Không biết có bác nào ở đây có sở thích lạ giống em không? Những khía cạnh khác thì em không đề cập chứ ăn uống là em phải lựa những quán độc và đặc biệt nhất để mà ăn. Thế là một hôm, em tìm hiểu thử những quán ăn lâu đời nhất ở Sài Gòn để đi ăn, xem xem vị những món ăn xưa và nay này khác nhau như thế nào không? Đi rồi mới thấy, có những quán lên đến 60 năm tuổi đời mà đồ ăn thì vẫn ngon bá cháy.
Em giới thiệu cho các bác mấy quán này, có rảnh thì đi ăn thử nhé, chứ em là em thích lắm rồi đó!
Những hình ảnh này toàn là em tự đi ăn về rồi chụp cho mọi người coi, không sợ “treo đầu dê bán thịt chó” nhé các bác.
Tô bánh canh hấp dẫn, nhìn là phải chảy nước miếng ngay.
Mùi vị đặc trưng của nồi bánh canh thơm lừng mùi nước hầm xương và màu đỏ bắt mắt của dầu điều.
Điểm khác biệt lớn giữa quán bánh canh dì Mười với những quán khác, theo em nghĩ là cách dì bỏ trực tiếp bánh canh vào nồi chứ không đợi đến khi khách đến mới bắt đầu làm. Có lẽ cũng vì thế mà cọng bánh canh thấm tất cả vị ngon ngọt của nồi nước dùng.
Điều bất tiện duy nhất là quán nằm ngoài đường.
Tiệm cơm tấm Ba Ghiền này thì chắc không còn xa lạ gì với các bác ở Sài Gòn, quán được mở từ năm 1995 và càng ngày càng đông khách. Quán vẫn giữ y nguyên địa điểm bán cho đến tận bây giờ, mùi vị và cách chế biến cũng không có gì thay đổi.
Quán lúc nào cũng đông khách.
Miếng sườn nướng hấp dẫn.
Ban đầu thoạt nhìn dĩa cơm sườn bì mà em đã gọi, em cứ tưởng cô quên bỏ cơm vì miếng sườn to tướng che hết phần cơm nằm phía dưới. Miếng sườn được ướp vừa miệng và hoàn toàn không khô, cộng thêm nước mắm thơm có ít ớt cay cay đầu lưỡi thật sự kích thích vị giác.
Lâu lâu mà lỡ có cắn trúng một cục tóp mỡ nằm lẫn trong cơm thì “bá cháy" thôi rồi.
Điểm trừ duy nhất là giá khá “chát" so với mặt bằng chung, chắc có lẽ vì giá tiền tỉ lệ thuận với độ tuổi của quán.
Chắc chắn điều ấn tượng đầu tiên của những người đến quán đó là sự vui tính và rất dễ thương của cô Nga chủ quán. Lúc nào cô cũng cười khi bất chợt có ai đó nhìn nên em thích ăn ở quán này lắm, điểm phục vụ chắc cao hơn cả những hàng bún riêu sang trọng nhiều.
“Cô không biết, thấy chụp hình là cười à!”
Khi được hỏi quán mở từ khi nào, cô không cần suy nghĩ mà trả lời ngay là 1988 vào ngày 25 Tết. Mặc dù mở đã lâu nhưng chất lượng món ăn luôn được cô Nga cố gắng gìn giữ.
Chất lượng món ăn luôn được gìn giữ, níu chân bất kì vị khách nào đã từng ghé thăm, em là một ví dụ điển hình nè.
Tô bún riêu đầy ắp đồ ăn kèm.
Một tô bún riêu với đầy ắp đồ ăn kèm như chả, giò heo, huyết, tàu hủ, nguyên trái cà chua và đặc biệt một cục riêu cua bự thơm nồng vị thịt cua. Và không thể không có mắm ruốc: “Râu tôm nấu với ruột bầu, bún riêu phải có mắm cùng đi theo".
Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ khiến tôi ứa nước miếng. Và nếu mà có điểm trừ thì chắc em chỉ “phê bình” một điểm duy nhất đó là một tô quá bự, em ăn hoài sao không thấy hết.
Không biết từ bao giờ, chỉ cần nhắc đến bún mắm Bình Tiên là mọi người khu quận 6 đều nhận ra, mặc dù xung quanh là hàng tá tiệm bún mắm. Quán bắt đầu bán từ năm 1980, trước cả khi chợ Bình Tiên thành lập, từ lúc chỉ 1.500 VND / tô cho đến tận bây giờ là 34.000 VND.
Gian bún mắm nổi tiếng khắp chợ Bình Tiên.
