Cách đây gần đúng 1 năm, chính xác là tháng 10/2015, Toyota Việt Nam đã chính thức ra mắt Hilux thế hệ mới. Tuy nhiên, đáng tiếc là động cơ và hộp số của xe vẫn chia sẻ với thế hệ trước cùng việc định giá được nhiều ý kiến cho rằng hơi cao so với các đối thủ trong phân khúc.
Sau 1 năm, doanh số có phần thấp hơn kỳ vọng và có lẽ Toyota đã phải nhìn nhận lại phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam có những đặc thù riêng, vì vậy một phiên bản nâng cấp đã được giới thiệu.
Những điểm thay đổi trên Hilux nâng cấp
Ở bản nâng cấp này thì động cơ và hộp số của Hilux đã là loại mới nhất của hãng mà các thị trường khác đang bán, cũng như việc bổ sung thêm trang bị giải trí và Camera lùi.
Cụ thể, động cơ 1KD-FTV 3.0 lít trước đây được thay thế bằng động cơ 1GD-FTV 2.8 lít, I4, DOHC, công suất 174 mã lực tại 3.400 vòng/phút (tăng 13 mã lực so với động cơ 3.0 lít của phiên bản trước), mô-men xoắn cực đại 450 Nm tại dãy vòng tua 1.600-2.400 vòng/phút (tăng 90 Nm so với phiên bản trước).
Trong khi đó, các phiên bản động cơ 2KD-FTV của phiên bản 2.5 lít trước được thay thế bằng động cơ 2GD-FTV 2.4 lít, I4, DOHC, công suất cực đại 147 mã lực tại 3.400 vòng/phút (tăng 5 mã lực so với động cơ 2.5 lít của phiên bản trước), mô men xoắn tối đa 400 Nm tại dãy vòng tua 1.600-2.000 vòng/ phút (tăng 57 Nm so với phiên bản trước).
Các bác có thể tham khảo bảng so sánh sau đây.
Phiên bản 2.4E và 2.8G MT được trang bị hộp số sàn 6 cấp. Trong khi đó, phiên bản 2.8G (số tự động) được trang bị hộp số tự động 6 cấp mới thay cho loại 5 cấp cũ.
Cả 3 phiên bản của Hilux mới đều được trang bị chế độ lái ECO và chế độ POWER. Khi chọn 1 trong 2 chế độ này, hệ thống sẽ can thiệp vào thời điểm sang số, hệ thống tăng áp, bơm nhiên liệu,... Đúng như tên gọi, chế độ ECO sẽ phù hợp với yêu cầu lái xe điềm đạm không cần tăng tốc nhanh, sức kéo lớn nhằm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu, chế độ POWER sẽ phù hợp với việc cần chạy xe dứt khoác, mạnh mẽ hay Offroad hơn.
Vì động cơ Diesel thế hệ mới có tên mã GD của Toyota đã chuyển hệ thống làm mát ra trước thay vì đặt trên động cơ như cũ nên Hilux mới sẽ không còn khe hút gió trên nắp ca-pô mà các bác hay gọi là "lỗ mũi" nữa. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất để có thể nhận diện Hilux nâng cấp và bản cũ. Riêng ý kiến cá nhân của em thì em thích chi tiết "lỗ mũi" trên Hilux hơn vì tạo độ "ngầu" cho xe.
Ngoài nâng cấp về hệ thống vận hành, phiên bản cao cấp nhất 2.8G AT sẽ được trang bị thêm Camera lùi hiển thị trên màn hình DVD mới có kích thước 7 inch Pioneer 5750BT (hỗ trợ cảm ứng, chức năng Bluetooth, kết nối điện thoai thông minh ứng dụng cho IOS và Android). Một thiếu sót về trang bị từng bị than phiên trên Toyota Hilux cũ.
Cả ba phiên bản Hilux đều được trang bị các công nghệ an toàn như ABS, EBD, BA. Phiên bản 2.8 G AT còn được trang bị cân bằng điện tử và ổn định khi kéo moóc (VSC & TSC), kiểm soát lực kéo chủ động A - TRC, hệ thống khởi hành ngang dốc (HAC) và hệ thống cảnh báo phanh gấp (EBS).
