Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
Em chia sẻ một ít hiểu biết vụn vặt về ống kính, giúp các bác có thêm căn cứ khi lựa chọn mua ống nhé.

I. Thông số của ống kính.


EF16-35mm%20F2.8L%20II%20USM909229.jpg


Mỗi loại ống kính thường có một cái tên dài loằng ngoằng nêu gần hết các thông số của ống kính.
Như trong hình trên, ta thấy tên của ống kính là
CANON ZOOM LENS EF 16-35mm 1:2.8 <span style=""color: #ff0000;"">L</span> II USM
Chúng ta sẽ dần dần tìm hiểu từng thông số trên lens và bổ sung thêm một số thông tin chi tiết.
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
II. Phân loại lens theo tiêu cự.

Chúng ta thường thấy có một số thuật ngữ chỉ các loại lense, phân theo tiêu cự của nó.

1. Zoom lens: ống kính có tiêu cự có thể thay đổi. Trong ví dụ trên thì tiêu cự của lens là từ 16-35mm khi lắp trên máy phim hoặc máy có sensor đúng cỡ 36x24mm (full frame).
Tiêu cự lens được thay đổi bằng cách vặn vòng zoom trên thân ống kính.

2. Prime lens: lens chỉ có một tiêu cự. (VN mình hay gọi là lens FIX). VD như các ống kính 14mm, 24mm, 50mm, 85mm, 135mm, 200mm, 300mm v.v.
Các ống kính này không có vòng zoom, tiêu cự cố định. Nên người chup hình phải di chuyển khá nhiều để chọn một vị trí thích hợp cho khung hình.
Các prime lens thường có lợi thế hơn các lens khác về độ mở lớn (sẽ phân tích trong các post sau), cho nên nó vẫn được sử dụng hết sức rộng rãi, mà bỏ qua sự bất tiện về tiêu cự cố định không thay đổi được.

3. Wide lens (ống kính góc rộng): từ một cách tiếp cận khác, người ta lại phân loại lens căn cứ vào góc nhìn (hoặc tiêu cự của nó). Các lens có tiêu cự nhỏ hơn 50mm được gọi là wide lens. Các lens có tiêu cự nhỏ hơn 20mm đôi khi được gọi là super wide lens (ống kính góc siêu rộng)

4. Normal lens (ống kính góc thường): tiêu cự 50mm. Ở góc nhìn này, ảnh của vật qua ống kính gần tương đương với ảnh nhìn thấy bằng mắt thường.

5. Tele lens (ống kính chụp xa): các tiêu cự lớn hơn 50mm (nhưng nói chung thì tính từ trên 100mm trở lên) có thể được xếp vào loại tele. Ống kính tele giúp chúng ta phóng to ảnh hơn so với nhìn bằng mắt thường. (hay nói cách khác là "kéo gần" đối tượng lại)
Những ống kính có tiêu cự lớn: 300mm, 500mm hoặc hơn nữa, được gọi là super tele. Có những super tele có tiêu cự hàng ngàn mm, với giá cả triệu $$$ được sử dụng cho những tác vụ đặc biệt.
 
Hạng F
22/2/08
9.509
12.746
113
Em chờ bác Kiên giải thích đến ký hiệu <span style=""color: #ff0000;"">L</span>, hình như có 2 loại: <span style=""color: #ff0000;"">L</span> đen và <span style=""color: #ff0000;"">L</span> trắng :D
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
III. Sơ lược về ứng dụng của các loại lens nói trên.

1. Zoom lens: do tính tiện dụng về tiêu cự có thể thay đổi được, dễ dàng vặn zoom để thay đổi góc nhìn, nên các loại zoom lens được sử dụng hết sức rộng rãi.

Các wide zoom lens có tiêu cự như là 10-22mm, 17-40mm, 16-35mm hoặc nhiều loại khác nữa, có tiêu cự nhỏ nhất nằm trong khoảng 10mm đến 24mm thường được sử dụng rộng rãi để chụp phong cảnh (để lấy được một khung nhìn thật rộng), hoặc như là một lens gắn thường trực trên máy để xài cho nhiều mục đích chụp khác nhau.

Các zoom lens có tiêu cự xa hơn (tele zoom) thì được sử dụng trong việc chụp hình chân dung, chụp những đối tượng ở xa, hoặc chụp động vật, chim chóc. Tele rất quan trọng trong chụp thiên nhiên động vật, chụp ảnh đời thường đường phố, cho phép ta có thể "bắt dính" đối tượng từ khoảng cách xa, mà không làm kinh động đến chúng. Trong chụp thể thao cũng cần ống tele (khủng) vì khoảng cách từ nơi đứng chụp đến đối tượng thường rất là xa.

Zoom lens có cấu tạo khá phức tạp, nhiều thấu kính, nhiều cơ cấu hơn so với lens 1 tiêu cự, nên về mặt lý thuyết là chất ảnh của zoom lens luôn thua kém một xíu so với các prime lens.

