Status
Không mở trả lời sau này.
20/3/15
398
3.482
93
Tổng Công ty HUD: Ngày ấy - bây giờ

HUD là đơn vị đầu tàu trong phát triển nhà ở và đô thị tại Việt Nam trong những năm qua, đã gặt hái được rất nhiều thánh tích nổi trội làm thay đổi diện mạo đô thị, tuy nhiên, cũng từ đó mà HUD đang gặp phải gánh nặng nợ nần, kinh doanh kém hiệu quả.

-Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) là doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều thành tích trong lĩnh vực phát triển đô thị và kinh doanh nhà ở. Là đơn vị tiên phong đem văn hóa ở chung cư đến người dân Thủ đô.

-HUD được xem là một trong những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hàng đầu, cùng với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp BĐS khác đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, cuộc sống hiện đại của người dân, đặc biệt là ở các đô thị lớn.

-Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó HUD cũng đã để lại nhiều thiếu sót trong quá trình kinh doanh, khiến doanh nghiệp này lâm vào cảnh nợ nần, kinh doanh trên đà xuống dốc.

Từ Ban quản lý nhà ở…thành một tập đoàn

Với định hướng xóa bao cấp về nhà ở, Nhà nước đã cho phép thành lập Công ty Phát triển nhà và đô thị (tiền thân của HUD) vào năm 1989 từ Ban quản lý nhà ở đường 1A. Từ đó, HUD có nhiệm vụ quy hoạch và phát triển nhà ở cho người dân Thủ đô, những dự án khu đô thị mới ở phía Nam thành phố đã được quy hoạch như Định Công (35ha), Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm (184ha, trong đó 74 ha là mặt hồ điều hoà)…

Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm rộng 24ha cũng đã được xây dựng kể từ đó, sau quá trình xây dựng trong 10 năm, khu đô thị này trở thành khu đô thị kiểu mẫu, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, đã thu hút hàng chục nghìn người đến định cư tại đây.

Với những thành tựu đạt được, đặc biệt là vốn chủ sở hữu sau 10 năm phát triển của HUD đã tăng gấp 50 lần. Vì thế, HUD đã được nâng lên thành Tổng Công ty vào năm 2000. Với quy mô hoạt động ngày càng lớn, HUD bắt đầu nhân rộng mô hình phát triển đô thị ra các tỉnh thành lân cận như Hà Tây (cũ), Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…rồi các tỉnh khu vực phía Nam như Tp.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Trong giai đoạn 2000-2005, HUD đã tiến hành cổ phần hóa nhiều đơn vị thành viên, các công ty con. Do đó, đến 2006, HUD được chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

Đây cũng là giai đoạn thị trường bất động sản bùng nổ, HUD vào thời kỳ phát triển “nóng”, đâu đâu cũng có dự án của đơn vị này, sản phẩm của HUD và công ty con được sang nhượng ồ ạt trên thị trường, thậm chí “tiền chênh” ở những căn bộ, liền kề, biệt thự được đẩy lên hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng. Điều đó dẫn đến những quyết định các dự án đầu tư vượt xa năng lực tài chính của HUD.

Đến 2009 thì HUD được biết đến như một tập đoàn phát triển nhà và đô thị, kết quả là đến 2010 HUD được thí điểm hình thành Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam gồm Viglacera, Hancorp, Viwaseen và Tổng công ty Bạch Đằng.

Trong 2 năm thí điểm tập đoàn, HUD có tới 183 đơn vị thành viên, doanh thu năm 2010 đạt khoảng 30 nghìn tỷ và đến năm 2011 đạt khoảng 34.410 tỷ đồng.

Sau 2 năm triển khai mô hình này không đáp ứng được yêu cầu nên Chính phủ yêu cầu tái tổ chức lại Công ty mẹ - Tập đoàn HUD và các đơn vị thành viên theo mô hình Tổng Công ty. Khi đó vốn điều lệ tạm tính của HUD là 3.981 tỷ đồng. Thị trường địa ốc bước vào thời kỳ khủng hoảng, câu chuyện tập đoàn của HUD cũng rẽ sang hướng khác.

Ngày nay, nợ nần nghìn tỷ -đầu tư thua lỗ

Thị trường địa ốc lâm vào khủng hoảng, HUD bắt đầu đối diện với những vấn đề của “bong bóng” bất động sản. Cũng chính từ việc đầu tư dài trải là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn hiện nay của HUD cũng như một số công ty thành viên.

