- Việc tín dụng bị kiểm soát gây ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của người mua và tiến độ bán hàng của chủ đầu tư.
- Quy định sửa đổi về kê khai mức giá chịu thuế có thể có tác động đến thanh khoản thị trường BĐS.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), ngành bất động sản (BĐS) nhà ở vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức hiện hữu trong nửa cuối năm nay.
Thứ nhất, TPS chỉ ra khó khăn từ tín dụng. Mặc dù tín dụng BĐS đến cuối tháng 4 vẫn tăng hơn 10% so với đầu năm, gấp đôi cùng kỳ năm trước nhưng với thông điệp kiểm soát tín dụng từ NHNN với ngành nghề rủi ro (bao gồm BĐS) thì điều này ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của người mua và tiến độ bán hàng của chủ đầu tư, đặc biệt với BĐS phân khúc cao cấp, nghỉ dưỡng, dự án có tính chất đầu cơ.
Thực tế từ 2016, NHNN đã có động thái kiểm soát tín dụng vào BĐS. Chủ trương giảm vốn vay ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, đồng thời tăng hệ số rủi ro trong kinh doanh BĐS đã khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS tiếp tục có xu hướng giảm.
Yếu tố thứ 2 là quy định sửa đổi về kê khai mức giá chịu thuế có thể có tác động đến thanh khoản thị trường BĐS, vì các hoạt động đầu cơ sẽ được giám sát chặt chẽ hơn khiến số lượng giao dịch tiềm năng giảm bớt.
Ngoài ra, NHNN đề xuất bổ sung một số nhu cầu vốn ngân hàng không được cho vay, bao gồm nhu cầu vốn đề bù đắp vốn tự có, hoàn tiền vay để mua BĐS. Nếu dự thảo này được thông qua, tính thanh khoản của thị trường sẽ bị ảnh hưởng.
TPS chỉ ra lãi suất dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm, do rủi ro lạm phát tại Việt Nam sẽ gây sức ép lên NHNN trong việc tăng lãi suất nhằm ổn định nền kinh tế. Xu hướng lãi suất tăng trên toàn thế giới, gây áp lực lên tính thanh khoản của thị trường BĐS.
Việc kiểm soát kênh trái phiếu, theo TPS, có thể khiến thị trường gặp thách thức trong ngắn hạn. Về dài hạn, việc này tạo cơ chế và nền tảng vững chắc để doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường tài chính.
Theo:
NDH
Xem thêm: