Hà Nội thua là do đâu??????
Tát khách hàng vì vào xem mà không mua
Cách cư xử thô bạo, đốt vía, thậm chí tát khách hàng nếu vào xem mà không mua khiến nhiều người e ngại đi chợ ở Hà Nội.
>
Vừa bán hàng vừa dọa khách /
Bị ăn chửi vì mua sắm ít
Minh Phương, sinh viên đại học Khoa học Xã hội Nhân văn không thể nào quên lần bị ăn tát khi đi mua guốc ở chợ Ngã Tư Sở. Lúc vào, cô bán hàng tươi cười đon đả, nói Phương cứ xem hàng thoải mái. Sau khi xem kỹ mà không thấy đôi nào ưng, Phương ra khỏi quầy hàng thì cô chủ hàng thay đổi thái độ.
"Bà đó kéo mình vào tát cho 2 cái rồi còn bảo: 'Xéo! Không tao đánh chết bây giờ'. Mình ức lắm, định nói lại bà ta nhưng nghĩ gây chuyện tại địa bàn của người ta chỉ thiệt thân”, sinh viên này tâm sự.
Không chỉ Phương, nhiều sinh viên khác cũng đã từng gặp rắc rối khi đi mua đồ tại các chợ. Tú, sinh viên năm cuối trường Đại học Quốc gia Hà Nội kể lại, hồi còn học năm thứ ba, cô ra chợ Nhà Xanh định mua quần bò. Thấy một chiếc đẹp, hỏi giá tới 400.000 đồng. Khi sinh viên này chỉ trả 150.000 đồng thì bị người bán mắng té tát.
“Họ bảo không có tiền thì cấm vào ám hàng họ. Nhưng mình nghĩ thuận mua vừa bán, họ bán thì bán, không bán thì thôi chứ sao lại cư xử thô bạo như vậy.”, Tú bức xúc nói.
Nhiều người chọn đi siêu thị sau những bực mình khi đi chợ. Ảnh minh họa:
Hoàng Hà. Chị Hà, giáo viên một trường THCS từng choáng váng vì người bán hàng tại chợ Hôm. “Lúc mua, rõ ràng cô ấy nói nếu con mình mặc không vừa thì có thể ra đổi thoải mái. Sáng hôm sau, tranh thủ lúc trống tiết, mình ra đổi, cô ấy chẳng nói chẳng năng đem giấy và bật lửa ra đốt quanh người mình. Chưa kịp hiểu gì thì cô ý chửi như hắt nước vào mặt: ‘Định ám hàng bà mà đổi với chác giờ này. Đã mua hàng rồi miễn đổi, bực mình’. Chẳng biết ai mới là người bực mình nữa”, chị Hà phẫn uất.
Ngoài những trường hợp trên, còn vô số những va chạm dở khóc dở cười giữa chủ kinh doanh trong chợ và khách hàng với nguyên nhân cũng xoay quanh chuyện không mua khi không tìm được đồ ưng ý hoặc mặc cả với giá thấp hơn nhiều mức nói thách, đổi đồ...
Một số người sau những sự cố mua bán ở chợ đã chuyển qua mua hàng ở siêu thị để tránh bực mình. Chị Hà cho biết, sau lần bị đốt vía tại chợ chị chuyển sang đi siêu thị mua hàng để tránh các “phiền phức không đâu” dù giá có cao hơn một chút.
Theo kinh nghiệm của bác Minh, một người thường xuyên mua đồ tại chợ, những bạn trẻ tuyệt đối không nên chê hàng khi mới bước chân vào các quầy hàng. “Mình thích thì mua, không thích thì thôi, chứ không nên chê hàng của người ta. Trừ khi mình định mua sản phẩm đó rồi, chê nỉ non một chút, thể hiện mình chưa ưng lắm để người ta giảm bớt giá thì được”, bác Minh khuyên.
Khi mua khách hàng cũng nên thỏa thuận rõ với người bán về việc đổi hay trả lại hàng. Nếu đổi được thì trong phạm vi thời gian bao lâu, nên đổi lúc nào mà cả hai đều thuận tiện. Tốt nhất, nên mua ở những cửa hàng quen.
Cô Thụy, bán hàng lâu năm tại chợ Mơ giãi bày, người bán thấy khách vào thì mừng lắm, khách không mua, họ chưng hửng nên tức. Tuy nhiên, khách có không ưng hàng, ưng giá thì người bán hàng cũng không nên chửi mắng, đốt vía... vì còn lấy duyên để người sau mua.
“Bán hàng mà cư xử như vậy là không được, nhưng không phải người bán nào cũng vậy đâu, con sâu làm rầu nồi canh thôi. Gặp những người như vậy thì khách cứ tránh xa ra, chí ít cũng để giữ không khí vui vẻ và thoải mái khi đi mua sắm”, cô Thụy nói.
Xuân Ngọc[/b]
theo Vnexpress.net[/b]
[/b]