Em nghĩ giống nhau, không có gì khác.
Theo tratu.vn:
Theo tratu.vn:
Tỉnh lộ
Danh từ
đường nối các huyện trong tỉnh, do địa phương quản lí; phân biệt với hương lộ, quốc lộ.
Đường tỉnh lộ
Danh từ
như tỉnh lộ.
Theo em biết là thế này:
"
1. Mạng lưới đườngbộ được chia thành sáu hệ thống,gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã."
"
CHƯƠNG III
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 39. Phân loại đường bộKẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Mạng lưới đườngbộ được chia thành sáu hệ thống,gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã."
Tỉnh lộ thì cũng như đường tỉnh thôi bác. Do chưa có văn bản nào qui định thống nhất cách ghi thôi mà. Ví dụ SG có người gọi "đường Nguyễn Huệ", có người gọi "Đại lộ Nguyễn Huệ" thậm chí anh ngoài bắc vào gọi "phố Nguyễn Huệ". Thậm chí đơn giản hơn, nhiều người cứ gọi, nhiều nhà cứ ghi địa chỉ là "Nguyễn Huệ"
Vẫn biết tỉnh lộ = đường tỉnh như các bác nói, nhưng khi đã đưa "đường tỉnh" chính thức vào luật như bác carusonguyen đã trích dẫn, thì chỉ nên dùng duy nhất từ đó thôi trên toàn quốc, dẹp hẳn từ "tỉnh lộ" mới đúng chứ nhỉ?
Đàng này cột mốc ghi "đường tỉnh" còn cũ hơn cả cột mốc ghi "tỉnh lộ"...
Giống như cách đây vài năm, trên QL22 (AH1) có 1 bảng to cảnh báo rõ ràng rằng "thường xuyên BẮN tốc độ"!
Dù rằng dân thì ai cũng biết bắn tốc độ là gì, nhưng sau đó, để thể hiện sự nghiêm túc, chuẩn chỉ của cấp quản lý, nên bảng đã đựơc đổi lại thành "...KIỂM TRA tốc độ..." nghe rất đàng hoàng, tương xứng hơn nhiều.
Đàng này cột mốc ghi "đường tỉnh" còn cũ hơn cả cột mốc ghi "tỉnh lộ"...
Giống như cách đây vài năm, trên QL22 (AH1) có 1 bảng to cảnh báo rõ ràng rằng "thường xuyên BẮN tốc độ"!
Dù rằng dân thì ai cũng biết bắn tốc độ là gì, nhưng sau đó, để thể hiện sự nghiêm túc, chuẩn chỉ của cấp quản lý, nên bảng đã đựơc đổi lại thành "...KIỂM TRA tốc độ..." nghe rất đàng hoàng, tương xứng hơn nhiều.
Cho em hỏi là "N-WANG" ở đâu thế bác?Sao cùng 1 lúc lại xài song song cả 2 tên gọi như vậy, hay là các nhà quản lý có ý gì cao siêu mà e chưa hiểu???
View attachment 206088 View attachment 206089