Quán là nơi ăn sáng ưa thích của nhiều thế hệ gia đình em, nhiều khi một người ăn mà mua về cho đến tận 10 người. Đôi khi không cần nói yêu cầu chỉ cần thấy mặt là chị chủ quán biết được ý thích của từng người khách luôn.
Chỉ đi từ xa thôi là đã nghe mùi mắm nồng nàn xộc thẳng lên mũi.
Tô bún mắm “gây nghiện” cả nhà em đây.
Các bác thử tưởng tượng gắp một đũa bún mắm kèm một miếng heo quay béo béo, sau đó cắn vào miếng chả chiên sực sực, rồi lại ngồm ngoàm miếng mực tươi giòn giòn, húp thêm một miếng nước đậm đà vị mắm xem. Ôi thôi! Tuyệt vời ông mặt trời.
Phải thú nhận em là đứa cực kì không thích ăn cháo, vì đối với em nó quá lạt lẽo, nhưng thực sự em đã bị hớp hồn bởi quán cháo “nhỏ nhưng có võ” này. Nghe cô chủ quán nói, quán cháo được mở từ thời mẹ của cô và nay được cô tiếp nối, từ năm 1977 đến nay thì cũng xấp xỉ 41 năm quán tồn tại trên đất Sài Gòn.
Quán đúng chất lâu năm, mọi thứ dường như cũ kĩ theo thời gian.
Em ghé quán vào một buổi chiều mưa, ý định ban đầu của em chỉ là trú tạm thời, nhưng sau khi thấy tận mắt tô cháo nóng hổi được đem ra, em quyết định gọi thử một tô ăn thử.
Tô cháo hấp dẫn vầy hỏi sao em không “động lòng”.
Hai khúc sườn lớn là điều đập vào mắt em ngay lập tức, dùng muỗng khuấy cháo thì tất cả gân, gan huyết, phèo, tim lần lượt hiện ra, quyến rũ dễ sợ. Cho một muỗng cháo vào miệng, cảm giác béo ngậy và đặc sệt của cháo hòa huyện với vị thơm của từng lát gừng như đập tan mọi cảm giác “ghét cháo” của em từ xưa đến giờ.
Ăn ngon quá nên em hỏi bí quyết thì chồng chủ quán bảo là “Nào đến giờ mọi thứ vẫn giữ nguyên, có khác thì chỉ có là khách đông hơn nên sẽ phải nấu cháo và hầm xương nhiều hơn, từ đó nồi cháo sẽ ngọt hơn”. Em đặc biệt khuyên các bác nên thử một lần cháo tại đây để có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng của nó.
6. Bánh mì chảo kí ức “Hoà Mã” (tuổi đời 60 năm):
Là một trong những tiệm bán bánh mì lâu đời và đầu tiên ở Sài Gòn, hẳn bánh mì Hoà Mã gắn với tuổi thơ của rất nhiều bác ở đây. Hỏi ra mới biết, từ năm 1958 cho đến nay, quán đã duy trì qua 3 thế hệ và đến chủ quán hiện tại đã là đời cháu.
Không gian quán nằm nép trong một con hẻm trên đường Cao Thắng, bạn có thể vừa ngồi thưởng thức bánh mì cùng một ly cà phê, vừa ngắm nhìn xe cộ qua lại như thể được sống lại khung cảnh Sài Gòn xưa.
Ngồi lề đường nha các bác.
Điểm đặc biệt mà khiến mọi người nhớ tới quán chắc chắn đó là bánh mì, mọi thành phần có thay đổi chút ít theo thời gian nhưng riêng bánh mì vẫn giữ vị nguyên bản. Bánh mì thơm nồng mùi bơ, giòn tan bên ngoài và đặc xốp bên trong.
Phần bánh mì đầy đủ.
Khi đến đây bạn có thể gọi một phần bánh mì đầy đủ bao gồm thịt nguội, chả, hai trứng, xúc xích và pa-tê. Một phần cũng khá nhiều có thể dùng cho 2 người, bác chỉ cần gọi thêm bánh mì ăn kèm là ổn. Mặc dù quán khá đông vào buổi sáng nhưng các phần ăn được chuẩn bị khá nhanh, nên nếu đói cũng sẽ không phải “cáu" đâu nhé.
Điểm trừ:
Không nổi tiếng bằng bánh mì Hoà Mã, quán mì hoành thánh của hai ông bà nằm khuất trong con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ. Theo như trí nhớ của ông thì quán đã trải qua hơn 6 thập kỷ, kể từ khi ba của ông bán vào năm 1954 cho đến đời ông, và nay ông đã 76 tuổi.
Khi được hỏi tên quán, ông chỉ trả lời “Nào giờ cứ bán như vậy thôi, không có tên quán, quán này không tên nhưng có tuổi".
Giá được niêm yết đầy đủ luôn, chuyên nghiệp quá.
Nhìn cái cách ông chăm chút từng công đoạn làm em cảm thấy ngưỡng mộ sự tận tâm của ông, ăn một tô mì cũng thấy ngon hơn.
Quán mì này đúng nghĩa “gừng càng già càng cay", vì phải tận tay cầm muỗng húp nước dùng thì mới thưởng thức được tinh hoa của tô mì hoành thánh. Đối với em, nước dùng chắc chắn là thứ quan trọng nhất trong một tô mì, và quán đã thành công trong việc biến nó trở thành đặc trưng riêng của quán. Bên cạnh đó mì và hoành thánh cũng không kém cạnh, sợi mì dai vàng óng, hoành thánh thì chỉ cần cắn một miếng thôi là đã ngập nhân trong miệng.
Một tô mì làm em “thương nhớ” hoài là đây.
Em giới thiệu cho các bác mấy quán này, có rảnh thì đi ăn thử nhé, chứ em là em thích lắm rồi đó!
Những hình ảnh này toàn là em tự đi ăn về rồi chụp cho mọi người coi, không sợ “treo đầu dê bán thịt chó” nhé các bác.
- Bánh canh đỏ “Dì Mười" (tuổi đời 20 năm):
Tô bánh canh hấp dẫn, nhìn là phải chảy nước miếng ngay.
Mùi vị đặc trưng của nồi bánh canh thơm lừng mùi nước hầm xương và màu đỏ bắt mắt của dầu điều.
Điểm khác biệt lớn giữa quán bánh canh dì Mười với những quán khác, theo em nghĩ là cách dì bỏ trực tiếp bánh canh vào nồi chứ không đợi đến khi khách đến mới bắt đầu làm. Có lẽ cũng vì thế mà cọng bánh canh thấm tất cả vị ngon ngọt của nồi nước dùng.
Điều bất tiện duy nhất là quán nằm ngoài đường.
- Địa chỉ: Kế bên tiệm phở 53 Phạm Phú Thứ, quận 6.
- Giờ bán: 5:00 - 10:00.
- Giá: 18.000 VND.
Tiệm cơm tấm Ba Ghiền này thì chắc không còn xa lạ gì với các bác ở Sài Gòn, quán được mở từ năm 1995 và càng ngày càng đông khách. Quán vẫn giữ y nguyên địa điểm bán cho đến tận bây giờ, mùi vị và cách chế biến cũng không có gì thay đổi.
Quán lúc nào cũng đông khách.
Miếng sườn nướng hấp dẫn.
Ban đầu thoạt nhìn dĩa cơm sườn bì mà em đã gọi, em cứ tưởng cô quên bỏ cơm vì miếng sườn to tướng che hết phần cơm nằm phía dưới. Miếng sườn được ướp vừa miệng và hoàn toàn không khô, cộng thêm nước mắm thơm có ít ớt cay cay đầu lưỡi thật sự kích thích vị giác.
Lâu lâu mà lỡ có cắn trúng một cục tóp mỡ nằm lẫn trong cơm thì “bá cháy" thôi rồi.
Điểm trừ duy nhất là giá khá “chát" so với mặt bằng chung, chắc có lẽ vì giá tiền tỉ lệ thuận với độ tuổi của quán.
- Địa chỉ: 84 Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận.
- Giờ bán: 7:30 - 21:30.
- Giá: Dao động khoảng 60.000 VND tùy yêu cầu.
Chắc chắn điều ấn tượng đầu tiên của những người đến quán đó là sự vui tính và rất dễ thương của cô Nga chủ quán. Lúc nào cô cũng cười khi bất chợt có ai đó nhìn nên em thích ăn ở quán này lắm, điểm phục vụ chắc cao hơn cả những hàng bún riêu sang trọng nhiều.
“Cô không biết, thấy chụp hình là cười à!”
Khi được hỏi quán mở từ khi nào, cô không cần suy nghĩ mà trả lời ngay là 1988 vào ngày 25 Tết. Mặc dù mở đã lâu nhưng chất lượng món ăn luôn được cô Nga cố gắng gìn giữ.
Chất lượng món ăn luôn được gìn giữ, níu chân bất kì vị khách nào đã từng ghé thăm, em là một ví dụ điển hình nè.
Tô bún riêu đầy ắp đồ ăn kèm.