Hilux 2.8 G AT được trang bị 7 túi khí (2 túi khí phía trước; 1 túi khí đầu gối cho người lái; 2 túi khí bên phía trước và 2 túi khí rèm). Bản Hilux 2.4 E & 2.8 G MT được trang bị 3 túi khí (2 túi khí phía trước; 1 túi khí đầu gối cho người lái).
Hơi đáng tiếc là tính năng Cruise Control và cảm biến lùi chưa được bổ sung trong lần nâng cấp này.
Nâng cấp động cơ, hộp số và bổ sung trang bị nhưng Toyota Việt Nam lại gây bất ngờ khi lại giảm giá bán của Hilux. Cụ thể, bản cao nhất 2.8G AT có giá bán 870 triệu, giảm 44 triệu so với bản 3.0G AT cũ và đã tạo khoảng cách 48 triệu có thể xem là phù hợp với Ranger Wildtrak 3.2 giá 918 triệu và cao hơn 31 triệu so với đối thủ có giá tiện cận gần nhất là Colorado High Country 2.8 AT giá 839 triệu đồng.
Như vậy, với việc nâng cấp động cơ và hộp số mới cũng như bổ sung đầu DVD và Camera lùi thì Hilux thế hệ mới tại Việt Nam đã thực sự là thế hệ hoàn toàn mới đúng nghĩa và giá bán đã "hợp lý hơn so với thế hệ cũ.
Trải nghiệm thực tế và những cảm nhận tổng quan về vận hành
Điều em quan tâm nhất trên Hilux nâng cấp đó là khả năng vận hành với động cơ và hộp số mới của Hilux sẽ ra sao ? có bốc và mượt hơn động cơ cũ nhiều hay không và tại buổi trải nghiệm do Toyota tổ chức tại Đồng Mô, Hà Nội em đã có cơ hội cảm nhận được sơ bộ về băn khoăn trên.
Ban Tổ Chức bố trí 2 phần thử: Onroad và Offroad (tất cả Hilux lái thử đều là bản cao nhất 2.8 G AT). Em được thử phần Onroad trước và phần thử này bao gồm việc thử tăng tốc đột ngột rồi thắng gấp để thử thắng sau đó là bài chạy slalom và vào cua để thử độ ổn định của xe.
Với tiêu chí "xe chùa sư cưỡi" nên ở phần thử tăng tốc sau khi được BTC phất cờ thì em cứ đạp lút sàn không thương tiếc để xem khả năng tăng tốc của xe nhanh đến đâu cũng như việc sang số của xe có mượt hay không. Kết quả là sau khoảng 80m (em ước chừng) thì Hilux đạt được tốc độ 100km/h. Cảm nhận chung của em và 2 bác đi cùng sau 5 lần thử thì động cơ và hộp số mới của Hilux khá bốc và mượt.
Sau khi tăng tốc nhanh nhất có thể trong đoạn đường cho phép thì tới phần thử thắng xe. Cũng với tiêu chí "xe chùa sư cưỡi" thì em dùng hết sức mà miết chân thắng, trước khi thực hiện thao tắc phanh gấp thì em có liếc nhìn xuống đồng hồ đang ở tốc độ khỏang 110 km/h. Hành trình thắng của xe trên mặt đường khá tốt và đuôi xe không bị văng nhiều dù đường thử đang ướt do trời đang mưa.
Sau phần thử tăng tốc và thắng gấp là phần thử chạy slalom (zig zắc) để thử độ ổn định của xe cũng như độ chính xác của vô lăn sau mỗi lần đánh lái. Ở phần thử này thì BTC giới hạn tốc độ 50 km/h, khi em leo ra sau ngồi để anh bạn đi cùng cầm lái và em liếc nhìn đồng hồ ở tốc độ 45 km/h thì việc chạy zig zắc và độ ổn định của xe vẫn đảm bảo.
*Em có xem clip thử độ ổn định của Hilux ở nước ngoài mà dạo gần đây các bác hay post trên OS nên cũng có chút lo lắng trước khi thử nhưng với tốc độ này thì chưa thấy gì nguy hiểm còn cao hơn thì em chưa được thử và kiểm chứng.
