Có rất nhiều ý kiến của anh em lái xe trên cộng đồng mạng nói chung cũng như AE OS nói riêng về việc cách gắn biển KDC 420 và biển hết KDC 421 của GTVT.
Ủng hộ thì ít, mà bức xúc thì nhiều.
Bức xúc vì cái biển 420 xuất hiện chỉ 1 lần mà có hiệu lực rất dài, dài tới cả chục cây số.
Bức xúc vì có khi thấy biển 420 rồi mà chạy hoài, chạy mãi, chạy mõi mòn mà ko thấy biển 421 hết KDC.
Bức xúc vì bị phạt chạy quá tốc độ trong KDC mà ko biết!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!?????
Bức xúc vì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền gắn biển rõ ràng hơn, nhiều hơn để lái xe có thể tuân thủ pháp luật hơn, để an toàn giao thông hơn thì ko được đáp ứng.
BỨC XÚC, BỨC XÚC , BỨC XÚC ,.....MÀ KO LÀM GÌ ĐƯỢC THÌ BỨC....
.......
https://www.otosaigon.com/threads/bo-gtvt-bien-bao-khu-dan-cu-khong-can-nhac-lai-o-nga-tu.8818901/
https://www.otosaigon.com/threads/update-ve-hieu-luc-cua-bien-bao-r-420-khu-dong-dan-cu.8815403/
https://www.otosaigon.com/threads/bien-bao-kdc-het-cai.8819087/
https://www.otosaigon.com/threads/can-than-bien-bao-khu-dan-cu-nha-cac-bac.8818933/
.......
Để hiểu rõ mục đích và cách gắn biển KDC e tóm lược 1 số nội dung sau:
1. Định nghĩa KDC là gì? Tiêu chuẩn để được công nhận là KDC áp dụng khi gắn biển R.420.
Theo MTTQVN,
- “Khu dân cư” là một cấu trúc cộng đồng bao gồm: một số hộ gia đình tụ cư, sống đan xen trong một khu vực địa lý nhất định (thôn, xóm, bản, khu phố). Có “khu dân cư” tồn tại ổn định từ lâu đời, có “khu dân cư” mới đang trong quá trình hình thành, biến đổi... Tên gọi, cơ cấu địa giới, số lượng dân cư tùy theo yêu cầu, cách sắp xếp, bố trí của mỗi địa phương.
- Các hộ dân sinh sống ở “khu dân cư” ít phụ thuộc theo huyết thống, trái lại do yêu cầu cư trú mà có quan hệ gắn bó với nhau trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, trong giao tiếp xã hội, tâm lý tư tưởng và ứng xử cộng đồng.
- Các hộ dân sinh sống ở “khu dân cư” ngoài chịu tác động, chi phối của chủ trương, chính sách, pháp luật chung của Đảng, Nhà nước, còn chịu sự tác động, chi phối của bộ máy chính quyền địa phương, của “Hệ thống chính trị khu dân cư” cùng các phong tục, tập quán nơi mình cư trú, sinh sống”.
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua, tháng 9/2004, tại Điều 27, Chương IV có ghi: Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu phố (gọi chung là “khu dân cư”).
...
Theo luật GTĐB 2008 thì ko thấy có định nghĩa về KDC.
Theo QC 41/2016 KDC cũng chưa được định nghĩa rõ ràng, mà chỉ có nội dung trong biển R. 420, 421, một khái niệm khác với khái niệm KDC bình thường, KDC
ko đông. R. 420 là bắt đầu khu ĐÔNG dân cư, chứ ko phải chỉ là KDC đâu nhé!
Và đây là căn cứ để xác định "ĐÔNG":
Biển số R.420 "Bắt đầu khu
đông dân cư".
a) Để báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu
đông dân cư, phải đặt biển số R.420 "Bắt đầu khu
đông dân cư";
b) Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư;
c) Đoạn đường qua khu vực đông dân cư được xác định bắt đầu bằng biển R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư” và kết thúc bằng biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”.
+ Đối với đoạn đường nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã:
căn cứ vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo số R.420 và số R.421 trên các tuyến đường ở vị trí vào, ra đô thị cho phù hợp (không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hóa hoặc dân cư thưa thớt); Biển báo số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển báo số R.421.
+ Đối với đoạn đường nằm ngoài khu vực nội thành phố, nội thị xã:
đoạn đường được xem là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500 m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường bộ ở cự ly trung bình từ 6 m trở xuống theo chiều ngang, khoảng cách trung bình giữa các lối ra vào nhà dưới 10 m.
d) Trong phạm vi biển số R.420 có hiệu lực, khi gặp biển báo tốc độ tối đa cho phép (biển số P.127) người tham gia giao thông phải chấp hành quy định của biển số P.127.
Theo cv số : 23/2012/TT-BCA ngày 27/5/ 2012 của BCA
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.
2. Các qui định về giao thông trong KDC:
Theo Luật GTĐB 2008,
- Điều 15, khoản 3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
- Điều 8, khoản 12. Hành vi bị nghiêm cấm: Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Theo TT 91/2015 BGTVT, Quy định về tốc độ:
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư tối đa là 60 km/h trên đường đôi, có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Với đường 2 chiều không có giải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.
Theo qui định riêng của từng thành phố, thị xã thị trấn,...thì có thêm qui định cấm xe tải, xe khách theo giờ.
......
Ngoài ra còn qui định nào các bác bổ sung thêm giúp.
.....
Vậy thì, túm lại, để đơn giản và tạo điều kiện cho lái xe nhận biết rõ khi nào lái xe vào KDC để thực hiện đúng các qui định.
1. Các cửa ngõ vào, ra khỏi TP, TT, TX xin anh chánh gắn cho biển R. 420 và R. 421 phía ngược lại. OK.
Ví dụ đ/v TP HCM, các đường QL, TL, HL trước đó là đoạn đường ko qua KDC mà đi vào TP thì đều phải gắn biển R. 420.
2. Đối với đường QL, Tỉnh lộ, Huyện lộ nếu đoạn đường qua khu đông dân cư dài hơn 500m thì mới được qui định và gắn biển R. 420 khu ĐÔNG dân cư.
Vậy, nếu đoạn đường này dài hơn 2000m hoặc 3000m, thì anh chánh vui lòng gắn nhắc lại biển R.420, kinh phí tính vào tiền thuế phí e đóng, thiếu năm sau e đóng thêm. Và cũng nhớ gắn đầy đủ biển R. 421.
Hoặc nếu để tiết kiệm tiền thuế của e thì anh có thể gắn 1 biển phụ S. 502 "phạm vi hiệu lực của biển báo" dưới cái biển R. 420 đó.
E đội ơn anh chánh rất nhiều.