Hạng D
2/12/03
1.873
4.429
113
Vietnam
Trên thế giới, ngành công nghiệp du thuyền đang tạo ra doanh thu hàng trăm tỷ đô la nhưng ở nước ta con số này vẫn còn rất khiêm tốn do nhiều bất cập trong cấp phép bến thủy nội địa.

du thuyền.jpg

Ngày 12/12, Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức tọa đàm "Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn".

Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá sông Sài Gòn có vị trí chiến lược trong mạng lưới giao thông TP, kết nối trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam với các tỉnh thành Đông Nam bộ. Hệ thống sông ngòi dày đặc hình thành từ xa xưa cho phép thành phố phát triển mạnh giao thông đường thủy, xây dựng bến bãi giao thương hàng hóa thuận lợi.

Ngày nay, dòng sông còn mang lại nhiều giá trị, tiềm năng để khai thác thương mại, logistics, dịch vụ, du lịch… và quan trọng nhất là tạo nên dấu ấn riêng biệt của TP.HCM.

toạ đàm.jpg

Tọa đàm tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp du lịch đường sông tại TP.HCM.

Dọc theo bờ sông Sài Gòn ngày nay có nhiều điểm là di tích lịch sử, di sản văn hóa như Bến Nhà Rồng, Chợ Lớn, cột cờ Thủ Ngữ, bến Bình Đông. Một số công trình hiện đại sau này còn trở thành biểu tượng của TP.HCM như cầu Ba Son, công viên bến Bạch Đằng, tòa tháp 81 tầng Landmark…

Để phát triển kinh tế ven sông, TP.HCM đang triển khai đề án Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM năm 2023 - 2024. Theo đó, TP giao nhiệm vụ cho các sở ngành nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hạ tầng kỹ thuật xanh, kết nối giao thông, điều chỉnh quy hoạch, phát triển không gian bến bãi.

Đối với ngành du thuyền, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có điều kiện lý tưởng về địa lý để khai thác thế mạnh của ngành công nghiệp tàu thuyền và du lịch sông nước. Trên thế giới, ngành công nghiệp này đang tạo ra doanh thu hàng trăm tỉ đô la nhưng ở Việt Nam con số này vẫn còn rất khiêm tốn.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM nhận định, Sở Du lịch đã xác định phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy bao gồm đường ngắn, đường trung và đường xa...

Để làm được điều này, cần có sự phối hợp của các sở ngành khác như Sở GTVT TP, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc để phát triển đồng bộ từ bến bãi, cầu tàu, bến neo đậu. Từ đó, thu hút nguồn đầu tư từ các đơn vị cùng tham gia vào chuỗi sản phẩm du lịch này.

Phó giám đốc sở GTVT.jpg

Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết sẽ quy hoạch 411 vị trí bến thủy nội địa đến năm 2030.

Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho rằng, TP.HCM đã có ý tưởng nghiên cứu đường ven sông Sài Gòn dài 80km để kết nối vùng Đông Nam Bộ. Hiện các sở ngành thành phố đang nghiên cứu sơ bộ đường ven sông, đoạn từ cầu Ba Son tới Bình Triệu dài khoảng 4km, rộng 30m, tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng.

TP.HCM sẽ vận dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội để thu hút các nguồn lực để làm đường ven sông Sài Gòn, tạo trục giao thông mới dọc hành lang Bắc Nam thành phố, kết nối giao thông khu vực quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi với trung tâm thành phố.

Tuyến đường này cũng kết nối các tuyến Vành đai 2, 3, 4 và các tuyến cao tốc, giúp giảm áp lực cho giao thông đường bộ. Tuyến đường ven sông cũng mở ra hướng mới để phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điểm nhấn về cảnh quan sông nước, phát triển du lịch, dịch vụ ven sông.

Trả lời tâm tư của đại diện các doanh nghiệp về thủ tục xin thành lập các bến du thuyền dựa trên các khu đất ven sông có sẵn, ông Bùi Hòa An cho biết các doanh nghiệp có thể đề xuất với lãnh đạo các địa phương. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ có văn bản đề xuất với Sở GTVT TPHCM để cập nhật vào quy hoạch 411 bến thủy nội địa giai đoạn 2020 - 2030.
>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao ạ?