Sang phần Offroad, đường chạy được các chuyên gia Thái Lan sang thiết kế và hướng dẫn. Sẽ có 6 bài thử bao gồm: xuống dốc rồi lùi ngược lên dốc, chạy vòng quanh hố nghiêng dạng lòng chảo, đoạn gồ ghề ngắn, hố lớn, đoạn gồ ghề dài, leo dốc và dừng ngang dốc.
Bài thử đầu tiên là xuống dốc rồi lùi ngược lên dốc. BTC yêu cầu chuyển sang chế độ 2 cầu chậm 4L. Với độ dốc theo BTC cho biết là 35 độ nhưng theo em ước chừng là khoảng 25-30 độ thì việc xuống dốc không có gì để nói đến.
Riêng việc lùi lên dốc là một việc hơi khó vì trọng lượng của xe và 4 người ngồi cùng đều bị dồn về trước khá lớn đòi hỏi xe phải có sức kéo, tức là mô-men xoắn tốt. Tuy nhiêu Hilux vẫn đảm bảo việc lùi lại lên dốc thành công và khá nhẹ nhàng. Phần thử này cũng cho test thử Camera lùi....
Ban Tổ Chức bố trí 2 phần thử: Onroad và Offroad (tất cả Hilux lái thử đều là bản cao nhất 2.8 G AT). Em được thử phần Onroad trước và phần thử này bao gồm việc thử tăng tốc đột ngột rồi thắng gấp để thử thắng sau đó là bài chạy slalom và vào cua để thử độ ổn định của xe.
Với tiêu chí "xe chùa sư cưỡi" nên ở phần thử tăng tốc sau khi được BTC phất cờ thì em cứ đạp lút sàn không thương tiếc để xem khả năng tăng tốc của xe nhanh đến đâu cũng như việc sang số của xe có mượt hay không. Kết quả là sau khoảng 80m (em ước chừng) thì Hilux đạt được tốc độ 100km/h. Cảm nhận chung của em và 2 bác đi cùng sau 5 lần thử thì động cơ và hộp số mới của Hilux khá bốc và mượt.
Sau khi tăng tốc nhanh nhất có thể trong đoạn đường cho phép thì tới phần thử thắng xe. Cũng với tiêu chí "xe chùa sư cưỡi" thì em dùng hết sức mà miết chân thắng, trước khi thực hiện thao tắc phanh gấp thì em có liếc nhìn xuống đồng hồ đang ở tốc độ khỏang 110 km/h. Hành trình thắng của xe trên mặt đường khá tốt và đuôi xe không bị văng nhiều dù đường thử đang ướt do trời đang mưa.
Sau phần thử tăng tốc và thắng gấp là phần thử chạy slalom (zig zắc) để thử độ ổn định của xe cũng như độ chính xác của vô lăn sau mỗi lần đánh lái. Ở phần thử này thì BTC giới hạn tốc độ 50 km/h, khi em leo ra sau ngồi để anh bạn đi cùng cầm lái và em liếc nhìn đồng hồ ở tốc độ 45 km/h thì việc chạy zig zắc và độ ổn định của xe vẫn đảm bảo.
*Em có xem clip thử độ ổn định của Hilux ở nước ngoài mà dạo gần đây các bác hay post trên OS nên cũng có chút lo lắng trước khi thử nhưng với tốc độ này thì chưa thấy gì nguy hiểm còn cao hơn thì em chưa được thử và kiểm chứng.
Sang phần Offroad, đường chạy được các chuyên gia Thái Lan sang thiết kế và hướng dẫn. Sẽ có 6 bài thử bao gồm: xuống dốc rồi lùi ngược lên dốc, chạy vòng quanh hố nghiêng dạng lòng chảo, đoạn gồ ghề ngắn, hố lớn, đoạn gồ ghề dài, leo dốc và dừng ngang dốc.
Bài thử đầu tiên là xuống dốc rồi lùi ngược lên dốc. BTC yêu cầu chuyển sang chế độ 2 cầu chậm 4L. Với độ dốc theo BTC cho biết là 35 độ nhưng theo em ước chừng là khoảng 25-30 độ thì việc xuống dốc không có gì để nói đến.
