Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Nói ra thì hơi buồn cười, nhưng nghĩ lại vấn đề cũng đáng để suy ngẫm !
Má em đã 70 tuổi, quê ở Rạch Giá, mỗi năm lên Sài Gòn vài lần để khám bệnh, sẵn tiện ở chung với vợ chồng em hủ hỉ với thằng cháu nội . Ngặt nổi, má em có bệnh tiểu đường và đau khớp gối mãn tính mà nặng đến gần 80 kg nên khi đi phải chống gậy nhấc từng bước chân . Mỗi lần đưa má em từ RG lên SG hay ngược lại, em không ngại vì đường xá mà ngại nhất là tìm cái toilet !
Phải mất 6 tiếng cho chuyến di chuyển, do bệnh tình nên cứ 2 đến 3 tiếng là phải dừng lại tìm chổ cho má em đi tiểu . Khổ nhất là đi đến các cây xăng, quán ăn, trạm dừng chân bên vệ đường rất khó tìm được cái toilet ( bồn đứng ), nên khi đó em phải chạy vào thị trấn nào đó tìm quán ăn, hay quán nước "sang sang" để ghé vô .
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng tìm được chổ có toilet bồn đứng, vì vậy trước khi ghé vô quán em phải vào hỏi trước là quán có toilét bồn đứng hay không . Chổ này mới là buồn cười, vì đa số nhân viên phục vụ chỉ nghe mình loáng thoáng hỏi cái toilet thì gật đầu cái rụp và không cần biết cái toilet mình cần hỏi là như thế nào, mà nếu mới bước vào quán mà hỏi sâu vào cái toilet quá thì cũng hơi kỳ kỳ !
Một lần ghé vào một quán ở TX Sa đéc, em bước xuống hỏi 1 cô nhân viên cái toilet bồn đứng, cô đang lau bàn ngước lên nhìn em nhăn nhó " Toilet là toilet, toilet bồn đứng là như thế nào, anh muốn xí bệt hay xí xổm ". Cô ta nói giọng miền Bắc, mà em cũng mù tịt về từ xí bệt và xí xổm, nên lẩm bẩm " Xí xổm !" . Thế là phải trả giá và từ đó em hiểu luôn 2 từ này !
Đã sang thế kỷ 21 mà tại sao rất khó tìm cái xí bệt ở các trạm dừng chân nhỉ ? Theo em có lẽ do ý thức khi đi vệ sinh của khách nên các quán ăn sử dụng xí xổm để dễ làm vệ sinh .
 
Hạng F
26/6/07
5.369
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
Em nghĩ vấn đề của bác là nên tìm theo hệ thống "Các trạm dừng chân" Hưng phát hay Mai Linh, Hệ thống cây xăng Đức Khải (nếu có) .
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
160.130
113
www.phindeli.com
Bác cứ chạy vô thị xã, thị trấn, đừng kiếm quán ăn mà kiếm cái khách sạn, bảo đảm có. Vô nhà hàng của KS uống cafe cho cụ đi toilet.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
haichien nói:
Em nghĩ vấn đề của bác là nên tìm theo hệ thống "Các trạm dừng chân" Hưng phát hay Mai Linh, Hệ thống cây xăng Đức Khải (nếu có) .

Cám ơn bác Haichien, hôm trước em nghé vô trạm dừng của Mai Linh thì chưa hoàn thành, nghé vô Vân mập hay Tám Ri thì không có xí bệt . Ngày mai em chở má về quê, chắc có lẽ trạm dừng Mai Linh đã đi vào hoạt động .
 
Hạng F
26/10/07
8.438
742
113
49
SG
Re:Trên đường thiên lý kiếm cái "xí xổm" ở đâu !?

