GHD nói:Hu hu.
Bán xe gấp thôi
<A href="http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/10/3BA14EA7/">http://vnexpress.net/GL/X...10/3BA14EA7/</A>
Em giúp Bác : link
Em quen thằng lập trình viên viết phần mềm thu phí , còn ngon hơn bác.Bác phải nhờ đưa vào shortlist , lúc nào buồn buồn ổng bỏ ra là chít.Em nhờ nó viết thẳng vào source code nhận dạng biển số xe em luôn.Bác nào mua lại xe em là phải trả giá caonho_vo nói:May quá quen cha giám đốc công ty đang triển khai vụ này, nói ông ấy cho vào shot list để khỏi tính tiền luôn
Ngày xưa em đọc LS nhân dân ta bị bọn CHÓ áp bức sưu cao thuế nặng ... còn bi chừ sao cũng rứa nhưng là XXX... Xui đời dân đen đi đâu cũng chết.
Thu phí ôtô vào Sài Gòn là thí điểm liều
Tốn vài chục triệu USD song chưa chắc giải quyết được bài toán ùn tắc, cùng các vấn đề phải đối diện như phản ứng người dân... nhiều chuyên gia cho rằng thu phí ôtô là cách làm "liều" cho một lần thí điểm nhưng cần thiết.
[link]http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/10/3BA150D9/[/link]
Tốn vài chục triệu USD song chưa chắc giải quyết được bài toán ùn tắc, cùng các vấn đề phải đối diện như phản ứng người dân... nhiều chuyên gia cho rằng thu phí ôtô là cách làm "liều" cho một lần thí điểm nhưng cần thiết.
[link]http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/10/3BA150D9/[/link]
mấy cái comments hay thế mà các bác k copy vô, kính gửi các bác:
Phương án thu phí khác
Ngoài phương án thu phí theo hệ thống ERP của Singapore thì mình có thể áp dụng theo cách thu phí của Italia.
Ở Italia, khi xe ngoại tỉnh muốn vào thành phố phải mua phí lưu thông vào trung tâm thành phố. Ví dụ như khi muốn vào trung tâm thành Venice, Rome hay Florence... Các bác tài sẽ đến một trạm bán phí nằm ngay cửa ngõ của TP đó để mua phí. Lệ phí này sẽ căn cứ trên kích cỡ của xe, số lượng ngày sẽ lưu thông trong TP đó. Sau đó họ sẽ cấp cho bác tài một giấy cỡ A4 có in thông tin đầy đủ lên đó. Bác tài sẽ đặt ngay trước kính xe khi đi vào TP.
Tôi nghĩ phương án này có thể áp dụng cho các loại xe muốn lưu thông vào trung TP, đặc biệt các quận nội thành của Hà Nội hay TP HCM. Có như vậy sẽ giảm được áp lực xe chạy vào nội thành rất lớn.
Đối với xe đăng ký tại những TP này có thể thu theo hai hướng: thu theo tháng hoặc thu theo ngày xe chạy trên đường. Những xe phải hoạt động thường xuyên thì mua theo tháng cho lợi, còn xe cá nhân thỉnh thoảng mới đi thì có thể chủ động mua theo từng ngày mà mình dự kiến sử dụng. Như vậy sẽ rất công bằng.
(Thoại)
<hr/> TP HCM kẹt xe ở đâu?
TP HCM lăm le thu phí ô tô đi vào khu vực trung tâm vì cho rằng khu vực trung tâm bị kẹt xe quá. Nhận định vậy là rất sai lầm! Và nó chứng tỏ các quan chức ngành giao thông rất ít khi vi hành.
Thực tế thì hiện nay ở TP HCM có 3 khu vực thông thoáng nhất là: Khu Củ Chi, khu Cần Giờ và chính là khu Trung tâm Quận 1.
Còn khu vực kẹt xe kinh khủng nhất, bất kể giờ giấc lại nằm ở các vùng ven kia! Đó là Gò Vấp, là Tân Bình, là Tân Phú, là Thủ Đức... Thực tế này, không biết các nhà quản lý của TP HCM có nhận ra không?
