Ngày 8/2/2015, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây chính thức đi vào hoạt động toàn tuyến, giúp thời gian di chuyển từ TPHCM đến Dầu Giây dài 55 km chỉ còn 1 tiếng đồng hồ.[pagebreak][/pagebreak]
Trước khi có đường cao tốc, người lái xe muốn đến Dầu Giây phải di chuyển 70 km và 3 tiếng đồng hồ do thường xuyên bị ùn tắc và hạn chế tốc độ ở các khu đông dân cư. Với đường cao tốc hiện đại bậc nhất Việt Nam, thời gian rút ngắn còn 1 giờ và giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn cho xe.
Được khởi công vào tháng 10/2009, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài gần 55 km với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và tổng số vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng (vay của ngân hàng ADB, JICA và vốn đối ứng).
Trải nghiệm 55 km đường cao tốc cùng Audi A7 trong 2 phút
Lưu ý hướng Quốc Lộ 51 vào đường cao tốc :
Trước đây khi chưa khánh thành đoạn đường mới, xe di chuyển từ Vũng Tàu về TPHCM thường rẽ phải vào đường cao tốc, sau đó vòng lại để về Sài Gòn. Tuy nhiên do đường cao tốc hiện tại đã thông suốt nên không có khu vực quay đầu. Do vậy nếu chúng ta rẽ phải sẽ phải đi thêm 31 km mới vòng trở lại được, tốn thêm 120.000 đồng do thu phí 2 lần.
Cách đi đúng cho các xe từ Vũng Tàu về TPHCM : Ở Quốc Lộ 51, đi thẳng đến nút giao đường cao tốc, vòng bùng binh và rẽ trái để về TPHCM.
Lưu ý về tốc độ :
- 120 km/h : cho phép chạy trên cả hai làn đường, ở các đoạn đường ở những khu vực không có trạm thu phí, nút giao, đường dẫn.
- 100 km/h : Bắt buộc ở cầu vượt sông Đồng Nai.
- 80 km/h - 60 km/h : Hai biển báo thường đi chung, cách nhau 50 mét, buộc lái xe giảm tốc độ để chuẩn bị vào đường cao tốc, đường dẫn.
- 60 km/h : tốc độ quy định trên các loại đường dẫn
Để tuân thủ đúng tốc độ, các bác lưu ý quan sát biển báo nằm bên phải để không "làm phiền" các anh CSGT.
Lưu ý lái xe an toàn trên đường cao tốc :
- Nếu lái xe với tốc độ chậm hơn 120 km/h, nên chạy làn đường bên phải để nhường đường cho các xe chạy nhanh hơn đi làn bên trái, sát con lươn.
- Khi lái xe ở tốc độ 120 km/h, các bác sẽ vượt rất nhiều các loại xe di chậm hơn như xe tải, xe bus, các loại xe nhỏ, hoặc các lái xe du lịch "yếu bóng vía", đôi khi phải vượt bên phải, hãy quan sát kĩ gương chiếu hậu trước khi chuyển làn để vượt, vì rất có thể sẽ có xe khác cũng đang vượt.
- Giữ khoảng cách an toàn ở tốc độ cao để kịp xử lý khi có chuyện bất ngờ xảy ra, hoặc đi làn khác với xe phía trước.
- Chú ý quan sát gương chiếu hậu khi cần chuyển làn, phát đèn tín hiệu và còi khi cần vượt.
- Những dòng xe cỡ nhỏ như Kia Morning, Daewoo Matiz,... chỉ nên chạy ở làn bên phải, tốc độ 100 km/h để đảm bảo an toàn.
Mức phí khi đi đường cao tốc :
- Đoạn TPHCM - Quốc Lộ 51 : 40.000 đồng
- Đoạn Quốc Lộ 51 - Dầu Giây : 60.000 đồng
- Toàn tuyến : 100.000 đồng.
Một số hình ảnh ghi nhận được suốt đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây :
Đường dẫn vào cao tốc từ hướng Cầu Phú Mỹ.
Tốc độ cho phép chạy trên hầu hết đoạn đường tối đa là 120 km/h, tối thiểu 60 km/h.
Tại nút giao Quốc Lộ 51, rẽ phải để đi hướng Vũng Tàu, đi thẳng sẽ về Dầu Giây.
Cơ quan chức năng đặt biển hướng dẫn khá rõ ràng cho các phương tiện còn lúng túng.
Nút giao Quốc Lộ 51 có thiết kế các tấm cách âm cho khu vực dân cư.
Mặt đường có chất lượng tốt, ít mấp mô.
Cảnh vật hai bên đường khá đẹp nhờ những cánh rừng cao su.
Mặt đường tốt nên những loại xe nhỏ như Kia Morning cũng có thể chạy thoải mái.
Lần đầu tiên có thể lái xe 120 km/h với khoảng cách dài tại Việt Nam.
Phong cảnh làm hành khách liên tưởng đến các con đường tại Châu Âu.
Vì đất đỏ nên vẫn còn bụi tập trung hai bên đường.
Bắt gặp một lốc xoáy nhỏ ở bên đường...
Dự kiến tương lai sẽ có một trạm dừng chân mọc lên ở phía gần Dầu Giây
Nhờ cao tốc, thời gian đi Phan Thiết cũng được rút ngắn đáng kể.
Có đường dẫn ở bên phải, dự kiến dẫn lên trạm dừng chân trong tương lai.
Không hiểu sao vẫn còn người đi bộ và xe máy băng ngược chiều đường cao tốc rất nguy hiểm.
Một số đoạn đường cong, lái xe lưu ý kiểm soát tốc độ.
Với các dòng xe "xịn" như Audi A7 thì các đường cong này không phải vấn đề lớn ở 120 km/h.
Đường có đủ cua trái, phải nên lái xe nên lưu ý tập trung.
Các lá cờ trong lễ thông xe 8/2/2015 vẫn còn đó.
Bắt đầu tới trạm thu phí hướng Dầu Giây, trước đó mỗi xe đã "nộp" 40.000 đồng ở trạm TPHCM.
"Thiệt hại" 60.000 đồng/ xe cho 31 km cao tốc mới mở. Như vậy để đi hết 55 km, mỗi xe tốn 100.000 đồng. Bù lại tiết kiệm được một lượng xăng đáng kể, thời gian, hơn hết là tinh thần được thoải mái không phải đối phó với nạn ùn tắc.
Tốc độ giảm còn 80 km/h, ngay sau đó là 60 km/h khi chuẩn bị ra khỏi cao tốc.
Để đi Phan Thiết, lái xe có thể rẽ phải, còn để đi về hướng Dầu Giây, Thống Nhất hay Trảng Bom, lái xe đi thẳng.
Khu vực này còn ngổn ngang chưa xây dựng.
Khi chọn hướng đi thẳng, đường dẫn sẽ quay vòng để trở lại Quốc Lộ 1A, hướng về TPHCM, hoặc tới ngã 4 Dầu Giây để rẽ phải đi Đà Lạt.
Kết thúc đường cao tốc,