Bản Thông báo kết luận thanh tra HUD của Thanh tra Chính phủ ngày 25/5/2015 đã chỉ rõ điều này: “quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh, đặc biệt là từ 2011 trở về trước HUD đã quyết định các dự án đầu tư vượt xa khả năng tài chính và quản trị, dẫn đến việc chậm trễ triển khai các dự án, sản phẩm dở dang và hàng tồn kho quá nhiều, đẩy HUD và một số đơn vị thành viên đến tình trạng khó khăn hiện nay”.

Đặc biệt là những khoản nợ của HUD quá lớn, thậm chí phát sinh nợ quá hạn, doanh thu và thu nhập giảm mạnh, kinh doanh kém hiệu quả. Kết luận thanh tra Chính phủ cho thấy, đến nay các khoản nợ phải trả của HUD lên tới 6.684 tỷ, khả năng thanh toán nợ khó khăn do mất cân đối dòng tiền.

Trong khi đó, tồn kho lại quá nhiều (hơn 4.352 tỷ) thanh khoản chậm, hạch toán chưa đầy đủ các khoản nợ tiền sử dụng đất. Nợ công trình hạ tầng chưa xây dựng và quá hạn chưa bàn giao được cho địa phương khối lượng lớn (4.501 tỷ).

Không chỉ bất động sản khiến HUD gặp khó khăn, mà việc đầu tư ngoài ngành dài trải cũng đang là gánh nặng cho HUD. Đơn cử như trường hợp đầu tư vào Công ty CP xi măng Sông Thao trên 516 tỷ đồng, nhưng lỗ lũy kế của công ty này đến 31/12/2012 đã lên tới 305 tỷ bằng với 45% vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Ở một số tỉnh, thánh phố HUD cũng gặp không ít khó khăn về tài chính. Đầu 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn đòi nợ tiền sử dụng đất 78 tỷ đồng và 4,5 tỷ đồng tiền nợ chậm nộp tại KĐT mới Bắc Tp Hà Tĩnh.

Trong một hai năm trở lại đây, tình hình nợ nần của HUD không được tiết lộ chi tiết, nhưng đó cũng là dấu hỏi lớn khi vào giữa 2013 Bộ Xây dựng đã phải đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài của Chính phủ để trả nợ thay cho HUD khoảng 5,4 triệu USD.

Như vậy, có thể thấy việc quản lý sử dụng vốn, tài sản và hoạt động kinh doanh của HUD là hết sức khó khăn, nhiều trường hợp có khả năng mất vốn.

Kiều Thuật
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/tong-cong-ty-hud-ngay-ay-bay-gio-20150603105230175.chn
 
  • Like
Reactions: namphuongqueen
20/3/15
398
3.482
93
Thành phố mới Bình Dương: Nơi thả bò, nơi nuôi gà

Thành phố mới (TPM) Bình Dương đang trở thành “hạt nhân” thu hút hàng loạt dự án bất động sản (BĐS) lớn. Tuy nhiên, trái với sự kỳ vọng ban đầu, đến TPM Bình Dương hôm nay chúng ta mới nhận thấy được sự lặng lẽ đến lạ thường của các dự án BĐS.

Tóm tắt

- Tại những mảnh đất “sạch” được quy hoạch đâu ra đấy chỉ còn chờ nhà đầu tư đến triển khai dự án thì giờ cỏ xanh mọc đầy, người dân tại đây tranh thủ chăn thả bò.

- Mặc dù các chủ đầu tư tung ra nhiều gói khuyến mãi hấp dẫn, hỗ trợ cả người mua vay vốn, tìm người thuê lại… nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ để kích thích khách hàng tìm đến.

Đúng như nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Bình Dương, mà nói chính xác là tập đoàn Becamex đã rất chịu chi khi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, đền bù giải phóng mặt bằng để biến TPM thành vùng đất “vàng”. Trải dài suốt gần 10km đường từ giao lộ QL13 dẫn vào TPM Bình Dương là những con đường 6 làn xe khá đẹp, cuộc sống của người dân dọc hai bên đường vô cùng sôi động.

Tuy nhiên, khi vừa bước qua cổng chào TPM Bình Dương, đập vào mắt chúng ta là khung cảnh rất hoang vắng của siêu đô thị này. Tại những mảnh đất “sạch” được quy hoạch đâu ra đấy chỉ còn chờ nhà đầu tư đến triển khai dự án thì giờ cỏ xanh mọc đầy, người dân tại đây tranh thủ chăn thả bò.

Đi tiếp vào trung tâm TPM Bình Dương, nhiều nhà đầu tư mà chúng tôi gặp gỡ đều có chung một nhận định rằng nơi đây mới là vùng đất màu mỡ nhất của các doanh nghiệp BĐS. Thực tế cho thấy, trong vòng bán kính khoảng 1km2, hàng loạt khu đô thị, nhà ở liền kề được xây dựng nhan nhản. Nhưng, điều đáng nói ở đây, toàn bộ những dự án này hầu như không có một bóng người ở, thay vào đó là hàng loạt công ty môi giới BĐS thuê làm văn phòng giao dịch.

Một nhân viên kinh doanh của sàn BĐS Kim Oanh cho biết: “Hầu như các dự án nhà liền kề ở đây đều được tuyên bố là đã bán hết sạch, tuy nhiên hầu như không ai dọn đến ở. Khi màn đêm buông xuống, rất ít người dám đi qua khu trung tâm hành chính này vì khá vắng vẻ”.

Chúng tôi đến tham quan dự án Golden Land của công ty Becamex ITC, anh Phạm Minh Thành, chuyên viên tư vấn sàn BĐS MyLand, cho biết hiện thời dự án này đang được triển khai xây dựng lại và có giá khá đắt. Theo đó, một biệt thự độc lập của Golden Land có giá tầm 20 tỷ đồng.

Theo sự hướng dẫn của một vài "cò" đất, chúng tối đến khu vực dự án nhà liền kề của công ty địa ốc Tất Đất Tất Vàng. Có thể nói, đây là một trong những dự án nằm ở vị trí khá đắc địa, vì “án ngữ” ngay đối diện khu công viên rộng 120 ha của TPM và đối diện Đại học Quốc tế miền Đông. Tuy nhiên, gần 100 căn nhà liền kề đều không một bóng người, cửa lúc nào cũng đóng kín. Điều đáng nói ở đây, ban quản lý dự án còn dùng một số căn nhà chưa bán được để…nuôi gà.

“Lâu lâu chúng tôi mới thấy một hai căn nhà có người mở cửa ra vào, nhưng ở cũng không được bao lâu. Còn lại, một số người đã thuê lại để mở quán café phục vụ sinh viên của trường”, một bảo vệ của Đại học Quốc tế miền Đông, cho biết.

Lý giải về giá đất ở TPM Bình Dương còn khá cao, anh Thành cho rằng vì các dự án này đều nằm ở vị trí khá đắc địa và được quy hoạch bài bản.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các dự án nhà liền kề nằm ngay trung tâm hánh chính tỉnh, chạy dọc khu công viên 120ha có giá khoản 3- 5 tỷ đồng/căn. Mặc dù các chủ đầu tư tung ra nhiều gói khuyến mãi hấp dẫn, hỗ trợ cả người mua vay vốn, tìm người thuê lại… nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ để kích thích khách hàng tìm đến.

Một lý do khác, trong TPM Bình Dương này không có những khu vui chơi giải trí, các tiện ích công cộng, siêu thị cũng không mà chỉ là những hộ buôn bán nhỏ lẻ. “Do vậy, một khi vào đây, người dân phải ở “chết dí” trong nhà mình. Còn muốn vào trung tâm tỉnh để ăn uống hay vui chơi thì cũng khá xa”, một cò đất nói.

Ông Trần Ngọc Phúc, giám đốc một công ty xuất khẩu quần áo tại Tp.HCM, cho biết ông cũng đã mua một căn biệt thự nằm cạnh trung tâm hình chính tỉnh hơn 7 năm nay. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng chỉ mới xây chưa được 10 căn trong tổng số 70 căn biệt thự của dự án và bỏ hoang hóa từ đó đến nay. Ông Phúc liên tục rao bán căn biệt thự của mình đã hơn 2 năm nay nhưng không ai dám mua lại vì nhìn vào cảnh xuống cấp của dự án không ai dám “tiền mất tật mang”. Thậm chí ông Phúc còn muốn bán lại nhà cho chủ đầu tư nhưng cũng không được.

