơn. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp hoạt động như thế nào? Những lỗi nào thường xảy ra với hệ thống cảnh báo áp suất lốp nhất?
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp là gì?
Cảnh báo áp suất lốp (gọi tắt là TPMS - Tire Pressure Monitoring System) là hệ thống có chức năng theo dõi áp suất không khí bên trong lốp xe ô tô.
Thông thường, 1 bộ cảnh báo áp suất lốp sẽ gồm có 4 cảm biến lắp ở 4 lốp và 1 màn hình hiển thị thông số. Trên màn hình hiển thị sẽ có đầy đủ thông tin về áp suất cũng như nhiệt độ của từng lốp.
Khi áp suất bên trong lốp thay đổi đột ngột hoặc cao/thấp hơn so với mức cài đặt sẵn (thường là dưới 25% so với tiêu chuẩn), hệ thống sẽ thông báo cho tài xế thông qua tín hiệu âm thanh và hình ảnh.
Đèn cảnh báo áp suất lốp được ký hiệu màu vàng, giống hình móng ngựa, kèm dấu chấm than lồng vào chính giữa. Ký hiệu này hiển thị trên bảng đồng hồ khi áp suất 1 trong 4 bánh xe không đạt chuẩn.
Đèn cảnh báo áp suất lốp trên đồng hồ lái
Cấu tạo hệ thống cảnh báo áp suất lốp
Hệ thống cảnh báo áp suất lộp gồm
3 bộ phận chính:
Van cảm biến
Mỗi bánh xe được lắp 1 van cảm biến giống nhau. Van cảm biến sẽ bao gồm: cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, mạch điện và pin.
Van cảm biến làm nhiệm vụ đo áp suất không khí bên trong lốp, độ căng của màng sau đó gửi thông tin về bộ xử lý trung tâm của hệ thống. Tại bộ xử lý trung tâm, các tín hiệu sẽ được giải mã thành các chỉ số áp suất lốp.
Một bộ cảm biến áp suất lốp có giá khoảng 1.700.000 VNĐ trên thị trường
Dựa theo vị trí lắp đặt, người ta chia cảm biến áp suất lốp thành 2 loại: cảm biến áp suất lốp
gắn trong và cảm biến áp suất lốp
gắn ngoài.
Cảm biến áp suất lốp gắn trong: có đầu cảm biến gắn bên trong lốp xe, van cảm biến này sẽ thay cho van của lốp xe ban đầu. Tuy nhiên, việc lắp đặt cũng như sửa chữa cảm biến áp suất lốp gắn trong được đánh giá khá phức tạp, cần thợ tay nghề cao và các dụng cụ chuyên dụng.
Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài: có đầu cảm biến gắn vào đầu van của bánh xe. Việc lắp đặt, sửa chữa cảm biến áp suất lốp gắn ngoài cũng khá đơn giản, thuận tiện vì không cần phải tháo lốp hay cân bằng động. Nhưng vì được gắn ở bên ngoài nên nó tất nhiên dễ mất trộm hơn so với cảm biến áp suất lốp gắn trong.
Tuy nhiên, nhiều loại cảm biến gắn ngoài hiện nay đã được trang bị công nghệ mã hóa bảo mật và cảnh báo chống trộm thông minh.
Bộ xử lý trung tâm
Đây là “đầu não” của cảm biến, có nhiệm vụ tiếp nhận và giải mã các tín hiệu điện từ van cảm biến áp suất lốp. Các tín hiệu sau khi được giải mã sẽ được truyền thông tin tới ECU và hiển thị trên màn hình. Bộ xử lý trung tâm nằm trong bo mạch của màn hình hiển thị.
Màn hình chính
Cảm biến áp suất lốp "zin" thường đi kèm với màn hình chạy bằng pin hoặc nguồn điện của xe để hiển thị thông số. Tuy nhiên, ngày nay, cảm biến áp suất lốp có thể được tích hợp trực tiếp với màn hình của xe ô tô, hoặc với đồng hồ, điện thoại thông minh.
Các lỗi thường gặp của cảm biến áp suất lốp và cách xử lý
1. Cảm biến áp suất lốp hết pin
Nhận biết: Một hoặc nhiều đầu cảm biến không báo tín hiệu.
Nguyên nhân: Có thể do cảm biến của xe đã sử dụng lâu ngày, đến hạn thay pin. Tuổi thọ pin cảm biến từ 2 – 3 năm,
Khắc phục: Đối với cảm biến áp suất ngoài, chỉ cần tháo đầu cảm biến hết pin và thay pin.
2. Cảm biến áp suất lốp báo đèn nhưng lốp vẫn căng (mất tín hiệu)
Nhận biết: Đèn cảnh báo sáng liên tục, cảm biến báo một hoặc nhiều lốp có áp suất thấp nhưng kiểm tra lốp vẫn căng.
Nguyên nhân: Do đầu cảm biến không hoạt động hoặc xe đang ở vùng có nhiệt độ thấp. Hoặc do cảm biến mới được tháo ra chưa kết nối lại được.
Khắc phục: Reset lại xem van có nhận tín hiệu hay không. Nếu không thì nên thay van cảm biến cho lóp để đảm bảo thông số chính xác nhất.
3. Áp suất lốp thực tế khác với thông số hiển thị của cảm biến áp suất lốp
Nhận biết: Lốp không căng nhưng thông số không thay đổi thậm chí còn tăng lên hoặc giảm đi.
Nguyên nhân: Do điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho không khí trong lốp giãn nở hoặc co lại khiến cho cảm biến đo thiếu chính xác.
Khắc phục: Đưa xe đến nơi có nhiệt độ phù hợp để có được thông số chính xác nhất.
Cách reset đèn cảnh báo áp suất lốp
Trên một số xe, sau khi lốp xe đã được bơm đủ hơi, người lái có thể xóa đèn báo này bằng cách bấm nút trên bảng đồng hồ hoặc tắt chìa khóa. Và ở một số xe, hệ thống TPMS sẽ tự động reset và xóa đèn báo này khi xe đi được vài cây số.
Các bác đang dùng cảnh báo áp suất lốp loại nào? Mời các bác cùng chia sẻ đánh giá bên dưới để mọi người tham khảo!
>>Xem thêm: