Hì, nói thật với bác, 100% các lần bị XXX stop từ xưa đến nay, em toàn làm "hư" ngành công an VN. Có thể là tại ngay từ hôm đưa xe đi đăng ký biển số, bị XXX vịn luôn tội "chưa có biển mà đã lưu thông"; dù có trưng các loại giấy tờ ra, em vẫn phải dốc hầu bao (rất may là hôm đó móc hết túi ra chỉ được một "nhúm", nên chú XXX dù có muốn thêm cũng không được, cằn nhằn em một lúc nhưng cuối cùng vẫn phải cho đi); bây giờ thì nó "dông" cả đời con xe rồi.
Chuyện của tôi còn nực cười nữa: tôi chở cả nhà đi đà lạt chơi, đang đi rất chậm thong thả thưởng ngoạn thì nhìn thấy 2 chú xxx còn rất trẻ. Xe tôi đi qua 15-20m rồi các chú đuổi theo tuýt vào vệ đường hỏi giấy tờ. Tôi chấp hành và có hỏi tôi phạm luật gì mà các chú thổi thế? các chú ấp úng sau đó nói xe anh đè vạch, tôi hỏi vạch nào vì đường chỗ đó không có vạch liền chỉ có vạch ngắt quãng. Thế là có 1 chú nổi khùng lên: đảng và nhà nước làm cái vạch này ra để phân định luồng, anh lại đè lên, anh mà không phải khách du lịch thì biết tay tôi. Tôi cũng định đấu khẩu nhưng lại nghĩ việc mình đi chơi thì phải vui, cãi nhau với mấy xxx cho mệt. Lấy lại giấy tờ và đi, nhưng sau đó thấy ức ghê. Sau này em mới vỡ lẽ là do cái tem đăng kiểm của em còn mấy ngày hết hạn các chú tưởng xe hết hạn đăng kiểm nên ktra giấy tờ. Đúng là bí quá nói càn lôi cả Đảng và Nhà nước ra luôn. Sợ các chú xxx thật.
Em hỏi ngu tí: Vạch ngắt quãng thì mình đè được chứ các bác hả? Cái đó hình như là được phép lấn lane phải ko ạ?
vechai_vechai nói:Em hỏi ngu tí: Vạch ngắt quãng thì mình đè được chứ các bác hả? Cái đó hình như là được phép lấn lane phải ko ạ?
"đuợc phép ...muợn lane " bác nhỉ
Đây nè bác:
Nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường
07.10.2006 16:18
Bộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường”, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và vạch đứng.
Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
1. Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
- Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
- Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình).
2. Vạch ngang đường: gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch đơn hay vạch kép:
- Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
- Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.
Mạnh Tùng (Theo Báo Giao thông Vận tải)
Nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường
07.10.2006 16:18
Bộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường”, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và vạch đứng.
Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
1. Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
- Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
- Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình).
2. Vạch ngang đường: gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch đơn hay vạch kép:
- Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
- Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.
Mạnh Tùng (Theo Báo Giao thông Vận tải)
XXX đã stop - không lỗi này thì lỗi khác- Luật thì chồng chéo nhau , mình thì đâu nhớ hết. Thôi thì cứ Money cho nó nhanh .