2. Phân biệt zoom lens 1 độ mở (1 khẩu) và nhiều độ mở (nhiều khẩu)
- Do việc chế tạo zoom lens là khá phức tạp, đáp ứng nhiều tiêu cự khác nhau, nên zoom lens khá mắc tiền, đặc biệt là những loại 1 khẩu (nghĩa là ở bất cứ tiêu cự nào, lens cũng có thể mở ở khẩu lớn nhất)
VD trên: lens 16-35mm f:2.8 là loại lens cao cấp, mắc tiền, dù chụp ở tiêu cự nào thì lens này cũng có thể mở khẩu lớn nhất là f/2.8 (chú ý là đường kính vòng khẩu sẽ biến đổi theo tiêu cự, nhưng vẫn luôn giữ được tỷ lệ 1/2.8 so với tiêu cự được sử dụng)

- Các loại lens zoom thông thường thì không đảm bảo được độ mở khẩu lớn nhất của nó ở các tiêu cự khác nhau
Canon-EF-S-18-55mm-f-3.5-5.6-IS-Lens.jpg


Ví dụ như lens này, nó là EF-S 18-55mm f:3.5-5.6 IS USM

Đối với lens này, khi chụp ở tiêu cự 18mm, nó có thể mở đến khẩu lớn nhất là f/3.5 (đường kính lỗ mở là 18mm/3.5)
Còn khi vặn zoom lên tiêu cự 55mm, thì nó chỉ có thể mở khẩu lớn nhất là f/5.6 (đường kính lỗ mở là 55mm/5.6)
Chế tạo loại này thì dễ hơn so với chế tạo loại trên, kèm thêm việc sử dụng những vật liệu cao cấp nhất cho lens 1 khẩu, nên giá của lens zoom 1 khẩu mắc gấp nhiều lần lens nhiều khẩu.

3. Prime lens: lens 1 tiêu cự, VN hay gọi là lens fix
Ống kính fix thường có cấu tạo đơn giản, ít thấu kính hơn so với ống kính zoom, và vì thế ánh sáng đi qua ít vật trung gian hơn, và cho ra chất ảnh tốt hơn một xíu (lý thuyết thôi nhé)

Mỗi ống kính fix, tuỳ theo tiêu cự của nó, được sử dụng cho những mục đích chụp khá cụ thể.

VD lens super wide 14mm được dùng để chụp cảnh rộng, chụp nội thất, hay những điều kiện tác nghiệp mà đòi hỏi góc nhìn siêu rộng. Khi sử dụng lens wide, chúng ta thấy phần rìa ảnh thường bị hơi méo, biến dạng. Vì thế nếu sử dụng lens wide hoặc super wide để chụp người thì chúng ta phải lưu ý chi tiết này.

Lens 50mm do lợi thế về góc nhìn gần tương đương với góc nhìn thật của mắt người, nên lens normal này được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều hoàn cảnh chụp khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
Lens rẻ tiền thì có chụp được ảnh đẹp không?

Câu trả lời là CÓ, kèm theo một số điều kiện, như là khả năng làm chủ thiết bị của người chụp, điều kiện ánh sáng, bố cục hình ảnh v.v.

Ở hình dưới, phong cảnh được chụp bằng lens EF-S 18-55mm (hay gọi là kit lens, được tặng kèm khi mua máy ảnh), chụp ở tiêu cự 18mm, khẩu f:/3.5, ISO 100, tốc độ 1/2,800s, thân máy loại thường EOS 500D

4022656962_3166a9cacc_z.jpg


Đây là hình ảnh đã được thu nhỏ, đã qua xử lý. Còn trong hình gốc full-size thì có nhiễu hạt (do hạn chế của thân máy 500D) và các chi tiết không thể nét căng như thấy trong hình.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
28/7/11
79
0
6
36
Thks bro. Mình đang muốn mua 1 cái SLR. Bác tư vấn giúp mình.
EOS 550D được không bác ?
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
IV. Các loại ngàm ống kính (lens mounts)

Mỗi một hãng máy ảnh thường sử dụng một loại ngàm riêng biệt để gắn ống kính với thân máy. Vì thế, máy của hãng nào thường chỉ gắn lens của hãng đó. Cũng có thể lắp lens của hãng khác nhưng với điều kiện là
- Lens được sản xuất theo ngàm tiêu chuẩn (ví dụ Tokina for Nikon, Tamron for Canon...)
- Hoặc có một bộ chuyển đổi ngàm (adapter) để có thể gắn vừa
Khi lắp lens với thân máy thông qua ngàm, thì có thể một số tính năng không sử dụng được nữa, ví dụ như không còn lấy nét tự động (Auto Focus) được mà phải xoay nét bằng tay (Manual Focus)...
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
IV.1. Các loại ngàm của ống kính Canon:
- Thời kỳ trước đây, Canon sử dụng ngàm FD (ra đời năm 1971 và tồn tại đến 1987)

- Kể từ khi ra đời dòng máy EOS, Canon đã cải tiến ngàm sang loại EF (là viết tắt của cụm từ Electro - Focus, ký hiệu luôn lên thân lens), lấy nét tự động bằng một mô-tơ điện tử tích hợp luôn trong ống kính. Cải tiến này đã giúp ích rất nhiều cho người sử dụng máy ảnh. Lấy nét bằng mô-tơ thì nhanh hơn và chính xác hơn so với lấy nét bằng tay.

- Khi máy ảnh số ra đời với kích cỡ cảm biến nhỏ hơn so với kích thước của film 35mm, Canon giới thiệu thêm một ngàm nữa có tên là EF-S (chữ S là viết tắt cho cụm short back focus). Ngàm EF-S tương thích với ngàm EF. Tất cả các máy ảnh DSLR của Canon có kích thước sensor loại crop 1.6 SX từ 2003 trở lại đây, đều có thể cùng lắp được lens loại EF hoặc loại EF-S. (tuy nhiên các máy full frame tức kích thước sensor bằng với film 35mm thì không lắp được EF-S, hoặc nếu lắp được thì hình sẽ bị tối 4 góc)