Chẳng mấy khi tôi thấy ở khu vực trung tâm thành phố kẹt xe cả. Đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Duẩn... thường rất thông thoáng. Nhưng ra khu vùng ven như Phan Huy Ích và Quang Trung (Gò Vấp), Luỹ Bán Bích và Âu Cơ (Tân Phú), Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Gò Dưa, Bình Triệu... mới kẹt xe kinh hoàng.
Vậy thì việc TP HCM tính thu phí ôtô đi vào khu vực trung tâm là đang tính chữa bệnh kẹt xe cho chỗ thông thoáng nhất hay chỗ kẹt nhất đây?
(Ngô Mai)
<hr/> Ứng dụng RFID thử xem
Theo tôi được biết thì RFID cũng được ứng dụng để thu phí giao thông, chủ yếu là trên các xa lộ. Nhược điểm của RFID là xử lý chậm. Nhưng nếu chúng ta chuyển lên sử dụng ở các tần số UHF trở lên thì cho tốc độ cao, khả năng quét xa, và hơn nữa thì RFID rẻ hơn, chỉ khoảng vài nghìn USD cho một đầu đọc, còn về thẻ nhận dạng thì chúng ta có thể sản xuất đại trà trong nước, ở trung tâm công nghệ cao đã có đơn vị sản xuất thẻ này.
(KAS)
<hr/> Năng lực cấp quản lý trong giải quyết vấn nạn kẹt xe
Tôi nghĩ nên có chế tài đối với những người làm cấp quản lý, hưởng lương nhà nước từ tiền đóng thuế của dân mà chỉ toàn đưa những ý kiến, kiểu làm phần ngọn để chống chế như vậy. Nếu đưa ý kiến sai, hoặc không có biện pháp giải quyết thì phải thừa nhận là thiếu năng lực và yêu cầu phải từ chức. Như vậy thì người có năng lực mới có cơ hội đóng góp. Không thể có cái kiểu ý kiến này rồi ý kiến nọ mãi như thế được. Cứ giao nhiệm vụ, và yêu cầu thực hiện. Nếu không hoàn thành thì phải chịu trách nhiệm.
(Thanh)
<hr/> Lại đi làm theo... Chỉ có thế thôi sao?
Sao những vị lãnh đạo luôn chỉ biết làm theo nước khác hoài vậy? Sao không tự đi khảo sát thực tế? Không tự thử dùng xe máy hay đại loại là cái gì đó mà mình đang thí điểm để kiểm chứng. Toàn làm theo.
Tốn biết bao nhiêu tỷ đồng về việc chốt điện thoại công cộng rãi rác khắp Việt Nam đã trở thành nơi dán tờ rơi. Phung phí đến thế là cùng. Rồi giờ lại bắt chước?
Trong công việc của mình mà sao không tự nghiên cứu, tìm hướng tốt nhất từ thực tiễn. Kinh nghiệm và đường lối của nước khác chỉ nên tham khảo. Sao cứ áp đặt của nước khác vào nước mình không thế?
Chán...
(Võ Thành Luân)
<hr/> Hiểu sai mục đích, áp dụng bừa bãi
Cần khẳng định rằng, nước ngoài thu phí vào trung tâm không vì "tránh kẹt xe" mà chỉ là một cách tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, nơi cần tốt nhiều ngân sách hơn (trong trung tâm và ngoài ngoại thành khác nhau về chi phí vận hành như điện, an ninh, vệ sinh..vv).
Nhìn lại việc tăng thuế để "hạn chế mua xe" thì thấy không có tác dụng gì, vì mua xe là nhu cầu tất yếu khi người dân có khả năng và nhu cầu được tiện nghi. Nếu không mua được rẻ thì phải mua đắt.. Vô hình chung dồn cái khó cái khổ cho dân và về vĩ mô còn làm gia tăng lạm phát.