Riêng việc lùi lên dốc là một việc hơi khó vì trọng lượng của xe và 4 người ngồi cùng đều bị dồn về trước khá lớn đòi hỏi xe phải có sức kéo, tức là mô-men xoắn tốt. Tuy nhiêu Hilux vẫn đảm bảo việc lùi lại lên dốc thành công và khá nhẹ nhàng. Phần thử này cũng cho test thử Camera lùi....
...cũng như góc tới và góc thoát của xe.
Bài thi thứ 2 là chạy vòng quanh hố nghiêng dạng lòng chảo có độ nghiêng theo em ước chừng là 20 độ.
Phần thử này sẽ thể hiện khả năng ổn định của xe khi chạy qua đường nghiêng.
Cảm giác khi ngồi bên phụ hơi đáng sợ còn bên tài thì không đến nỗi nào.
Người lái phải giữ bánh trước bên tài trên mép hố
Lúc đầu em ngồi bên phụ thì sợ bị lật xe nhưng qua bên tài cầm lái thì tự tin hơn và thấy xe vẫn trong tầm kiểm soát.
Bài thử 3 và 4 là qua đoạn gồ ghề ngắn, hố lớn. Phần này thử khá đơn giản khi sử dụng chế độ 4L nên không có gì để nói đến.
Bài thử thứ 5 là đoạn gồ ghề dài với nhiều hố so le liên tiếp. Bài thử này thể hiện đố cứng của thân xe cũng như hệ thống treo khi chịu sự vặn xoắn liên tục cũng như cách hệ thống kiểm soát lực kéo A-TRC làm việc.
Độ cứng của thân xe và hệ thống treo khi chịu sự vặn xoắn
Phần thử này cũng thể hiện cách hoạt động của hệ thống kiểm sót lực kéo. Khi một trong cách bánh một độ bánh thì lực kéo sẽ được phân bổ cho các bánh còn lại.
Phần thử cuối cùng là leo dốc và dừng xe ngang dốc. Phần thử này giới thiệu tính năng hỗ trợ khởi hàng ngang dốc. Khi đang dừng trên dốc, người lái sẽ có 3 giây để chuyển từ chân thắng sang chân ga mà xe không bị trôi.
Cảm giác khi ngồi bên phụ hơi đáng sợ còn bên tài thì không đến nỗi nào.
Người lái phải giữ bánh trước bên tài trên mép hố
Bài thử 3 và 4 là qua đoạn gồ ghề ngắn, hố lớn. Phần này thử khá đơn giản khi sử dụng chế độ 4L nên không có gì để nói đến.
Bài thử thứ 5 là đoạn gồ ghề dài với nhiều hố so le liên tiếp. Bài thử này thể hiện đố cứng của thân xe cũng như hệ thống treo khi chịu sự vặn xoắn liên tục cũng như cách hệ thống kiểm soát lực kéo A-TRC làm việc.
Độ cứng của thân xe và hệ thống treo khi chịu sự vặn xoắn
Nhìn chung ngoài bài thử 1 và 2 là xuống dốc rồi lùi ngược lên dốc, chạy vòng quanh hố nghiêng dạng lòng chảo là đáng kể thì các bài thi còn lại cũng đơn giản với các dòng xe 4x4. Theo đánh giá của riêng em qua vài lần ôm Hilux đi xa bao gồm cả Onroad và Offroad thì Hilux nổi trội so với các đối thủ là gầm xe thoáng cũng như góc tới và thoát tốt nên việc đi địa hình khá linh hoạt. Em đã có dịp kiểm chứng trên Hilux cũ qua chuyến Offroad nhẹ trên Đà Lạt
*** Trên đây là những đánh giá và cảm nhận sơ bộ của em về Hilux bản nâng cấp qua chuyến lái thử được Toyota tổ chức tại Đồng Mô, Hà Nội cuối tuần qua. Nếu có dịp "ôm" Hilux mới đi Đà Lạt Offroad ít hôm thì em sẽ gửi tới các bác những đánh giá chi tiết và đầy đủ hơn.
Cảm ơn các bác đã theo dõi bài viết có phần hơi dài dòng của em !!!
Chỉnh sửa cuối: