Hạng C
18/4/11
669
12.574
93
bài báo viết hay
Ô tô xuất xưởng đến tay người tiêu dùng được xem là một sản phẩm đảm bảo mọi yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kể cả chống cháy, nổ. Tuy nhiên, Bộ Công an mới yêu cầu thêm: Các phương tiện lưu thông phải có bình cứu hỏa. Một quy định được cho là trái khoáy từ cơ sở pháp lý ban hành cho đến thực tiễn áp dụng.
Thêm “việc” cho CSGT
Anh N.C Hoàng (Cầu Giấy- Hà Nội), người đang sở hữu chiếc xe Huyndai Getz cho hay: Quy định ô tô phải có bình chữa cháy của cơ quan chức năng là điều có thể hiểu được sau một loạt vụ cháy nổ mấy năm qua.
“Điều này nghe qua sẽ cảm thấy quy định làm tăng thêm tính an toàn cho xe lưu thông trên đường. Tuy nhiên, nếu tính kỹ, thực tế chưa hẳn đã vậy”, anh Hoàng băn khoăn. Anh giải thích thêm, bình chữa cháy bản thân là một bình có áp suất và phải cố định để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi bình này để trên xe di chuyển sẽ tạo rung lắc, bình sẽ chịu tác động ngoại lực, gây nguy hiểm.
Cùng quan điểm, anh Thắng (Hai Bà Trưng), chủ chiếc Toyota Fortuner cho biết, cá nhân đã trang bị bình chữa cháy sau nhiều vụ cháy xe trước đây. Tuy nhiên, anh tỏ ra lo lắng vì khả năng bình phát nổ do để trong xe dưới trời nắng nóng mùa hè. Trên diễn đàn ô tô xe máy otofun từng nêu hiện tượng nổ bình chữa cháy trong xe.
trai-khoay-quy-dinh-o-to-phai-co-binh-chua-chay.jpeg

Các chủ xe băn khoăn với bình chữa cháy để trong xe. Ảnh: Đức Huy.
“Xe đỗ trước nhà, bình chữa cháy tự nhiên phát nổ làm phía sau xe hư hỏng khá nhiều”, một thành viên diễn đàn này kể. Công ty bảo hiểm biết được nguyên nhân nổ do bình cứu hỏa đã không đền bù, hãng xe cũng không đền vì cho rằng lỗi tại người tiêu dùng (để bình chữa cháy tại khu vực nóng nhiều ánh sáng).
Một chuyên gia chăm sóc, an toàn ô tô nói: Về nguyên tắc, bình chữa cháy phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 40 độ C. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, đặc biệt vào mùa hè, nhiệt độ xe để ngoài trời có lúc lên tới 80 độ C, nguy cơ bình cứu hỏa tự nổ rất lớn. “Người tiêu dùng lại có thói quen mua bình trôi nổi trên thị trường, tính an toàn lại không được đảm bảo. Có bình trong xe lại dễ dẫn tới nguy cơ cháy nổ nhiều hơn là không có”, vị này cho biết.
Trước đó, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 57 (2015) hướng dẫn trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với ô tô từ 4 chỗ trở lên và một số phương tiện khác. Theo đó, ô tô phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg.
Trường hợp chủ phương tiện không chấp hành sẽ bị xử phạt theo Nghị định 167 (2013) với mức phạt tiền 300.000-500.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và chủ tịch UBND cấp xã, phường. Thông tư có hiệu lực từ 6/1/2016.
Đi ngược xu thế hội nhập?
Khi Thông tư 57 của Bộ Công an còn là dự thảo, cơ quan quản lý nhà nước phụ trách về chất lượng xe cơ giới đã có ý kiến không đồng tình.
Cụ thể, trong văn bản tham gia ý kiến cho dự thảo, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Công an xem xét lại cơ sở pháp lý dự thảo. Trong công văn số 13422 do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ ký nêu rõ: Đề nghị xem xét thêm đối với thẩm quyền ban hành. Việc ban hành thông tư của Bộ Công an hay thông tư liên tịch cần căn cứ theo pháp luật về giao thông đường bộ và phòng cháy chữa cháy.
Cụ thể, công văn nêu rõ: “Theo khoản 5 Điều 53 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ trưởng GTVT quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh”.
Bộ GTVT cũng cho rằng, những vấn đề yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới tham gia giao thông tại nước ta hiện nay (trong đó có quy định về thiết bị phòng cháy chữa cháy) đã được quy định cụ thể tại nhiều văn bản khác nhau.
Điển hình các văn bản, như: Quy chế kỹ thuật quốc gia, Thông tư số 10 (2009) của Bộ GTVT. Ngoài ra, hiện xe cơ giới đã được kiểm soát chất lượng ngay khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, trong đó có yêu cầu đối với kỹ thuật trong phòng cháy chữa cháy, sử dụng vật liệu có khả năng chống cháy.
Chưa hết, Bộ GTVT từng đề nghị nghiên cứu không áp dụng quy định của thông tư đối với xe nhập mà tại các quốc gia sản xuất không có quy định phải có phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Lý do là Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, trong đó có quy định cho phép nhập khẩu các xe cơ giới đã được kiểm tra, chứng nhận.
Ngoài ra, việc lắp đặt thêm phương tiện phòng cháy và chữa cháy lên các xe không có sẵn vị trí lắp đặt có thể ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái xe, an toàn của người đi trên xe hoặc không đảm bảo khả năng phòng cháy, chữa cháy.
Trên thế giới, chỉ một số ít quốc gia quy định ô tô phải có bình chữa cháy và chủ yếu tại các nước châu Phi: Nam Phi, Nigeria, Kenya,… Các nước này cũng chỉ áp dụng đối với với các phương tiện công cộng.
http://dantri.com.vn/o-to-xe-may/tr...-phai-co-binh-chua-chay-20151222074427583.htm
thêm bài này viết đúng thật tế
http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/binh-cuu-hoa-chi-danh-cho-csgt-kiem-tra-413638.bld
 