Bây giờ thu phí để hạn chế xe vào trung tâm nghe thật bất khả thi vì:
- Giá xăng tăng cả 10.000 đồng một lit vẫn đổ xăng để đi.
- Giá xe tăng 10-30% vẫn chạy đầy đường.
- Phí giữ xe tại một số khách sạn lớn từ 50.000 đồng một lần ra vào, không ai than. Trộm nghĩ "thêm 5.000 hay 50.000 đồng để vào trung tâm thì thấm vào đâu?". Như thế liệu có hạn chế xe vào trung tâm không? Hơn nữa dân gian có câu "mua được trâu mà không mua được sẽo (dây dắt)". Thế thì có ai lại chấp nhận mua được xe mà không có tiền đóng phí để vào trung tâm?
(Chenzong)
<hr/> Chỉ khẩu phục còn tâm thì không
Cũng như việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong thành phố. Với tốc độ 30km một giờ thì mũ bảo hiểm cũng không cần thiết. Tuy nhiên dân phải tuân thủ theo. Vì sợ mất tiền chứ không phải là xu thế tất yếu. Bây giờ thử hỏi xóa bỏ lệnh này thì mấy ai đội mũ bảo hiểm? Vì nhiều bất lợi của nó.
Tôi đồng ý là khi vào đường cao tốc hay xa lộ thì đội mũ bảo hiểm là cần thiết. Mà mũ bảo hiểm của Việt Nam thì đúng là chẳng bảo hiểm được gì, giống như đối phó với luật thôi. Chỉ có loại từ 200k trở lên và có hàm thì mới là mũ bảo hiểm thật sự. Với mũ bảo hiểm ở Việt Nam thì bảo cái kiểu gì.
Còn về giải pháp chống ùn tắc giao thông thì xin thưa rằng: Những giải pháp nhằm lấy tiền người dân chỉ làm cho dân khổ thêm chứ chẳng giải quyết được gì. Giải pháp thật sự như di dời trường đại học, bệnh viện, công ty, xí nghiệp ra khỏi thành phố, giải phóng lô cốt thành phố càng nhanh càng tốt.
Thời gian gần đây lô cốt mọc lên như nấm mà thì công như rùa bò. Cách làm đó của các bác (xây dựng cầu đường, giao thông công chánh...) góp phần làm cho giao thông thành phố vốn đã kẹt lại càng kẹt hơn. Hãy nghĩ tới những giải pháp đó trước khi nghĩ tới việc móc túi người dân.
(Hồ Tấn Thuận)[/i]
<hr/> Thu phí ô tô vào Sài Gòn làm người dân bức xúc!
Tôi không hiểu nổi tại sao mỗi khi nhắc đến vấn nạn kẹt xe, các cơ quan chức năng chỉ biết cách thu phí mà không nghĩ đến cách nào khác! Tình hình kinh tế đang hết sức khó khăn, mọi thứ đổ dồn lên đầu người dân chưa đủ hay sao?
Vấn nạn giao thông đã được cảnh báo công khai từ rất nhiều năm trước vậy mà không thấy ai có trách nhiệm vì đã không có công tác chuẩn bị kịp thời. Đến bây giờ thì người dân lại phải hứng chịu như một sự vô lý vậy sao? Tại sao không thu tiền phạt từ các cá nhân, ban nghành, đoàn thể, những người trực tiếp đẩy tình trạng giao thông rơi vào tình thế bi thảm như hiện nay để giải quyết vấn đề? Lúc nào cũng là nhân dân phải chịu thiệt thòi bởi công tác quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Mặc dù ở các nước tiến bộ đã có mô hình thu phí giao thông nhưng hãy nhìn những gì mà chính quyền các nước đã đem đến cho người dân. Đem mô hình thu phí ở các nước như Anh Quốc và Singapore để so sánh thuyết phục nhân dân đóng phí thật đáng trách!
