Đường đến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
- Từ TP.HCM đi theo đường Nguyễn Văn Linh (Q.7) lên cầu cạn dài 1,6km và đi thẳng qua cầu Phú Mỹ (Q.7 - Q.2) đến cuối đường vành đai phía đông, Q.9 để lên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.Hoặc từ nội thành TP.HCM đến đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7) lên cầu Phú Mỹ và đến cuối đường vành đai phía đông, Q.9 để lên đường cao tốc.
- Cũng có thể đi từ đường Mai Chí Thọ (Q.2) đến đường vành đai phía đông để lên đường cao tốc trên.
- Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cắt ngang giao lộ quốc lộ 51 tại thị trấn Long Thành. Theo đó, từ ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai) về đến giao lộ trên khoảng 22km để vào đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.Còn từ Bà Rịa - Vũng Tàu về đến thị trấn Long Thành để rẽ vào đường cao tốc này.
Nỗi ám ảnh kẹt xe sẽ không còn khi 20km đầu tiên của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hoạt động có thu phí từ ngày 28-12 giúp rút ngắn thời gian hành trình TP.HCM - Vũng Tàu còn khoảng 2 giờ.Ông Lê Mạnh Hùng, giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cho biết dự kiến ngày 28-12 sẽ thông xe đoạn đường cao tốc từ đường vành đai phía đông (đường vành đai 2, Q.9, TP.HCM) đến quốc lộ 51 (Đồng Nai) dài khoảng 20km.Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN, dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng chiều dài 55km, đi qua TP.HCM và Đồng Nai. Tổng vốn đầu tư 20.630 tỉ đồng. Dự án được khởi công đầu tháng 12-2009, dự kiến hoàn thành đầu năm 2015.TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ mất 2 giờMột thành viên của ban điều hành dự án có mặt tại công trường cho biết hạng mục đường dẫn A1 và D1 (nối từ nút giao thông vành đai 2, P.Phú Hữu, Q.9, TP.HCM vào đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) có quy mô dài 750m (mỗi đường) thuộc gói thầu số 9. Theo hợp đồng, gói thầu này sẽ hoàn thành vào tháng 4-2015, nhưng để phục vụ việc thông xe đoạn đường nói trên, các đơn vị đã được huy động để thi công hạng mục đường dẫn này. “Nếu không có hai đường dẫn này, xe từ TP.HCM không thể lên đường cao tốc ra đến quốc lộ 51 (xã Long An, H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai) và ngược lại xe từ Đồng Nai, Vũng Tàu về đến TP.HCM cũng không có đường xuống” - vị này cho biết.Theo các công nhân, hạng mục đường dẫn A1 và D1 đã hoàn thành gần 90%, khoảng 3-4 ngày nữa nền hạ đường dẫn sẽ được làm xong. Sau đó sẽ thảm nhựa và các công đoạn phụ như lắp dải phân cách, bó vỉa, hệ thống đèn chiếu sáng...Từ nút giao thông vành đai 2, chúng tôi chạy xe máy lên đường cao tốc và chạy một mạch ra đến quốc lộ 51 thuộc địa phận ấp 1, xã Long An, huyện Long Thành (quẹo phải đi Vũng Tàu, quẹo trái về hướng Biên Hòa). Trên đoạn đường cao tốc này, mỗi chiều đường có ba làn xe, mỗi làn xe rộng 3-4m, đặc biệt có đoạn cầu cạn dài khoảng 10km bắt đầu từ nút giao thông vành đai 2. Các công trình hạ tầng phụ kèm theo như hệ thống điện chiếu sáng, dải phân cách, cây xanh, hệ thống biển báo... gần như đã hoàn chỉnh.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, khi đưa 20km đầu tiên của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian đi từ trung tâm TP.HCM đến TP Vũng Tàu khoảng một giờ. Tuyến đường này giúp rút ngắn khoảng 20km so với đi xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1 - ngã ba Vũng Tàu - quốc lộ 51 về Vũng Tàu, đặc biệt tránh được kẹt xe ở ngã ba Tân Vạn và ngã ba Vũng Tàu. Như vậy, trước đây từ TP.HCM đến TP Vũng Tàu khoảng ba giờ thì nay chỉ cần hai giờ là có thể đến Vũng Tàu.Vì sao chưa thông xe 35km còn lại của tuyến đường cao tốc này? Ban quản lý đường cao tốc cho biết tiến độ đền bù giải tỏa chậm đã ảnh hưởng đến toàn bộ dự án này. Cụ thể, ngày 2-12 vừa qua mới triển khai thi công một gói thầu làm đường ở đoạn Long Thành và dự kiến sẽ hoàn thành sau 24 tháng thi công. Như vậy, tuyến đường từ Long Thành đến Dầu Giây dài 31km sẽ hoàn thành vào tháng 12-2015. Còn đoạn 4km từ nút giao thông An Phú (Q.2) đến đầu tuyến đường cao tốc ở Q.9, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 2-2015...Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuyến đường cao tốc này trở thành một trục xương sống quan trọng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi Vũng Tàu hoặc các tỉnh miền Trung, miền Bắc và ngược lại. Tuyến đường cao tốc này là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển cụm cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép (đã và đang được xây dựng) và cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng trong tương lai.Theo các chuyên gia giao thông, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ cải thiện tình hình giao thông, giảm thiểu tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ TP.HCM và Đồng Nai. Đồng thời dự án này còn tạo điều kiện thúc đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh của TP.HCM như Long Thành, Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Mỹ... Vì sao thu phí cao?Trả lời vì sao mức phí đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cao gấp đôi mức phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (TP.HCM - Long An - Tiền Giang), ông Nguyễn Văn Nhi - phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN - cho rằng không thể đặt ra việc so sánh mức phí giữa hai đường cao tốc này vì mỗi dự án đường cao tốc có một bài toán về kinh tế riêng. Cụ thể, dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách, còn dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sử dụng vốn vay nước ngoài, phải trả lãi vay.Theo ông Nhi, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây không phải là tuyến độc đạo nên người đi đường có thể lựa chọn tuyến đường để đi. Nếu chọn đi đường cao tốc có trả phí thì mọi người đã chọn con đường tốt hơn như không bị ùn tắc giao thông, thời gian hành trình rút ngắn hơn, bảo đảm an toàn hơn so với các đường khác... “
Việc đưa ra mức phí 2.000 đồng/km không phải là cố định vì theo bài toán kinh tế hoàn vốn cho dự án, có lúc mức phí hạ xuống và có lúc mức phí sẽ tăng lên” - ông Nhi nói.NGỌC ẨN - QUANG KHẢI
N.ẨN
nguồn
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/584504/tp-hcm-di-vung-tau-con-2-gio.html#ad-image-2