Giao Thông
22/3/19
1.135
2.766
131
35
TP. HCM muốn bỏ xe xăng dầu thay thế bằng xe điện trong tương lai, đó là chủ đề chính của Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu "Kế hoạch phát triển giao thông vận tải bằng phương tiện giao thông điện tại TP.HCM" được tổ chức chiều ngày 12/5.

TP. HCM lên kế hoạch loại bỏ xe xăng dầu, phủ xe điện trong tương lai


Tại hội thảo tham vấn Kế hoạch phát triển giao thông điện tại TP.HCM diễn ra chiều 12/5, kế hoạch xóa bỏ xe xăng dầu thay bằng xe điện nằm trong dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á - NDC TIA” do Chính phủ Đức tài trợ Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực, khung pháp lý thúc đẩy phát triển GTVT theo hướng cacbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính.

Xu thế toàn cầu không thể cưỡng lại

Khai mạc Hội thảo, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM đánh giá hiện nay, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân của người dân đang tăng cao, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng hạn chế hoặc loại bỏ dần phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang khuyến khích các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.

Thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và cơ giới hóa nhanh, lưu lượng giao thông tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, phát thải trong giao thông chiếm 18% tổng phát thải khí nhà kính và không ngừng tăng qua các năm. Giảm phát thải trong GTVT là một trong các giải pháp hàng đầu cho việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

GS-TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Trưởng nhóm tư vấn dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á - NDC TIA” cho biết: TP.HCM là 1 trong những thành phố hàng đầu thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình năm của thành phố tăng 1,4%; tỉ lệ diện tích ngập thường xuyên năm 2009 là 54%, dự báo tới năm 2050 sẽ tăng lên 61%.

"Phát triển phương tiện giao thông điện là xu thế toàn cầu và chúng ta không thể cưỡng lại được xu thế này. Dự kiến đến năm 2030, chỉ còn 41% số lượng phương tiện bán ra trên thế giới là phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, còn lại là phương tiện sử dụng điện hoặc các dạng nhiên liệu lai giữa điện và động cơ đốt trong. Phương tiện giao thông điện đã xâm nhập vào thị trường TP.HCM như 1 xu thế tất yếu. Giờ là lúc vẽ con đường để các loại phương tiện này trở thành phổ biến ở TP.HCM" - ông Tuấn nói.

TP. HCM lên kế hoạch loại bỏ xe xăng dầu, phủ xe điện trong tương lai

Xe bus điện Vinfast

3 giai đoạn tiến tới phủ 100% xe điện

Đánh giá về thực trạng của TP.HCM, GS-TS Lê Anh Tuấn chỉ rõ: Đến thời điểm hiện tại, TP.HCM vẫn chưa đặt ra mục tiêu cụ thể đối với thị phần phát triển giao thông điện. Ô tô, xe máy là phương tiện chính, đáp ứng tới 86,35% nhu cầu đi lại của người dân. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của ô tô con là 6.56%/năm. Nhiên liệu sử dụng chính là xăng và Diesel.

Theo khảo sát, có 44% doanh nghiệp VTHKCC có nhu cầu/kế hoạch chuyển đổi sang xe điện và 13,2% người dân có nhu cầu mua xe điện, tập trung chủ yếu vào xe máy điện. Đồng thời, TP.HCM có tiềm năng điện hóa cao trong vận tải đường thủy.

Sau các dữ liệu, nghiên cứu đánh giá thực trạng và tiềm năng, nhóm tư vấn kiến nghị lộ trình phát triển phương tiện giao thông điện cho TP. HCM gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (từ 2022-2030) là giai đoạn khởi động: Đặt mục tiêu tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2030 đạt 20% với mô tô/xe máy/xe ôtô con; 10% với taxi; và 50% với xe buýt

- Giai đoạn 2 (từ 2030-2040) - giai đoạn tăng trưởng nhanh: Tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2040 đạt 50% với mô tô/xe máy; 60% với xe ôtô con; 20% với taxi; và 100% với xe buýt.

- Giai đoạn 3 (từ 2040-2050) được gọi là giai đoạn tăng trưởng ổn định. Lúc này, tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2050 đạt 90% với mô tô/xe máy/xe ôtô con; 60% với taxi; và 100% với xe buýt.

Để đạt được mục tiêu theo từng giai đoạn, cần có các giải pháp từng bước phân vùng kiểm soát khí thải và thu phí ô nhiễm theo từng giai đoạn cụ thể. Các nhiệm vụ chính cũng cần thực hiện theo mốc thời gian tương ứng. Cụ thể, đến 2025, phải xây dựng và ban hành định mức kỹ thuật liên quan đến phát triển phương tiện giao thông điện. Đến 2030, xây dựng và hoàn thiện cơ chế/chính sách; thống nhất tiêu chí đối với các trạm sạc.

Đến 2035, dừng cấp đăng ký mới với xe buýt sử dụng động cơ đốt trong. Tiến đến 2040 đặt mục tiêu dừng cấp đăng ký mới với xe dung động cơ diesel và xe mô tô/xe máy dùng động cơ đốt trong. Năm 2050, TP.HCM sẽ dừng cấp đăng ký mới với tất cả xe sử dụng nhiên liệu từ động cơ đốt trong.

Xem thêm:
Theo Thanh niên
 
Hạng D
14/6/05
1.591
4.604
113
Đồng Nai
Nói và làm xa nhau lắm.
Em đi trước làm chuột bạch cái E34 được hơn 2.000km rồi và e nghĩ cái xe này banh xác thì đề án trên vẩn chưa thành hiện thực.
Em là trải nghiệm EV thôi chứ không trong mong gì vụ 100% EV
 
Hạng D
22/1/19
4.616
8.724
113
có cái tàu điện ngầm làm mấy chục năm ko xong ở đó bỏ xe xăng lên xe điện, đúng xàm …..
Người ta gọi đó là lời nói không đi đôi với việc làm. Chuyện này cũng đâu có gì mới đâu bác. Giờ có đề án hay dự án nào mà từ lúc nói tới lúc ra thành quả mà không delay (đã tính luôn margin), không đội vốn thì mới là chuyện khác thường ...
Đọc tiêu đề bài báo tưởng có gì hay lắm, kiểu như tăng tốc làm hạ tầng GTCC, trợ giá cho người dân mua xe điện, ... đằng này chỉ phán mấy cái milestone xanh dờn, và target cuối là cấm xe xăng/dầu. Còn lại ai làm sao làm, hông cần biết.
 
Hạng D
3/3/16
1.821
3.343
113
40
EVN có kế hoạch nhập 5 triệu tấn than từ Úc về để làm nhiệt điện :(

Và hiện tại điện VN là thủy điện, nhiệt điện: phá hủy môi trường số 1; điện mặt trời, gió thì chưa phát triển đồng bộ và bị abcdef nên khó đến người dùng

Vậy cái cần làm trước khi cấm xe xăng là phát triển điện sạch trước đã. chứ Vin mà bán năm vài chục ngàn xe là không có điện để sạc