(Pham Huu Tuan)
<hr/> Tại sao không dành tiền làm đường
Chào các bạn. Tại sao chúng ta không sử dụng tiền làm hệ thống thu phí để mở rộng đường. Các nước khác làm hệ thống với giá trị vài trăm triệu. Một số tiền không phải là nhỏ. Thiết nghĩ chúng ta có thể sử dụng số tiền này để mở rộng những đoạn cho là kẹt xe, và tăng cường nhân lực làm ngày đêm cho những lô cốt thì tình hình sẽ khá hơn nhiều.
Cam on. Nguyen Tham
(Nguyen Tham)
Phương án thu phí khác
Ngoài phương án thu phí theo hệ thống ERP của Singapore thì mình có thể áp dụng theo cách thu phí của Italia.
Ở Italia, khi xe ngoại tỉnh muốn vào thành phố phải mua phí lưu thông vào trung tâm thành phố. Ví dụ như khi muốn vào trung tâm thành Venice, Rome hay Florence... Các bác tài sẽ đến một trạm bán phí nằm ngay cửa ngõ của TP đó để mua phí. Lệ phí này sẽ căn cứ trên kích cỡ của xe, số lượng ngày sẽ lưu thông trong TP đó. Sau đó họ sẽ cấp cho bác tài một giấy cỡ A4 có in thông tin đầy đủ lên đó. Bác tài sẽ đặt ngay trước kính xe khi đi vào TP.
Tôi nghĩ phương án này có thể áp dụng cho các loại xe muốn lưu thông vào trung TP, đặc biệt các quận nội thành của Hà Nội hay TP HCM. Có như vậy sẽ giảm được áp lực xe chạy vào nội thành rất lớn.
Đối với xe đăng ký tại những TP này có thể thu theo hai hướng: thu theo tháng hoặc thu theo ngày xe chạy trên đường. Những xe phải hoạt động thường xuyên thì mua theo tháng cho lợi, còn xe cá nhân thỉnh thoảng mới đi thì có thể chủ động mua theo từng ngày mà mình dự kiến sử dụng. Như vậy sẽ rất công bằng.
(Thoại)
<hr/> TP HCM kẹt xe ở đâu?
TP HCM lăm le thu phí ô tô đi vào khu vực trung tâm vì cho rằng khu vực trung tâm bị kẹt xe quá. Nhận định vậy là rất sai lầm! Và nó chứng tỏ các quan chức ngành giao thông rất ít khi vi hành.
Thực tế thì hiện nay ở TP HCM có 3 khu vực thông thoáng nhất là: Khu Củ Chi, khu Cần Giờ và chính là khu Trung tâm Quận 1.
Còn khu vực kẹt xe kinh khủng nhất, bất kể giờ giấc lại nằm ở các vùng ven kia! Đó là Gò Vấp, là Tân Bình, là Tân Phú, là Thủ Đức... Thực tế này, không biết các nhà quản lý của TP HCM có nhận ra không?
Chẳng mấy khi tôi thấy ở khu vực trung tâm thành phố kẹt xe cả. Đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Duẩn... thường rất thông thoáng. Nhưng ra khu vùng ven như Phan Huy Ích và Quang Trung (Gò Vấp), Luỹ Bán Bích và Âu Cơ (Tân Phú), Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Gò Dưa, Bình Triệu... mới kẹt xe kinh hoàng.
Vậy thì việc TP HCM tính thu phí ôtô đi vào khu vực trung tâm là đang tính chữa bệnh kẹt xe cho chỗ thông thoáng nhất hay chỗ kẹt nhất đây?
(Ngô Mai)
<hr/> Ứng dụng RFID thử xem
Theo tôi được biết thì RFID cũng được ứng dụng để thu phí giao thông, chủ yếu là trên các xa lộ. Nhược điểm của RFID là xử lý chậm. Nhưng nếu chúng ta chuyển lên sử dụng ở các tần số UHF trở lên thì cho tốc độ cao, khả năng quét xa, và hơn nữa thì RFID rẻ hơn, chỉ khoảng vài nghìn USD cho một đầu đọc, còn về thẻ nhận dạng thì chúng ta có thể sản xuất đại trà trong nước, ở trung tâm công nghệ cao đã có đơn vị sản xuất thẻ này.