"Đa số người mua nhà tại đây là các nhà đầu tư lướt sóng đến từ Tp.HCM và Hà Nội, khi thị trường nóng sốt họ mua với giá cao nhưng nay thì mắc kẹt nên chủ yếu là bỏ trống, đợi khi giá tăng sẽ bán ra, còn lại một số nhà đầu tư dài hạn thì hoàn thiện nhà rồi cho người nước ngoài thuê lại, rất ít nhà có người ở tại đây là người Việt", ông Phúc nói.

Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/thanh-pho-moi-binh-duong-noi-tha-bo-noi-nuoi-ga-20150601215259406.chn
 
20/3/15
398
3.482
93
Thành phố mới Bình Dương đang có những gì?

Bất động sản Bình Dương đang thu hút dòng vốn đầu tư mạnh vào khu vực này. Tuy nhiên, sự phân hóa rõ nét đó là phân khúc bình dân thì hút mạnh đầu tư, còn phân khúc cao cấp vẫn chưa "rã đông".

Tóm tắt

Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp với hơn 16.000 chuyên gia trong và ngoài nước đang làm việc tại các doanh nghiệp và hơn hàng chục vạn lao động nhập cư khác. Do vậy, nhu cầu nhà ở, sinh hoạt, giải trí, y tế, giáo dục được đặt ra và cần phải giải quyết nhanh chóng. Thời gian qua, thành công về kinh tế của Bình Dương đã tạo nên nguồn cầu rất lớn trong lĩnh vực phát triển bất động sản (BĐS), nhất là về mảng kinh doanh thương mại.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng thị trường BĐS Bình Dương hiện đang có sự phân hóa khá rõ nét. Phân khúc nhà ở giá rẻ và trung bình đang thu hút lượng lớn người mua, ngược lại phân khúc cao cấp vẫn chưa “rã đông”.

BĐS Bình Dương phát triển mạnh nhờ chính sách quy hoạch

Để có sự phát triển toàn diện trong tương lai, Bình Dương đặt ra mục tiêu cần làm là tập trung phát triển đô thị, trong đó việc xây dựng Thành phố mới (TPM) là đòi hỏi tất yếu cho quá trình phát triển bền vững.

Chính vì thế, dự án TPM Bình Dương với quy mô 1.000 ha được Chính phủ phê duyệt để trở thành một khu đô thị văn minh, hiện đại, sẽ trở thành quận trung tâm của thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương theo định hướng quy hoạch đến năm 2020.

Dự án này nằm trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị 4.196 ha. Đây chính là “bộ não và trái tim”, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Bình Dương và là hạt nhân của một thành phố Bình Dương hiện đại, năng động và bền vững trong tương lai với đầy đủ các loại hình phục vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối chặt chẽ với các tỉnh, thành lân cận trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với tầm nhìn chiến lược quốc gia về kinh tế, TPM ở vị trí rất thuận lợi để kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh Tây nguyên, miền Tây Nam bộ, Tp.HCM thông qua các trục đường giao thông lớn, hiện đại như đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường vành đai ngoài của Tp.HCM trên địa bàn Bình Dương để kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 1A hoặc qua đường Mỹ Phước - Tân Vạn đến sân bay quốc tế Long Thành, các cảng biển quốc tế và ngược lại rất thuận lợi để thông thương.

Ông Mai Hùng Dũng, Phó chủ tịch tỉnh Bình Dương, cho biết TPM Bình Dương đang được xây dựng ngày càng hoàn thiện theo quy hoạch. Nhiều dự án quan trọng đã và đang định hình trong TPM, trong đó có những dự án lớn có tầm quốc tế. Hiện tại, tỉnh đang tích cực quảng bá, kêu gọi nhiều doanh nghiệp BĐS lớn trong và ngoài nước đầu tư vào “khu đất vàng” này.

