I. Tìm hiểu về cây chè dây :
- Tên Khoa Học: Ampelopsis cantoniensis. Cây chè dây còn gọi được gọi là cây thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hay còn gọi là hồng huyết long, cây điền bổ trà, cây ngưu khiên tỵ... cây chè dây thuộc họ nho
- Phân Bố: Chè Dây sinh trưởng tự nhiên trên các vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ như Tây Bắc, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, .. một số vùng khác như Lâm Đồng cũng có cây chè dây nhưng theo nghiên cứu thì chất lượng chè dây ở vùng tây bắc đặc biệt là Sapa là tốt nhất
- Thành phần Hóa Học: Trong cây chè dây có chứa đến 80% hợp chất flavonoid, hợp chất này có tác dụng diệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter pylori (tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày-hành tá tràng). Ngoài ra nó còn chứa chất tanin thêm hai loại đường là Glucase và Rhamnese. Đặc biệt quan trọng thành phần hóa học của chè dây không chứa những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin… thường thấy ở một số loại thảo dược khác.
- Bộ Phận Dùng làm thuốc: lá và thân cây chè dây
- Tác dụng: Theo nghiên cứu khoa học, Chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn HP có trong dạ dày, làm giảm độ axit trong dạ dày, giúp cho vùng dạ dày bị tổn thương do các vết viêm loét nhanh liền sẹo. Tác dụng này ưu việt hơn so với các loại thuốc tây thường sử dụng. Cụ thể, chè dây giúp cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, so với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) chỉ đạt 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày.
- Theo Đông y, chè dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý, giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, những người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, uống một thời gian sẽ thấy bệnh đỡ dần và hết đau.
Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy chè dây không gây tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu, dị ứng. Cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính.
II: Công dụng của chè dây :
Đã có không ít người bị bệnh đau dạ dày mãn tính phải chạy chữa nhiều nơi, sử dụng cả thuốc đông y và tây y nhưng không khỏi, gây tâm lý hoang mang mệt mỏi. Vậy mà khi được mách uống Chè Dây để trị bệnh đã có những hiệu quả bất ngờ. Các cơn đau và triệu chứng của bệnh như đầy hơi, ăn uống khó tiêu, càm giác khó chịu đều biến mất. Người bệnh cảm thấy ăn ngon, ngủ ngon, không còn bị các cơn đau hành hạ. Vậy thực tế Chè Dây có tác dụng gì?. Bài viết sẽ làm rõ những công dụng của cây Chè Dây trong hỗ trợ điều trị căn bệnh dạ dày và những tác dụng khác của cây chè dây mà ít người biết.
Hình 2 (Công dụng chữa bệnh của chè dây tại tphcm)-
chè dây tại tphcm chữa bệnh gì
Tác dụng chữa bệnh của chè dây
- Hợp chất flavonoid, có trong cây chè dây giúp cho cây thuốc này đứng đầu bảng danh sách những cây thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Theo như nghiên cứu nó còn có tác dụng mạnh hơn cả thuốc tây và còn không gây tác dụng phụ.
- Tác dụng diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (khuẩn HP) vi khuẩn chính gây viêm dạ dày tá tràng.
- Tác dụng giải độc cơ thể, an thần dễ ngủ
- Giúp giải độc gan và ổn định cao huyết áp.
- Chè dây có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng ợ hơi, ợ chua, trung hòa dịch vị cho dạ dày
- Giảm hẳn các chứng đau do viêm như viêm họng, Amiđan cấp tính và viêm mủ tai giữa.
- Chống viêm và làm liền sẹo nhanh các vết loét trong dạ dày.
III: Cách sử dụng chè dây :
Hiện nay, trên thị trường đang đang lưu hành 3 sản phẩm chè dây chính là chè dây túi lọc, cao chè dây và chè dây tự nhiên. Tuy nhiên, sản phẩm chè dây tự nhiên được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sử dụng hơn cả bởi giá thành thấp hơn nhiều so với cao chè dây mà hoạt chất lại cao hơn so với chè dây túi lọc.
Việc sử dụng chè dây đúng cách rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng chè dây và hiệu quả chữa bệnh. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách pha chè dây chuẩn nhất, giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Hình 3 (Cách sử dụng chè dây)
Cách sử dụng chè dây
- Cách 1: Đun nước chè dây uống hàng ngày
- Bước 1: Chuẩn bị 50-70 gram chè dây
- Bước 2: Rửa nhẹ chè dây qua nước sạch
- Bước 3: Cho chè dây vào khoảng 2-3 lít nước đun sôi, để nguội
- Bước 4: Ta lấy nước chè dây sử dụng hàng ngày, có thể uống khi còn ấm hoặc uống lạnh đều được
Cách 2: Nếu không có thời gian để đun bạn có thể hãm nước uống như pha chè búp thông thường
- Bước 1: Chuẩn bị 10-15g chè dây
- Bước 2: bỏ 1/3 nước vào chè dây - để khoản g 1 phút thì ta chắt bỏ nước đầu tiên đi ( làm vậy để loại bỏ các chất không cần thiết trong chè dây)
- Bước 3: Cho chè dây vào khoảng 0,5 lít nước đun sôi rỗi hãm trong khoảng 30 phút
- Bước 4: Rót ra và thưởng thức
IV: Lưu ý khi sử dụng chè dây
- Đối với những người bị đau dạ dày nên uống no chè dây vào buổi sáng trước khi ăn sáng khoảng 30 phút để các hoạt chất có trong chè dây giúp làm sạch dạ dày và loại bỏ vi khuẩn HP ra ngoài được tốt hơn
- Uống đều đặn, thường xuyên và liên tục: Có như vậy chè dây mới phát huy hết tác dụng. Nhiều người chỉ uống thuốc khi cảm thấy đau dạ dày, và khi hết đau thì không uống nữa. Làm vậy dẫn đến không trị dứt điểm bệnh được.
- Những người bị bệnh đau dạ dày nên sử dụng nước chè dây thay cho nước uống hàng ngày.
- Đối với những người bị huyết áp thấp không nên uống chè dây khi đói
- Chỉ mua và sử dụng chè dây ở những địa chỉ bán cây chè dây uy tín, chất lượng.
- Hình ảnh:Chè dây Tấn Phát
V: Cách chọn cây chè dây
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, trên thị trường sản phẩm chè dây bị làm giả, làm nhái, sử dụng chất bảo quản rất nhiều. Bởi vậy bạn cần chọn mua chè dây ở các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, để yên tâm khi sử dụng. Công ty thảo dược Tấn Phát là
địa chỉ bán chè dây tại tphcm đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và sử dụng nhiều năm qua. Hãy liên hệ tới sdt 0902.984.792 để được tư vấn miễn phí về
tác dụng của cây chè dây cũng như
cách chọn mua cây chè dây chất lượng
Cách chọn mua chè dây chất lượng
- Chè dây không bị ẩm mốc, và có mùi hôi
- Chè dây có mùi thơm của dược liệu
- Cần có hóa đơn xuất đầy đủ
- Nhìn trên bề mặt của chè dây thấy có nhiều phấn trắng (tuyết trắng) là chè dây loại tốt
- Chè dây được đóng gói và bảo quản cẩn thận
- Chè dây không bị pha lẫn tạp chất
Nguồn bài viết:
https://duoclieutanphat.com/thao-duoc/mua-che-day-tai-tphcm-o-dau-/