(KAS)
<hr/> Năng lực cấp quản lý trong giải quyết vấn nạn kẹt xe
Tôi nghĩ nên có chế tài đối với những người làm cấp quản lý, hưởng lương nhà nước từ tiền đóng thuế của dân mà chỉ toàn đưa những ý kiến, kiểu làm phần ngọn để chống chế như vậy. Nếu đưa ý kiến sai, hoặc không có biện pháp giải quyết thì phải thừa nhận là thiếu năng lực và yêu cầu phải từ chức. Như vậy thì người có năng lực mới có cơ hội đóng góp. Không thể có cái kiểu ý kiến này rồi ý kiến nọ mãi như thế được. Cứ giao nhiệm vụ, và yêu cầu thực hiện. Nếu không hoàn thành thì phải chịu trách nhiệm.
(Thanh)
<hr/> Lại đi làm theo... Chỉ có thế thôi sao?
Sao những vị lãnh đạo luôn chỉ biết làm theo nước khác hoài vậy? Sao không tự đi khảo sát thực tế? Không tự thử dùng xe máy hay đại loại là cái gì đó mà mình đang thí điểm để kiểm chứng. Toàn làm theo.
Tốn biết bao nhiêu tỷ đồng về việc chốt điện thoại công cộng rãi rác khắp Việt Nam đã trở thành nơi dán tờ rơi. Phung phí đến thế là cùng. Rồi giờ lại bắt chước?
Trong công việc của mình mà sao không tự nghiên cứu, tìm hướng tốt nhất từ thực tiễn. Kinh nghiệm và đường lối của nước khác chỉ nên tham khảo. Sao cứ áp đặt của nước khác vào nước mình không thế?
Chán...
(Võ Thành Luân)
<hr/> Hiểu sai mục đích, áp dụng bừa bãi
Cần khẳng định rằng, nước ngoài thu phí vào trung tâm không vì "tránh kẹt xe" mà chỉ là một cách tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, nơi cần tốt nhiều ngân sách hơn (trong trung tâm và ngoài ngoại thành khác nhau về chi phí vận hành như điện, an ninh, vệ sinh..vv).
Nhìn lại việc tăng thuế để "hạn chế mua xe" thì thấy không có tác dụng gì, vì mua xe là nhu cầu tất yếu khi người dân có khả năng và nhu cầu được tiện nghi. Nếu không mua được rẻ thì phải mua đắt.. Vô hình chung dồn cái khó cái khổ cho dân và về vĩ mô còn làm gia tăng lạm phát.
Bây giờ thu phí để hạn chế xe vào trung tâm nghe thật bất khả thi vì:
- Giá xăng tăng cả 10.000 đồng một lit vẫn đổ xăng để đi.
- Giá xe tăng 10-30% vẫn chạy đầy đường.
- Phí giữ xe tại một số khách sạn lớn từ 50.000 đồng một lần ra vào, không ai than. Trộm nghĩ "thêm 5.000 hay 50.000 đồng để vào trung tâm thì thấm vào đâu?". Như thế liệu có hạn chế xe vào trung tâm không? Hơn nữa dân gian có câu "mua được trâu mà không mua được sẽo (dây dắt)". Thế thì có ai lại chấp nhận mua được xe mà không có tiền đóng phí để vào trung tâm?
(Chenzong)
<hr/> Chỉ khẩu phục còn tâm thì không
Cũng như việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong thành phố. Với tốc độ 30km một giờ thì mũ bảo hiểm cũng không cần thiết. Tuy nhiên dân phải tuân thủ theo. Vì sợ mất tiền chứ không phải là xu thế tất yếu. Bây giờ thử hỏi xóa bỏ lệnh này thì mấy ai đội mũ bảo hiểm? Vì nhiều bất lợi của nó.