“Thực tế phải nhìn nhận, BĐS Bình Dương phát triển mạnh một phần là nhờ những chính sách quy hoạch đô thị hiện đại đã được tỉnh lên kế hoạch triển khai cách đây khá lâu. Chính quyền địa phương chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, giao thông, hệ thống giáo dục và y tế, cùng với đó là chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại để xứng tầm một thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020... Đây là những yếu tố thu hút nhà đầu tư BĐS và khách hàng chọn lựa Bình Dương”, ông Nakata Yasuyuki, Tổng giám đốc Becamex Tokyu, cho biết.

Những dự án quy mô lớn

Gần 4 năm sau ngày khởi công xây dựng (4-2010), TPM Bình Dương đã hiện hữu diện mạo của một thành phố văn minh, hiện đại với hàng loạt các công trình trọng điểm đã và đang được đầu tư. TPM bao gồm 7 phân khu chức năng gồm Khu trung tâm chính trị - hành chính; Khu trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán; Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao; Khu trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học; Khu phục vụ cộng đồng (quảng trường, công viên, hồ sinh thái…): Khu văn phòng cho thuê, nhà hàng, khách sạn cao cấp và Khu các công trình hạ tầng kỹ thuật…

Nổi bật và được xem là dự án tạo lực mang tính đột phá là Khu đô thị Tokyu Bình Dương (Tokyu Binh Duong Garden City) với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD do Công ty TNHH Becamex Tokyu, liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu nổi tiếng Nhật Bản và Tập đoàn Becamex IDC của Việt Nam đầu tư.

Dự án Khu đô thị Tokyu Bình Dương nằm tại trung tâm TPM có quy mô xây dựng trên diện tích 110 ha bao gồm khoảng 7.500 căn hộ, nhà ở, các cơ sở giải trí, thương mại, văn phòng. Đây là dự án khu đô thị quy mô nhất và là dự án FDI lớn nhất trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm hiện nay.

Bên cạnh đó, Khu đô thị thương mại - dịch vụ IJC@VSIP tại TPM vừa giới thiệu đã được đông đảo người dân quan tâm. Đây là dự án trọng điểm có quy mô 128 ha do Công ty Becamex IJC và Tập đoàn VSIP đầu tư. Dự án này cũng nằm tại giao lộ giữa đại lộ Dân Chủ và vành đai 4, hai trục đường chính kết nối kinh tế thương mại giữa TPM với Đồng Nai, Tp. HCM và các tỉnh Tây Nguyên.

Theo Sàn giao dịch BĐS MyLand, khu phức hợp thương mại - căn hộ cao cấp TDC Plaza với 5 block cao ốc từ 18 - 20 tầng, nằm đối diện trung tâm hành chính tỉnh rộng 40 ha đang được đầu tư giai đoạn 2. Giai đoạn 1 đã hoàn thành block A với hơn 300 căn hộ và đang được chào bán ra thị trường.

Cũng theo ông Dũng, một số dự án quan trọng khác cũng đang được mạnh tay đầu tư như: Khu công nghệ kỹ thuật cao Mapletree của Singapore; phố Golden Town, dự án Aroma, dự án về các trường đại học và tiểu học quốc tế cũng đã lần lượt hình thành và đi vào hoạt động…

“TPM Bình Dương không chỉ thu hút nhiều nhà đầu tư BĐS lớn trong và ngoài nước, nhưng nhiều khu vực xung quanh như Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên… cũng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều dự án BĐS quy mô lớn”, ông Dũng cho biết thêm.

Đăng Khải
Theo Tri Thức Trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/thanh-pho-moi-binh-duong-dang-co-nhung-gi-20150601214430976.chn
 
Hạng D
26/9/09
2.015
6.636
113
lần đầu tiên biết đến ông này là đô thị .. MA ở NHơn Trạch
 
  • Haha
Reactions: Bovit
Hạng B2
29/6/13
315
832
93
Hồi đó xuống Nhơn trạch mua đất nền bị dính Liên minh HUD + Thăng Long + Phúc Khang, thoát ra được nhưng bị thương tích đầy mình, sợ tới già.
 
  • Haha
Reactions: Bovit
Hạng D
26/9/09
2.015
6.636
113
Hồi đó xuống Nhơn trạch mua đất nền bị dính Liên minh HUD + Thăng Long + Phúc Khang, thoát ra được nhưng bị thương tích đầy mình, sợ tới già.
giờ cũng đỡ rồi bác, có cao tốc xuống đó cũng nhanh và gần
 
Status
Không mở trả lời sau này.