@Sonokal: Ủa, sao tiêu đề lại đi tìm xí bệt :):), đổi lại hen.
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Bác làm em nhớ một lần đưa ông chú cũng 80 tuổi đi từ vùng sâu Cà Mau lên SG bằng chiếc Mekong cùi bắp...Vì ý của cụ: "Thời trẻ tao tung hoành khắp xứ, đã 50 năm không lên SG, nay mà được lên SG một lần rồi chết cũng sướng" Với câu nói như thế em cầm lòng không đậu vậy là cùng cụ lên đường. Xe chưa ra khỏi Cà Mau mà cụ đã như cái máy chiết rót thế có chết em không chứ. Thế là bí = tùng > Em trao cho cụ cái chai pet 1,2l đã cắt cổ, khi lên cầu Mỹ Thuận cụ lại trầm trồ...Đành dừng xe trên cầu và chuẩn bị mấy câu cải lương nếu bị xxx tóm...Đã thế cụ lại chiết rót ngay trên cầu. Chịu đời hông thấu, nên khi cụ về, em đành nhờ VNA vậy. Nhưng cũng an ủi vì đã làm cụ vui lòng.
 
Hạng C
30/9/06
635
2
18
54
Sonokal nói:
Nói ra thì hơi buồn cười, nhưng nghĩ lại vấn đề cũng đáng để suy ngẫm !
Má em đã 70 tuổi, quê ở Rạch Giá, mỗi năm lên Sài Gòn vài lần để khám bệnh, sẵn tiện ở chung với vợ chồng em hủ hỉ với thằng cháu nội . Ngặt nổi, má em có bệnh tiểu đường và đau khớp gối mãn tính mà nặng đến gần 80 kg nên khi đi phải chống gậy nhấc từng bước chân . Mỗi lần đưa má em từ RG lên SG hay ngược lại, em không ngại vì đường xá mà ngại nhất là tìm cái toilet !
Phải mất 6 tiếng cho chuyến di chuyển, do bệnh tình nên cứ 2 đến 3 tiếng là phải dừng lại tìm chổ cho má em đi tiểu . Khổ nhất là đi đến các cây xăng, quán ăn, trạm dừng chân bên vệ đường rất khó tìm được cái toilet ( bồn đứng ), nên khi đó em phải chạy vào thị trấn nào đó tìm quán ăn, hay quán nước "sang sang" để ghé vô .
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng tìm được chổ có toilet bồn đứng, vì vậy trước khi ghé vô quán em phải vào hỏi trước là quán có toilét bồn đứng hay không . Chổ này mới là buồn cười, vì đa số nhân viên phục vụ chỉ nghe mình loáng thoáng hỏi cái toilet thì gật đầu cái rụp và không cần biết cái toilet mình cần hỏi là như thế nào, mà nếu mới bước vào quán mà hỏi sâu vào cái toilet quá thì cũng hơi kỳ kỳ !
Một lần ghé vào một quán ở TX Sa đéc, em bước xuống hỏi 1 cô nhân viên cái toilet bồn đứng, cô đang lau bàn ngước lên nhìn em nhăn nhó " Toilet là toilet, toilet bồn đứng là như thế nào, anh muốn xí bệt hay xí xổm ". Cô ta nói giọng miền Bắc, mà em cũng mù tịt về từ xí bệt và xí xổm, nên lẩm bẩm " Xí xổm !" . Thế là phải trả giá và từ đó em hiểu luôn 2 từ này !
Đã sang thế kỷ 21 mà tại sao rất khó tìm cái xí bệt ở các trạm dừng chân nhỉ ? Theo em có lẽ do ý thức khi đi vệ sinh của khách nên các quán ăn sử dụng xí xổm để dễ làm vệ sinh .
Cái này có khó gì đâu pac, mua 1 một cái bô để trong xe cho cụ, khi nào ghé vào nghỉ thì đem vô toilet cho cụ dùng. Trên xe của mình luôn có mấy cái chai la vie hết nước để cho mấy thằng nhóc, khi cần là cho tè vô đấy về nhà bỏ.
 
Hạng C
14/2/09
789
6
18
49
Ở tiệm bán đồ y tế có bán loại bô có ghế ngồi xếp lại được, bác mua cái này bỏ theo xe là ổn.
 
Hạng B2
8/2/06
296
246
43
Sông
Với cả bác nhớ nhác thấy tắc đường là tìm chỗ ngay nhé. Đã mấy lần em bị tắc Quốc lộ, nhìn các cụ bà và giới nữ nói chung khổ quá.