Tôi đồng ý là khi vào đường cao tốc hay xa lộ thì đội mũ bảo hiểm là cần thiết. Mà mũ bảo hiểm của Việt Nam thì đúng là chẳng bảo hiểm được gì, giống như đối phó với luật thôi. Chỉ có loại từ 200k trở lên và có hàm thì mới là mũ bảo hiểm thật sự. Với mũ bảo hiểm ở Việt Nam thì bảo cái kiểu gì.
Còn về giải pháp chống ùn tắc giao thông thì xin thưa rằng: Những giải pháp nhằm lấy tiền người dân chỉ làm cho dân khổ thêm chứ chẳng giải quyết được gì. Giải pháp thật sự như di dời trường đại học, bệnh viện, công ty, xí nghiệp ra khỏi thành phố, giải phóng lô cốt thành phố càng nhanh càng tốt.
Thời gian gần đây lô cốt mọc lên như nấm mà thì công như rùa bò. Cách làm đó của các bác (xây dựng cầu đường, giao thông công chánh...) góp phần làm cho giao thông thành phố vốn đã kẹt lại càng kẹt hơn. Hãy nghĩ tới những giải pháp đó trước khi nghĩ tới việc móc túi người dân.
(Hồ Tấn Thuận)[/i]
<hr/> Thu phí ô tô vào Sài Gòn làm người dân bức xúc!
Tôi không hiểu nổi tại sao mỗi khi nhắc đến vấn nạn kẹt xe, các cơ quan chức năng chỉ biết cách thu phí mà không nghĩ đến cách nào khác! Tình hình kinh tế đang hết sức khó khăn, mọi thứ đổ dồn lên đầu người dân chưa đủ hay sao?
Vấn nạn giao thông đã được cảnh báo công khai từ rất nhiều năm trước vậy mà không thấy ai có trách nhiệm vì đã không có công tác chuẩn bị kịp thời. Đến bây giờ thì người dân lại phải hứng chịu như một sự vô lý vậy sao? Tại sao không thu tiền phạt từ các cá nhân, ban nghành, đoàn thể, những người trực tiếp đẩy tình trạng giao thông rơi vào tình thế bi thảm như hiện nay để giải quyết vấn đề? Lúc nào cũng là nhân dân phải chịu thiệt thòi bởi công tác quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Mặc dù ở các nước tiến bộ đã có mô hình thu phí giao thông nhưng hãy nhìn những gì mà chính quyền các nước đã đem đến cho người dân. Đem mô hình thu phí ở các nước như Anh Quốc và Singapore để so sánh thuyết phục nhân dân đóng phí thật đáng trách!
(Pham Huu Tuan)
<hr/> Tại sao không dành tiền làm đường
Chào các bạn. Tại sao chúng ta không sử dụng tiền làm hệ thống thu phí để mở rộng đường. Các nước khác làm hệ thống với giá trị vài trăm triệu. Một số tiền không phải là nhỏ. Thiết nghĩ chúng ta có thể sử dụng số tiền này để mở rộng những đoạn cho là kẹt xe, và tăng cường nhân lực làm ngày đêm cho những lô cốt thì tình hình sẽ khá hơn nhiều.
Cam on. Nguyen Tham
(Nguyen Tham)
td858691 nói:Em quen thằng lập trình viên viết phần mềm thu phí , còn ngon hơn bác.Bác phải nhờ đưa vào shortlist , lúc nào buồn buồn ổng bỏ ra là chít.Em nhờ nó viết thẳng vào source code nhận dạng biển số xe em luôn.Bác nào mua lại xe em là phải trả giá caonho_vo nói:May quá quen cha giám đốc công ty đang triển khai vụ này, nói ông ấy cho vào shot list để khỏi tính tiền luôn
Ơ bác ăn kắp tiền dân đen chúng e à , ngượng quá đi thôi