Trong những bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về 2 trong 3 yếu tố của tam giác phơi sáng là ISO và Khẩu độ. Các bạn hãy xem qua 1 lượt các lý thuyết cũ nhé, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về yếu tố còn lại: Tốc độ màn trập.
Tốc độ màn trập là gì?
Hiểu một cách đơn giản tốc độ màn trập chính là thời gian màn trập mở ra đón ánh sáng vào.
Trong máy sử dụng film, đây chính là thời gian film được phơi để nhận ảnh mà bạn muốn chụp. Còn trong máy kỹ thuật số thì đây là thời gian bộ cảm biến "thấy" ảnh mà bạn định chụp.
Để dễ nắm vấn đề hơn chúng ta sẽ có 1 số ý chính cần biết:
- Tốc độ màn trập được tính bằng giây – hoặc 1/x của giây. Mẫu số(x) lớn hơn thì tốc độ nhanh hơn (VD: 1/1000 thì nhanh hơn 1/30).
- Thường chúng ta sẽ sử dụng tốc độ 1/60 hoặc nhanh hơn. Bởi vì tốc độ chụp chậm hơn rất khó kiểm soát độ rung lắc khi cầm máy bằng tay và nếu máy bị rung lắc khi màn trập còn đang mở để tiếp nhận hình ảnh thì kết quả là bức ảnh của bạn sẽ bị nhòe.
- Nếu bạn sử dụng tốc độ chậm hơn 1/60 bạn nên sử dụng kèm chân máy (hoặc tính năng chống rung được trang bị trực tiếp trên máy ảnh tùy theo máy).
- Tốc độ trên máy ảnh thường được chia theo mức gấp đôi(xấp xỉ) bạn sẽ thấy những mức tốc độ như sau – 1/500, 1/250, 1/125, 1/60, 1/30, 1/15, 1/8... Điều này nhắc bạn nhớ rằng khi bạn thay đổi khẩu độ cũng tăng hoặc giảm gấp đôi lượng ánh sáng đi vào – Vì vậy tăng tốc độ lên 1 mức và giảm khẩu độ xuống 1 mức thì lượng ánh sáng đi vào sẽ trở về ban đầu.
- Các máy ảnh hiện nay cho phép chụp ở tốc độ rất chậm (1, 10, 30 giây) Những mức này được sử dụng khi chụp ảnh ở những điều kiện ánh sáng rất yếu, để tạo hiệu ứng hoặc "bắt" thật nhiều chuyển động trong 1 lần bấm máy. Vài loại máy ảnh còn có chế độ "B" (Bulb). Chế độ này cho phép bạn giữ màn trập mở bao lâu tùy ý.
- Khi cân nhắc về tốc độ bạn nên tự hỏi trong cảnh của bạn có gì chuyển động hay không? và bạn muốn chụp lại chuyển động đó như thế nào? Nếu có chuyển động trong cảnh thì bạn có thể lựa chọn "đóng băng" chuyển động hoặc để nó tiếp tục chuyển động và ghi lại liên tục nhiều ảnh chồng lên nhau (bức ảnh sẽ bị nhòe và tạo cảm giác như vật đang chuyển động).
Bức ảnh trên được chụp ở tốc độ chậm nên bạn có thể thấy những chiếc xe chuyển động liên tục tạo thành những vệt sáng mờ
Còn trong ảnh này chong chóng ngoài cùng bên trái được chụp với tốc độ nhanh nên dù chong chóng chuyển động thì vẫn trông như đứng yên.
Độ dài tiêu cự và tốc độ màn trập - một yếu tố nữa bạn cần cân nhắc là độ dài tiêu cự. Độ dài tiêu cự càng lớn thì càng dễ bị rung ảnh do đó phải chụp ở tốc độ nhanh(kể cả khi máy ảnh có chế độ chống rung). Quy tắc là chọn tốc độ lớn hơn độ dài tiêu cự của ống kính.
VD: lens 50mm bạn có thể chụp ở tốc độ 1/60 hoặc nếu bạn sử dụng lens 200mm thì bạn nên chụp ở tốc độ 1/250.
Tóm lại
Cần nhớ rằng tách rời tốc độ với ISO và khẩu độ không bao giờ là ý hay đâu! Nếu bạn thay đổi tốc độ bạn sẽ phải thay đổi cả 2 yếu tố còn lại.
VD: Tăng tốc độ lên 1 mức (1/125 lên 1/250) bạn đã giảm 1/2 lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Để bù lại điều này bạn cần tăng khẩu độ lên 1 mức (vd: f/16 lên f/11) hoặc bạn có thể tăng ISO (vd: 100 lên 400).
Vậy là bạn đã có thể hiểu những khái niệm cơ bản về nhiếp ảnh và làm sao để chọn đúng sáng cho bức ảnh của mình rồi. Chúc các thành công với những trải nghiệm của mình.