Các trục đường từ TP Thủ Đức (khu vực phía Đông) ra vào trung tâm TPHCM hiện nay đều quá tải vì lượng xe tăng. Loạt công trình giao thông trọng điểm đang và sắp triển khai, hoàn thành trong những năm tới hứa hẹn giảm ùn tắc, tạo động lực lớn trong phát triển cho khu Đông TPHCM.
Dòng xe ùn ứ trên Quốc lộ 13 hướng vào trung tâm TPHCM. Ảnh: Minh Quân
Tắc đường liên tục từ khu Đông vào trung tâm
TP Thủ Đức (TPHCM) và tỉnh Đồng Nai, Bình Dương... vào khu vực trung tâm TPHCM, người dân thường đi theo ba hướng chính: Đi Xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp qua cầu Sài Gòn; qua đại lộ Mai Chí Thọ theo hầm Thủ Thiêm hoặc từ Quốc lộ 13 qua cầu Bình Triệu để vào trung tâm.
Theo hướng Xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp, người đi đường phải khó khăn di chuyển qua ba điểm thường xảy ra ùn tắc tại ngã tư Bình Thái, ngã tư MRK, cầu Rạch Chiếc.
Vừa qua cầu Rạch Chiếc, người dân lại rơi vào điểm kẹt xe mới khi xung đột giao thông với dòng xe từ các đường ngang ra vào khu dân cư Masteri Thảo Điền như Giang Văn Minh, Võ Trường Toản hay hướng đường Nguyễn Hoàng đi ra.
Lựa chọn thứ hai là theo Võ Nguyên Giáp rẽ trái vào đường Mai Chí Thọ, hoặc từ đường Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Thị Định ra đường Mai Chí Thọ rồi đi hầm Thủ Thiêm dẫn thẳng vào quận 1. Nhưng trên đường Mai Chí Thọ có nút giao An Phú thường xuyên ùn tắc, kể từ lúc triển khai thi công dự án nút giao 3 tầng tại đây càng khiến giao thông phức tạp.
Hướng từ Quốc lộ 13 vào trung tâm TPHCM cũng không khá hơn. Đây là tuyến đường chính kết nối qua Bình Dương, Bình Phước, nhưng nhiều năm qua là điểm nghẽn vì đường nhỏ với 4 - 6 làn xe.
Khi vừa thoát khỏi Quốc lộ 13, qua cầu Bình Triệu, người dân tiếp tục vượt ải kẹt xe trên đường Đinh Bộ Lĩnh kéo dài đến đường Bạch Đằng. Nhiều người khi vừa qua bến xe Miền Đông chọn rẽ trái vào đường Nguyễn Xí - Ung Văn Khiêm để ra đường Nguyễn Hữu Cảnh vào trung tâm. Nhưng do mặt đường Ung Văn Khiêm nhỏ nên tạo nút thắt gây kẹt xe.
Mở nhiều "cánh cửa" phía Đông
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, để giảm ùn tắc cho khu Đông, dự
án nút giao An Phú tổng vốn hơn 3.400 tỉ đồng đang đẩy nhanh thi công đồng loạt 10 gói thầu xây lắp.
Dự kiến cuối năm 2024, các hạng mục
hầm chui hai chiều nối cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ;
cầu Bà Dạt và cầu Giồng Ông Tố hoàn thành. Nút giao này hoàn thành toàn bộ dịp 30.4.2025, giúp giải quyết ùn tắc giao thông, tăng hiệu quả khai thác cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Tương tự,
đường Lương Định Của được chi 826 tỉ đồng đầu tư nâng cấp từ năm 2015 với quy mô mở rộng lên 30m, trên đoạn dài 2,5km từ đường Trần Não tới nút giao An Phú. Tuy nhiên, sau 9 năm triển khai với nhiều lần lùi tiến độ, đến nay dự án vẫn dang dở do vướng mặt bằng.
Ông Lương Minh Phúc cho biết, TP Thủ Đức đang gấp rút giải phóng mặt bằng còn lại để giao cho chủ đầu tư thi công, hoàn thành năm 2025.
Dự án
nút giao thông Mỹ Thủy tổng vốn hơn 3.600 tỉ đồng sau khi hoàn thành 6/10 hạng mục giai đoạn 1 đang chờ TP Thủ Đức bàn giao mặt bằng để triển khai tiếp giai đoạn 2.
Theo ông Lương Minh Phúc, trong năm nay dự án sẽ có mặt bằng thi công các hạng mục:
Cầu vượt cho xe rẽ trái theo hướng từ cảng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ,
cầu Kỳ Hà 4. Toàn bộ nút giao thông Mỹ Thủy sẽ hoàn thành năm 2025.
Ông Lương Minh Phúc cho hay, hàng loạt dự án nghìn tỉ khác đang rục rịch khởi công ở khu Đông.
Hai đoạn Vành đai 2, gồm đoạn 1 dài 3,5km, từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (9.328 tỉ đồng) và đoạn 2 dài 2,8km từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng (4.543 tỉ đồng) sẽ khởi công cuối năm nay, hoàn thành năm 2026.
Dự án
mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương) dài gần 6km sẽ triển khai theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Tuyến sẽ được mở rộng lên 53 - 60m, tổng vốn đầu tư khoảng 13.851 tỉ đồng. Dự án dự kiến khởi công cuối năm 2025, hoàn thành năm 2028.
Sở GTVT TPHCM đang đề xuất UBND TPHCM dự án
mở rộng đường Ung Văn Khiêm từ nút giao ngã năm Đài Liệt Sĩ đến khu du lịch Tân Cảng dài 1,7km, rộng 30m, tổng vốn 2.396 tỉ đồng, theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) trả chậm bằng tiền.
Đồng thời, xây
nút giao ngã năm Đài Liệt Sĩ theo phương án đảo xoay vòng kết hợp hầm chui, mở rộng các tuyến đường nhánh tại nút giao với tổng vốn 1.000 tỉ đồng.
"Những công trình này dự kiến hoàn tất trong những năm tới, cùng với Vành đai 2,
Vành đai 3 TPHCM khi đưa vào sử dụng sẽ cải thiện giao thông cho cửa ngõ phía Đông TPHCM" - ông Lương Minh Phúc nói.
>>>> Xem thêm: