Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
TOYOTA PREVIA - CHIẾC XE CỔ ĐIỂN ĐÁNG MƠ ƯỚC
Thông thường, từ “cổ điển” gợi lên hình ảnh của những chiếc Bugattis cổ, Mini của Anh hoặc những chiếc Bronco thế hệ đầu tiên. Hiếm có chiếc van nào được gọi là “cổ điển”. Nhưng nếu chỉ xét về độ tuổi thuần túy, có khá nhiều van đủ tuổi để được gọi xe cổ. Và rất lâu trước khi Mercedes trình làng chiếc van 500+ mã lực, thì đã có một chiếc van độc đáo khác: Toyota Previa.

TOYOTA PREVIA - CHIẾC VAN BẤT THƯỜNG
Toyota Previa 1990-1997 là tiền thân của dòng Sienna. Thật khó để tưởng tượng điều này khi nhìn bề ngoài được thiết kế như quả trứng của Previa.
Bên trong lại là một câu chuyện khác hẳn. Previa và Sienna đều có 3 hàng ghế, tuy nhiên, hàng ghế thứ 2 của Previa có thể xoay, còn Sienna không được cung cấp tùy chọn này. Tuy vậy Sienna vượt trội hơn Previa khi so sánh hàng ghế thứ 3. Hàng ghế thứ 3 của Previa chỉ có thể gập sang một bên, chiếm một phần không gian để hàng phía sau trong khi hàng ghế này của Sienna có thể gập hẳn xuống sàn.
Previa chỉ có 1 cửa trượt sau trong khi Sienna có tới 2. Ở điểm khác, Previa vượt trội hơn Sienna với tùy chọn tủ mát/lạnh lắp kèm.
Tuy vậy hai chiếc minivan vẫn có một số đặc điểm chung. Cho đến khi Chrysler Pacifica 2021 ra mắt, Sienna là chiếc van hiếm hoi có phiên bản dẫn động bốn bánh, và giống như Sienna, Toyota Previa cũng có phiên bản AWD.
Tuy vậy hệ thống truyền động của Previa khác hẳn so với Sienna. Previa có hệ dẫn động cầu sau (phiên bản 1 cầu). Động cơ của Previa cũng khá bất thường so với quan niệm phổ biến.

HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CỦA TOYOTA PREVIA
Sienna có kết cấu động cơ nằm trước, nhưng nếu nhìn vào ca bô của Previa, bạn sẽ không thấy động cơ.
Đó là vì Previa có kết cấu động cơ nằm giữa. Giữa hai ghế trước là một “bướu” nhô lên và bên dưới là động cơ. Nếu bạn muốn kiểm tra hoặc thêm dầu, bạn phải nhấc ghế lái lên, mở nắp hầm máy được trải thảm để lộ động cơ.
Bản thân động cơ Previa cũng khác thường so với Sienna. Tùy phiên bản, Sienna (gen 3) được lắp động cơ từ 2.7 lít I4 tới 3.5 lít V6, công suất tối đa từ 187 tới 210 mã lực, kết hợp với hộp số tự động 6 hoặc 8 cấp, trong khi Previa được lắp động cơ 4 xi-lanh 2,4 lít, 138 mã lực. Tuy nhiên, để giúp Previa cạnh tranh với các xe có động cơ mạnh hơn, động cơ phiên bản AWD của Previa được lắp bộ tăng áp siêu nạp để tạo ra công suất 161 mã lực.
Như vậy, vào giữa những năm 90, Toyota đã sản xuất một chiếc van động cơ nằm giữa, tùy chọn AWD và siêu nạp.

TẠI SAO CHIẾC VAN NÀY ĐƯỢC CHÚ Ý LẠI?
Lý do đầu tiên, xe Nhật Bản bắt đầu được đánh giá cao và phổ biến từ những năm 90. Thập niên 80-90 là thời kỳ mà các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có rất nhiều ngân quỹ để có thể thoải mái theo đuổi những ý tưởng kỳ quặc như Toyota Previa. Đó là lúc ra đời của Nissan Skyline GT-R và Mitsubishi Pajero.
Ngoài ra, như Petrolicious đánh giá, Previa thực sự là một chiếc xe có khả năng vận hành hiệu quả. Tay lái xe đua, nhà biên kịch và phi công trực thăng Niki Byrne lần đầu tiên học được kỹ năng đua xe khi lái chiếc Previa.
Giống như chiếc Miata, Previa có trọng lượng nhẹ nhưng không đặc biệt mạnh mẽ, có nghĩa là bạn phải tăng tối đa tốc độ khi vào cua. Và bởi vì hệ thống phanh hơi yếu, Byrne cũng học được cách đối phó với hiện tượng mất phanh, một điều mà các tay đua sức bền đều phải biết.
Nhưng do thiết kế AWD và động cơ nằm giữa, chiếc van thực sự rất cân bằng. Thêm nữa, với xu hướng thiết kế của những năm 90, Previa có vùng quan sát tốt và không gian nội thất rộng rãi. Sau đó là thiết kế, trông không giống bất kỳ thứ gì khác trên thị trường hiện nay. Ngay cả khi Byrne đến trường, nơi học sinh đậu những chiếc Bentley và Porsche, mọi người vẫn yêu thích chiếc Previa.
Toyota Previa là một chiếc xe cổ điển độc đáo. Thiết kế của chiếc xe và niềm vui mà nó truyền cảm hứng chắc chắn khiến nó xứng đáng với danh hiệu “cổ điển”.

(Tam Dominh lược dịch và chỉnh sửa)
***

01.jpg


02.jpg


03.jpg


04.jpg


05.jpg


06.jpg
 
Chỉnh sửa cuối: