Tổng số dự án được thực hiện trong năm 2019 là 218 với mức kinh phí gần 8000 tỷ đồng.
Trong đó gồm 77 dự án chuyển tiếp với tổng kinh phí gần 4.900 tỷ đồng; khởi công mới 47 dự án (hơn 1.800 tỷ đồng) và chuẩn bị đầu tư 94 dự án (tổng kinh phí 819 tỷ đồng).
Theo kế hoạch, thành phố sẽ giải quyết dứt điểm các điểm ngập tại lưu vực trung tâm và 5 lưu vực ngoại vi (Bắc, Tây, Nam và một phần Đông Bắc, Đông Nam) rộng 550km2, với khoảng 6,5 triệu dân. Đồng thời cải thiện môi trường nước, tăng không gian trữ nước, tạo cảnh quan đô thị, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng được cam kết hoàn thành trong năm nay.
Công ty Thoát nước đô thị TPHCM còn xây dựng các phương án ứng cứu cụ thể đối với từng điểm ngập. Thiết lập phần mềm và thành lập đội tuần tra gồm 40 người để tuần tra, kiểm tra các tuyến đường nhằm khơi thông rác, khơi thông miệng thu.
Phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền, kêu gọi người dân chung tay chống ngập, hạn chế vứt rác bừa bãi, không che lấp miệng thu nước, khơi thông ống cống khi có rác rưởi, xà bần che lấp.
Công ty còn nghiên cứu ra hố ga kiểu mới nhằm ngăn mùi hôi, thu gom rác, nước được tốt hơn, đảm bảo mỹ quan hơn.
Ngày 16-5-2017, công ty ra mắt ứng dụng “
truyền tải thông tin ngập cho TPHCM” (gọi tắt là UDI Maps). UDI Maps sử dụng bản đồ nền giao thông và các tính năng tìm đường được cung cấp bởi Google. Đây là cổng thông tin 2 chiều giữa nhà quản lý và người dùng về tình trạng ngập úng tại TPHCM. Tất cả các điểm ngập đều có camera, chip cảm biến đặt ở dưới đường, báo cụ thể về độ sâu, ngập bao nhiêu, thời gian ngập bao lâu. Ứng dụng này sẽ cung cấp cho người dùng các thông tin chi tiết, chính xác về tình hình mưa, triều cường, các điểm ngập để tìm các tuyến khác thay thế khi lưu thông.
Điều đặc biệt trong các dự án lần này là sự góp mặt của robot công nghệ Nhật Bản dùng để cải tạo các kênh cũ.
Trong quá trình thi công, dự án này chỉ làm ngầm, robot sẽ khoan bên dưới mà
không cần phải đào đường. Vì vậy sẽ giảm sự cố liên quan đến hệ thống thoát nước; giảm rủi ro về việc sụt lún mặt đường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và tình trạng kẹt xe ở khu vực trung tâm thành phố.
Chủ dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (thuộc UBND TP.HCM), nhà tài trợ là Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Công an.