Hộp số Xtronic-CVT là một trong những yếu tố quan trọng giúp Nissan Teana thế hệ mới sở hữu khả năng vận hành êm ái cũng như khả năng tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.
[pagebreak][/pagebreak]
Hộp số vô cấp không phải là khái niệm mới mẻ trên thế giới, thậm chí Leonardo da Vinci đã phác thảo ra mô hình này từ hơn 500 năm trước, nhưng đến năm 1987 mới được Subaru tung ra thị trường, đó là chiếc Subaru Justy, sau đó một số nhà sản xuất ô tô khác như Audi, GM, Nissan, Mitsubishi… cũng đưa loại hộp số này lên những chiếc xe của mình.
Năm 1992, Nissan thành lập công ty JATCO chuyên sản xuất CVT trên cơ sở liên kết với các nhà sản xuất ô tô Nhật khác. Đến nay JATCO trở thành nhà sản xuất CVT lớn nhất thế giới. Ngoại trừ Toyota, Honda, GM có nhà máy sản xuất riêng, JATCO và Bosch (của Đức) cung cấp hộp CTV cho các nhà sản xuất ô tô trên thế giới, trong đó JATCO của Nissan chiếm 49% thị phần.
Khác với hộp số AT, CVT không sử dụng bánh răng để thay đổi hệ số truyền động lực mà sử dụng 2 pu-li (ròng rọc thông minh có thể thay đổi đường kính) được kết nối bằng dây cu roa (đai truyền). Việc sử dụng pu-li giúp cho CVT thay đổi tỷ lệ truyền động lực của trục dẫn động đầu vào (từ động cơ) và đầu ra (trục truyền động chính) một cách liên tục, loại trừ được khoảng thời gian hẫng, giúp tiết kiệm nhiên liệu.
Ở thế hệ CVT đầu tiên, đai truyền được làm bằng sợi vải và cao su nên không có độ bám cao dễ bị đứt. Ở các hệ thống XTRONIC, đai truyền sau này được thay bằng những mảnh thép hình cánh bướm, pu-li cũng được xẻ rãnh nên đai truyền có độ bền và độ bám cao.
Ở thế hệ CVT đầu, việc biến đổi đường kính pu-li theo vòng quay của động cơ được điều khiển bởi con quay ly tâm cơ khí, thiếu chính xác và hay bị hỏng hóc.Hiện nay công nghệ này chỉ còn sử dụng ở những xe 2 bánh tay ga
Ở các thế hệ XTRONIC sau này, việc điều chỉnh đường kính pu-li được giao cho 2 cảm biến theo dõi tốc độ quay của trục đầu vào (từ động cơ) và đầu ra (trục truyền động chính) và bộ điều khiển bơm thủy lực. Cải tiến này giúp tăng thêm độ chính xác và tốc độ phản ứng của CVT.
Video mô tả hoạt động của cảm biến CVT
Tuy đã được cải tiến, CVT XTRONIC vẫn còn khuyết điểm là tỷ lệ giảm hệ số quay để tăng mô men xoắn còn thấp, xe tăng tốc chậm, lên dốc yếu. CVT chủ yếu chỉ trang bị cho xe có động cơ dung tích nhỏ từ 1 đến 2 lít.
Để khắc phục nhược điểm này, ở CVT XTRONIC thế hệ mới nhất, Nissan đã bổ sung thêm hộp số phụ. Hộp số phụ là một hộp số tự động 2 cấp vận hành bằng thủy lực được Nissan đặt tên ATF (Automatic Transmission Fluid). Kết quả là tỷ số truyền lực được mở rộng thêm 30% giúp cho xe tăng tốc mạnh mẽ đồng thời đem lại cảm giác hưng phấn hơn cho người cầm lái.
Ta có thể hình dung: Trên các phiên bản CVT trước đây không có hộ số phụ thì tốc độ và mô men của bánh xe thay đổi theo tốc độ động cơ tương tự như động cơ nối thẳng với bánh xe chủ động còn trên XTRONIC CVT thì hộp số phụ sẽ đóng vai trò giống như một hộp số để giúp tăng cường tốc độ cũng như mô men cho bánh xe chủ động ngay cả ở tốc độ thấp của động cơ. Theo công bố của Nissan thì nhờ thêm hộp số phụ này mà XTRONIC CVT có thể làm việc tương đương như hộp số có 7 cấp số.
Việc bổ sung hệ thống điều khiển điện tử và hộp số phụ ATF cũng giúp cho CVT XTRONIC có thể trang bị cho động cơ 3.5 lít.
Tại Việt Nam, chúng ta dễ dàng tìm thấy công nghệ hộp số Xtronic-CVT trên nhũng chiếc Nissan thế hệ mới, đơn cử là mẫu sedan hạng trung Teana.
Video hệ thống XTRONIC thế hệ mới nhất trên Nissan Teana: