Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới, hay cả hai, gây nên trĩ nội, trĩ ngoại, hay trĩ hỗn hợp. Đây là bệnh rất phổ biến trong các bệnh lý hậu môn-trực tràng phải nhập viện.
Bình thường, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn, rồi tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Khi máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết, trong khi máu ở động mạch vẫn được đưa đến, sẽ bị dồn trệ lại, làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi, lâu dần sa xuống tạo thành búi trĩ.
Xem thêm:
https://dakhoahoancautphcm.vn/thong-tin-chinh-xac-ve-benh-tri-la-gi.html
1. Biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ
Trĩ là bệnh ở vùng kín nên nhiều người e ngại đi khám và điều trị khiến bệnh tiến triển nặng nề. Nếu không được điều trị, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, như:
– Tắc mạch trĩ ngoại và tắc mạch trĩ nội: Làm đau buốt hậu môn, kèm theo phù nề ngày càng gia tăng theo mức độ đau, dịch rỉ viêm tiết ra ngày càng nhiều, cơ thắt hậu môn co thắt mạnh.
– Trĩ sa nghẹt: Gây đau đớn, búi trĩ sưng nề; lâu dần có thể dẫn đến hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.
– Viêm nhiễm, bội nhiễm: Nhiễm khuẩn của trĩ thường là viêm khe, viêm nhú. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là ngứa ngáy, nóng rát. Đặc biệt, búi trĩ lòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục cũng dễ gây bội nhiễm vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.
– Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng: Bệnh trĩ kéo dài kết hợp với những viêm nhiễm vùng hậu môn có thể kích thích các tế bào ung thư phát triển ở vùng bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
2. Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ
Trĩ nội
Tùy theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành 4 độ với các triệu chứng:
Độ 1: Bệnh trĩ mới hình thành, đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp. Máu thường lẫn trong phân hoặc chảy giọt ra ngoài. Các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn.
Độ 2: Hiện tượng chảy máu xuất hiện nhiều hơn, dễ gây viêm nhiễm, sưng đau ở hậu môn. Các búi trĩ sưng to hơn và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự thụt vào được.
Độ 3: Bệnh diễn tiến nặng hơn, cảm giác khó chịu và đau đớn tăng lên nhiều, búi trĩ ngày càng to hơn, niêm mạc dày lên, có màu hồng đậm và thô ráp.
Các búi trĩ vẫn lòi ra khỏi hậu môn khi đại tiện nhưng không thể tự thụt vào được, phải dùng tay nhét vào bên trong hậu môn. Thậm chí chỉ cần rặn, ho, đi bộ hoặc khom người cũng có thể khiến búi trĩ lòi ra ngoài.
Độ 4: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay nhét vào bên trong hậu môn được nữa, có thể dẫn đến hoại tử, gây đau nhức và nghẹt búi trĩ.
Đau rát, chảy máu là những triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ (Ảnh minh họa internet)
Trĩ ngoại
Dấu hiệu thường gặp của trĩ ngoại là hiện tượng chảy máu trong khi đi đại tiện, sa búi trĩ kèm theo cảm giác đau, ngứa và rát. Tùy vào mỗi giai đoạn mà bệnh có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Trĩ ngoại giai đoạn 1: Các búi trĩ thò ra ngoài viền hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác hơi cộm cộm ở hậu môn. Nếu phát hiện được bệnh ở giai đoạn này, việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn.
Trĩ ngoại giai đoạn 2: Các tĩnh mạch phát triển thành các búi trĩ ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.
Trĩ ngoại gai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các búi trĩ đã phát triển khá lớn làm tắc hậu môn; do đó, khi đi đại tiện các búi trĩ sẽ bị cọ xát, gây ra hiện tượng chảy máu và đau đớn cho người bênh.
Trĩ ngoại giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, làm cho người bệnh bị đau rát và ngứa ngáy.
Trĩ hỗn hợp
Khi bệnh diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.
Phân loại của trĩ hỗn hợp dựa trên số múi và kích thước mỗi múi.
Nguyên nhân nào gây bệnh trĩ?
Một số yếu tố làm tăng áp lực ở hậu môn hoặc tĩnh mạch trực tràng, dẫn đến bệnh trĩ là:
Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
Ngồi hoặc đứng quá lâu: nhân viên văn phòng, lái xe, lái tàu….
Một số thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: ăn uống quá mức, lạm dụng các chất gia vị cay nóng, uống rượu bia, cà phê nhiều, ăn thiếu chất xơ…
Một nguyên nhân khác của bệnh trĩ là sự suy yếu của các mô liên kết ở trực tràng và hậu môn xảy ra ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng thường mắc bệnh trĩ do thai nhi làm áp lực trong ổ bụng tăng. Áp lực tăng lên này có thể làm các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn phình to.
3. Phương pháp điều trị bệnh trĩ
Khi bị bệnh trĩ, người bệnh nên đến khám để được các bác sĩ xác định tình trạng bệnh và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp (như thiết lập chế độ ăn thích hợp, các bài tập thể dục để giúp ngăn ngừa táo bón…) và chỉ định điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc) nếu cần thiết.
Với những búi trĩ lớn, cần phải có sự can thiệp khác, như:
- Tiêm xơ
- Đốt búi trĩ, thắt trĩ
- Phẫu thuật
- …..
Hiện nay, tại đa khoa Hoàn Cầu, với những búi trĩ nhỏ, bệnh nhân sẽ được điều trị nội giúp giảm đau, hết chảy máu, búi trĩ co nhỏ lại. Với những búi trĩ lớn, bác sĩ có thể chỉ định cắt trĩ bằng phương pháp Longo. Phương pháp này ra đời và phát triển đầu tiên ở châu Âu. Nguyên tắc của kỹ thuật này là dùng một dụng cụ khâu tự động cắt khoanh một đoạn niêm mạc và hạ niêm mạc của trực tràng (phía trên đường răng lược), nhằm cắt đứt đường cấp máu tới các búi trĩ. Đồng thời, phần niêm mạc hậu môn đang bị sa sẽ được khâu treo lên cao. Các búi trĩ do không được cấp máu sẽ teo dần đi.
Do vùng phẫu thuật nằm phía trên đường lược nên bệnh nhân không bị đau và không bị biến chứng hẹp hậu môn, không có vết thương hở nên việc chăm sóc sau mổ đơn giản hơn nhiều và người bệnh có thể trở lại sinh hoạt và làm việc rất sớm, có thể xuất viện sau 1 ngày phẫu thuật.