Tập Lái
21/11/13
3
3
3
Có sự cố xảy ra với bình cứu hỏa trong xe thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm đây?
 
  • Like
Reactions: litono
Hạng D
10/1/14
2.960
5.141
113
Sài Gòn
Có sự cố xảy ra với bình cứu hỏa trong xe thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm đây?

Thì thâu hồi quyết định rồi bỏ qua. Ở VN , hình như người có chức thì không gắn liền với chuyện " chịu trách nhiệm " , nãn
 
  • Like
Reactions: litono
Hạng F
1/6/15
5.526
29.190
113
Bên đăng kiểm phát pháo rồi:

Đối tượng áp dụng của Thông tư 57 không liên quan tới việc kiểm định xe cơ giới, việc đưa ra và áp dụng các quy định về kiểm định xe cơ giới là thuộc quyền hạn của Bộ GTVT.
...
Liên quan tới vấn đề cháy nổ xe, đại diện Cục Đăng kiểm khuyến cáo, do thiết kế không gian xe 4 chỗ thường nhỏ nên khi xảy ra cháy nổ, tốt nhất người trong xe nên rời ra xa thay vì lục tìm hay cố gắng mở cốp tìm bình cứu hỏa..
....
http://www.doisongphapluat.com/tin-...iet-phai-co-binh-cuu-hoa-tren-xe-a127929.html
 
Hạng B2
3/7/08
278
11
18
Quy định này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lắm, dẫn chứng vài hệ lụy đơn giản:
- Hiện nay, lỡ xe bị cháy, đó là một trong những mục được BH vật chất chi trả... nhưng khi có quy định bắt buộc bình chữa cháy, mục này sẽ bị "treo" lại và thậm chí, bị từ chối bồi thường nếu BH cho rằng bạn thiếu bình chữa cháy hoặc không tích cực chữa cháy (để giảm thiểu hậu quả của rủi ro). Không có quy định bắt buộc bình chữa cháy, chả ai quan tâm đến điều này làm gì...
- Kiểm tra bình chữa cháy định kỳ: thêm một cơ hội để xxx kiếm tiền
- Ảnh hưởng thiết kế và an toàn của xe: loại bình chữa cháy nhỏ để được trong ngăn đựng cốc của cửa tài xế giờ không đủ đáp ứng quy định mà phải là bình 4kg hoặc 5 lít, phải chế thêm khung bắt vào, chả giống ai cả... còn để gầm ghế tài xế mà tuột dây cột thì có khác nào kẹt giày vào chân thắng :-(
... Em không dám bàn thêm, chả cái ngu nào giống cái ngu nào!
 
Hạng D
11/2/10
1.089
596
113
XXX lỡ đầu cơ để bán rồi các bác, không thôi ế thì sao?
 
  • Like
Reactions: infinity0
Hạng B2
19/5/14
348
280
63
Bình Thanh
Em cũng thấy qui định này chỉ tạo cơ hội béo bở cho xxx kiếm tiền, nếu sảy ra cháy thật sự thì 1 bình 500ml chẳng làm được gì, chưa kể là khi cháy hầu hết mọi người đều bỏ xe chạy ra ngoài, mấy ông ngồi bàn giấy chắc ít việt để làm nên nghĩ tào lao thiên địa.
 
  • Like
Reactions: litono
Hạng B2
25/11/14
258
342
63
Sau vài ngày chửi bới em mới ngẫm ra không phải dự thảo ngớ ngẩn nào đưa ra là do rảnh- không nghiên cứu. Thật ra đã nghiên cứu kỹ cả đuờng tiến lùi. Dân chúng chửi sa sả cũng kệ, khi nào đuối lắm thì rút lại, lần sau thử đề xuất cái khác. Ai cũng nói ngu, nhưng em thấy Khôn, rất khôn nữa là khác. Khôn đỉnh điểm gần đến mức khốn (nạn).
 
Hạng B2
2/12/15
258
193
43
45
từ từ rồi khai từ sẽ nhữ...có sao đâu. rồi đâu cũng vào nề nếp...nhớ hồi năm 2007 vụ bắt mũ bảo hiểm cũng rất nhiều thành phần, diên đàn lên tiếng...nhưng cuối cùng cũng phải tuân thủ
 
  • Like
Reactions: xehoingaodu
Hạng C
20/4/14
838
517
93
Trước khi rời xe, các bác lấy bình chữa cháy bỏ vào túi, mang theo, thì làm sao nổ đc.
Giống hồi xưa, mới ban hành đội nón bảo hiểm, đi đâu cũng kè kè cái nón
 
  • Like
Reactions: c51