Hiện nay, lỗi quá tốc độ xe ô tô là một trong số những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Bởi vậy, khi tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh, tài xế ô tô cần cập nhật những quy định tốc độ xe ô tô mới nhất. Dưới đây là
quy định cụ thể về tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông.
Tốc độ tối đa xe ô tô
Quy định tốc độ xe ô tô năm 2022 được quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 và thay thế cho Thông tư 91/2015/TT-BGTVT
quy định về tốc độ tối đa của các loại phương tiện xe cơ giới. Cụ thể như sau:
Tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư
Tốc độ tối đa trong khu đông dân cư được quy định cụ thể như sau:
Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa là 60km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa là 50km/h.
Tốc độ xe ô tô ngoài khu đông dân cư
Với xe ô tô con, xe ôtô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:
- Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
- Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Với xe ôtô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ôtô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ôtô xi téc):
- Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
- Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.\
Với ôtô buýt; ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ôtô chuyên dùng (trừ ôtô trộn vữa, ôtô trộn bê tông):
- Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
- Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Với ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; ôtô trộn vữa, ôtô trộn bê tông, ôtô xi téc:
- Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
- Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Tốc độ tối đa của các phương tiện ở khu vực đông và không đông dân cư
Tốc độ tối đa của xe máy
Tốc độ của môtô (xe máy) được thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau: tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 2 chiều (đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.
Với đường ngoài khu vực đông dân cư, môtô được chạy tốc độ tối đa 70km/h trên đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.
Đó là quy định tốc độ tối đa của xe máy, còn với xe gắn máy được quy định khác theo
Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.”
Như vậy, tốc độ tối đa cho phép của xe gắn máy được quy định là 40km/h và không quy định đây có phải là đường trong khu đông dân cư hay đường ngoài khu dân cư nên cho dù ở đường nào, xe gắn máy cũng chỉ được cho phép chạy tối đa 40km/h.
Phân biệt xe gắn máy và xe máy
Tốc độ tối đa trên đường cao tốc
Chạy quá tốc độ tối đa phạt bao nhiêu?
Hành vi
vượt quá tốc độ tối đa sẽ xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP,
mức phạt quá tốc độ ô tô 2022 và xe máy đều được quy định như sau:
Các mức phạt về hành vi vượt quá tốc độ cho phép