Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
Các nước quy định thế nào?
Theo TS Đặng Minh Tân, Trường Đại học GTVT, ở nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng làn đường của các phương tiện trên cao tốc được quy định rất cụ thể.
Đơn cử, ở Mỹ tại hầu hết các bang đều quy định các xe phải giữ làn phía bên phải hoặc phải chuyển làn sang phía bên phải để nhường cho xe có nhu cầu vượt từ phía sau.
Ở một số bang như Texas, trên đường cao tốc còn bố trí các biển thông báo làn phía bên trái chỉ dành cho xe vượt. Ở Đức cũng quy định các xe phải giữ làn bên phải. Làn đường bên trái chỉ được sử dụng để vượt, trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ tắc đường, tai nạn).
Quy định tốc độ tối đa, tối thiểu
Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT mới chỉ quy định chung tốc độ tối đa trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h; chưa quy định chung tốc độ tối thiểu trên cao tốc mà mỗi tuyến đường sẽ quy định tốc độ tối thiểu riêng, được thể hiện trên biển báo hiệu đường bộ.
Ngoài ra, hầu hết các tuyến cao tốc chỉ quy định tốc độ tối thiểu và tốc độ tối đa trên tuyến, chỉ có 1 vài tuyến quy định tốc độ cho từng làn xe.
Đơn cử, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đoạn Hà Nội - Bắc Ninh, làn sát dải phân cách giữa dành cho ô tô, tốc độ tối đa 90km/h. Làn tiếp theo (làn giữa) dành cho ô tô, xe máy, tốc độ tối đa 70km/h. Làn còn lại phía ngoài cùng dành cho xe máy, xe thô sơ, tốc độ tối đa 50km/h.
Hay cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai làn sát dải phân cách có tốc độ tối đa theo quy định là 120km/h và tốc độ tối thiểu 80km/h. Làn ngoài cùng bên phải sát làn dừng khẩn cấp có tốc độ tối đa 100km/h và tối thiểu 60km/h.
Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông luật, Nghị định 100/2019 đã quy định rõ: Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn, tài xế bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.
Cục Đường bộ VN cũng cho biết, thực tế vẫn xảy ra tình trạng nhiều phương tiện di chuyển tốc độ thấp tại làn đường có tốc độ cao nhất (làn bên trái) gây cản trở các phương tiện di chuyển với tốc độ cao nhất muốn vượt xe.
Có thể xem tại đây:
Trị xe chạy “rùa bò” ở làn tốc độ cao trên cao tốc
Trên các tuyến cao tốc, những xe đi chậm chiếm làn xe được phép đi tốc độ cao diễn ra phổ biến, gây cản trở giao thông, gia tăng nguy cơ tai nạn. Vậy cách nào xử lý tình trạng này?atgt.baogiaothong.vn
vẫn chung chung chưa hả lòng em....xe nào ko đủ max speed (thường 90/120km) cho phép đều phải lưu thông lane phải trừ tình huống vượt xe mới dùng lane tráiĐơn giản thôi, chỉ cần nâng tốc độ tối thiểu làn trái lên 80 km/h chẳng hạn, còn làn phải tốc độ tối thiểu vẫn 60 km/h, xe nào vi phạm thì phạt thẳng tay.
Nếu vậy xe nối đuôi nhau sẽ gây nguy hiểm, do đường sá ở VN mình vẫn chưa được rộng rãi mà mật độ xe cộ khá cao. Theo em làn trái cho chạy tốc độ thấp nhất 80 km/h nếu đoạn đường đó tốc độ tối đa cho phép 100 km/h; tốc độ thấp nhất 100 km/h nếu đoạn đường đó cho chạy tối đa 120 km/h. Còn làn phải thì tối độ tối thiểu 60 km/h. Cứ gắn camera mà lụm thôi.vẫn chung chung chưa hả lòng em....xe nào ko đủ max speed (thường 90/120km) cho phép đều phải lưu thông lane phải trừ tình huống vượt xe mới dùng lane trái
Vì người tham gia giao thông ..thường ra không bao giờ để ý (từ bên phải), nhất là 2BChẳng có gì mới, luật thì có nhưng không có cách kiểm soát + chế tài thì có ai mà sợ. Toàn kiểu hôm nay anh vui thì anh nhường, hôm khác anh không vui thì các chú bò chung với anh nhé. Đi CT mà thấy ùn ứ lúc vượt lên được toàn thấy mấy con bò đã đi chậm mà còn đi thong dong lane trái, mặc kệ sự đời, nhất là tải, cont.