Giao Thông
22/3/19
1.039
2.460
131
34
Cầu Long Kiểng, Nam Lý, Tăng Long và gần 10 dự án giao thông trọng điểm dang dở nhiều năm sẽ thi công trở lại thời gian tới do vướng mắc mặt bằng được tháo gỡ.

TP.HCM: Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tái khởi động


Đầu tháng 9, dãy nhà bên đường Lê Văn Lương ở hai bờ sông Phước Kiểng, huyện Nhà Bè được phá dỡ để giao toàn bộ mặt bằng cho dự án cầu Long Kiểng mới (huyện Nhà Bè) sau nhiều năm đứng im. Trên công trường, nhà thầu đang huy động vật tư, công nhân, máy móc thi công các hạng mục như mố, trụ cầu... Chủ đầu tư đặt mục tiêu hoàn thành công trình vào cuối năm sau.

Dự án cầu Long Kiểng được duyệt cách đây 21 năm, bắt đầu khởi công vào tháng 8/2018, kinh phí 557 tỷ đồng (hiện tăng lên 589 tỷ đồng). Năm 2020 - thời điểm công trình dự kiến hoàn thành nhưng mới thi công xong 7 trụ cầu rồi phải dừng bởi không có mặt bằng.

Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn cho biết dự án ảnh hưởng 128 hộ dân, trong đó 25 hộ đã được bồi thường từ giai đoạn trước. Hơn 100 trường hợp còn lại bị vướng mặt bằng nhiều năm do không có quỹ nền tái định cư. Hai năm qua, ngoài giải quyết thủ tục thu hồi đất, địa phương hướng dẫn và kết nối người dân mua nền của doanh nghiệp theo chủ trương từ thành phố.

"Việc này chưa có tiền lệ, nhưng để dự án sớm triển khai trở lại, huyện liên tục làm việc, linh hoạt tháo gỡ khó khăn, vận động từng hộ dân để đồng thuận giao mặt bằng", ông Nguyễn nói.

TP.HCM: Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tái khởi động

Dự án xây dựng cầu Tăng Long (TP. Thủ Đức)

Tại TP Thủ Đức, dự án cầu Nam Lý tổng mức đầu tư gần 920 tỷ đồng được lên kế hoạch hoàn tất giải phóng mặt bằng cuối năm nay. Công trình nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp, khởi công năm 2016 với chiều dài 650 m, trong đó phần cầu dài 450 m, rộng 20 m; còn lại đường dẫn rộng 30-37 m. Do vướng mặt bằng 54 hộ dân, tổ chức nên từ tháng 4/2019, công trình phải dừng khi đạt 39% khối lượng.

Đại diện UBND TP Thủ Đức cho biết trong tháng 10, địa phương sẽ hoàn chỉnh chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ. Việc chi trả đền bù sẽ thực hiện trong hai tháng cuối năm để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư. Khi đó, quá trình thi công sẽ hoàn thành sau 12 tháng, giúp xoá "nút thắt cổ chai" trên tuyến đường.

Công tác giải phóng mặt bằng hiện được xem là điểm mấu chốt quyết định tiến độ của hầu hết dự án tại TP HCM. Song, phần lớn các công trình gặp vướng mắc trong phần việc này. Giai đoạn 2016-2020, trong 115 dự án được TP HCM quyết định đầu tư có 67 công trình không đạt kế hoạch do vướng mặt bằng.

TS Võ Kim Cương, nguyên phó kiến trúc sư trưởng TP HCM, cho rằng giá đất nhà nước thấp hơn giá thị trường nên đa phần người dân không đồng thuận khi đền bù, trì hoãn giao mặt bằng, thậm chí dẫn đến các vụ kiện cáo. Đây là nguyên nhân chính khiến công tác đền bù giải toả bị chậm trễ, ảnh hưởng tiến độ dự án. Do vậy trong công tác bồi thường cần tiếp cận gần hơn thực tế.

TP.HCM: Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tái khởi động

Các trụ cầu Long Kiểng

Chuyên gia cũng đề xuất để tránh tình trạng công trình đang triển khai phải dừng do vướng mặt bằng, các dự án mới nên có "đất sạch" rồi mới khởi công. Quá trình giải phóng mặt bằng, thành phố cần có các biện pháp mạnh hơn, bởi hiện nhiều dự án chỉ còn vài trường hợp di dời khiến cả công trình bị ảnh hưởng.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM, cho biết ngoài các cuộc họp định kỳ trong lĩnh vực đô thị, hiện thành phố lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc mặt bằng. Tổ này đứng đầu là lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hàng tuần làm việc với chủ đầu tư để kịp giải quyết các kiến nghị. Ở các quận huyện, ban chỉ đạo bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng được thành lập để bám sát, tháo gỡ các khó khăn.

"Đặc biệt, việc rút ngắn các thủ tục và chính sách bồi thường đang được tiếp cận gần hơn với giá thị trường cũng là yếu tố quan trọng giúp phần việc này nhanh hơn trước, người dân dễ chấp nhận việc di dời", ông Phúc nói, cho biết theo cách làm này, quý 4 năm nay và đầu năm sau sẽ thêm khoảng 10 công trình quan trọng được thi công trở lại khi công tác giải toả tập trung rất cao, có thời hạn cam kết.

Trong số công trình sớm khởi động trở lại, đáng chú ý là loạt dự án ở TP Thủ Đức như cầu Tăng Long trên đường Lã Xuân Oai (tổng mức đầu tư mới 688 tỷ đồng), mở rộng đường Lương Định Của (826 tỷ đồng), cầu Ông Nhiêu (425 tỷ đồng); nâng cấp đường Tên Lửa (400 tỷ đồng), Tân Kỳ - Tân Quý (237 tỷ đồng) đều ở Bình Tân; cầu Vàm Sát 2 (343 tỷ đồng) ở Cần Giờ...

Xem thêm:
Theo Vnexpress
 
Hạng D
16/11/20
2.581
7.665
113
37
Ai làm xây dựng cho em hỏi, xây giữa chừng không xong để đó, để hết mấy năm thì qua nắng mưa sương gió thì phần đã xây còn tốt để tiếp tục xây tiếp cái mới không nhỉ ?
 
Hạng F
28/8/19
6.629
11.296
113
Palm Beach, Florida, US
Ai làm xây dựng cho em hỏi, xây giữa chừng không xong để đó, để hết mấy năm thì qua nắng mưa sương gió thì phần đã xây còn tốt để tiếp tục xây tiếp cái mới không nhỉ ?
Tùy công trình, tùy cấu trúc và vật liệu. Với lại, khi làm tiếp sẽ có khâu thẩm định, đánh giá lại.
Cái khoản này mới có chuyện là vậy!
 
  • Like
Reactions: triet gpvn
Hạng F
27/6/12
5.023
11.742
113
Đại công trường. Đâu đâu cũng ngỗn ngang, dở dang.
 
Hạng B2
14/2/17
484
748
93
Đại công trường. Đâu đâu cũng ngỗn ngang, dở dang.
Đời chúng ta chấp nhận ngổn ngang, hy vọng đến đời con chúng ta mọi thứ nó gọn gàng hơn, còn không thì chắc phải tới đời cháu :D
 
  • Haha
Reactions: triet gpvn
Việt Nam nên học tập Vương Quốc Thụy Điển trong việc Tổng mức chi Ngân sách cho Hệ thống Giao thông Đường bộ bình quân người Dân,

với mức chi Ngân sách cho Hệ thống Giao thông Đường bộ khoảng 3,2USD/ 1 người Dân/ 1 ngày, sẽ cải thiện được chất lượng hạ tầng giao thông, chất lượng quản lý và vận hành Hệ thống Giao thông Đường bộ
 
Hạng B2
23/11/09
469
528
93
HCM
Cái vành đai 2 chả biết lúc nào xong. Chắc đợi con em nó có cháu (con em đang học tiểu học ạ)