Một tô bún riêu với đầy ắp đồ ăn kèm như chả, giò heo, huyết, tàu hủ, nguyên trái cà chua và đặc biệt một cục riêu cua bự thơm nồng vị thịt cua. Và không thể không có mắm ruốc: “Râu tôm nấu với ruột bầu, bún riêu phải có mắm cùng đi theo".
Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ khiến tôi ứa nước miếng. Và nếu mà có điểm trừ thì chắc em chỉ “phê bình” một điểm duy nhất đó là một tô quá bự, em ăn hoài sao không thấy hết.
- Địa chỉ: 64 Nguyễn Hữu Hào, phường 8, quận 4.
- Giờ bán: 11:15 - 18:00
- Giá: Khoảng từ 35.000 VND
Không biết từ bao giờ, chỉ cần nhắc đến bún mắm Bình Tiên là mọi người khu quận 6 đều nhận ra, mặc dù xung quanh là hàng tá tiệm bún mắm. Quán bắt đầu bán từ năm 1980, trước cả khi chợ Bình Tiên thành lập, từ lúc chỉ 1.500 VND / tô cho đến tận bây giờ là 34.000 VND.
Gian bún mắm nổi tiếng khắp chợ Bình Tiên.
Quán là nơi ăn sáng ưa thích của nhiều thế hệ gia đình em, nhiều khi một người ăn mà mua về cho đến tận 10 người. Đôi khi không cần nói yêu cầu chỉ cần thấy mặt là chị chủ quán biết được ý thích của từng người khách luôn.
Chỉ đi từ xa thôi là đã nghe mùi mắm nồng nàn xộc thẳng lên mũi.
Tô bún mắm “gây nghiện” cả nhà em đây.
Các bác thử tưởng tượng gắp một đũa bún mắm kèm một miếng heo quay béo béo, sau đó cắn vào miếng chả chiên sực sực, rồi lại ngồm ngoàm miếng mực tươi giòn giòn, húp thêm một miếng nước đậm đà vị mắm xem. Ôi thôi! Tuyệt vời ông mặt trời.
- Địa chỉ: Khu đồ ăn trong khuôn viên chợ Bình Tiên (các bác vào chợ rồi hỏi bún mắm bà Năm với bất kỳ ai thì sẽ có người chỉ dẫn).
- Giờ bán: 6:00 - 10:00.
- Giá: 34.000 VND.
Phải thú nhận em là đứa cực kì không thích ăn cháo, vì đối với em nó quá lạt lẽo, nhưng thực sự em đã bị hớp hồn bởi quán cháo “nhỏ nhưng có võ” này. Nghe cô chủ quán nói, quán cháo được mở từ thời mẹ của cô và nay được cô tiếp nối, từ năm 1977 đến nay thì cũng xấp xỉ 41 năm quán tồn tại trên đất Sài Gòn.
Quán đúng chất lâu năm, mọi thứ dường như cũ kĩ theo thời gian.
Em ghé quán vào một buổi chiều mưa, ý định ban đầu của em chỉ là trú tạm thời, nhưng sau khi thấy tận mắt tô cháo nóng hổi được đem ra, em quyết định gọi thử một tô ăn thử.
Tô cháo hấp dẫn vầy hỏi sao em không “động lòng”.
Hai khúc sườn lớn là điều đập vào mắt em ngay lập tức, dùng muỗng khuấy cháo thì tất cả gân, gan huyết, phèo, tim lần lượt hiện ra, quyến rũ dễ sợ. Cho một muỗng cháo vào miệng, cảm giác béo ngậy và đặc sệt của cháo hòa huyện với vị thơm của từng lát gừng như đập tan mọi cảm giác “ghét cháo” của em từ xưa đến giờ.
Ăn ngon quá nên em hỏi bí quyết thì chồng chủ quán bảo là “Nào đến giờ mọi thứ vẫn giữ nguyên, có khác thì chỉ có là khách đông hơn nên sẽ phải nấu cháo và hầm xương nhiều hơn, từ đó nồi cháo sẽ ngọt hơn”. Em đặc biệt khuyên các bác nên thử một lần cháo tại đây để có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng của nó.
- Địa chỉ: Trong chung cư Ngô Gia Tự (con hẻm có bảng khu phố 4 cạnh trường Trần Nhân Tông đường Hoà Hảo, quán nằm bên tay trái từ hẻm vào).
- Giờ bán: 13:00 - 19:00
- Giá: 15.000 VND - 30.000 VND.
6. Bánh mì chảo kí ức “Hoà Mã” (tuổi đời 60 năm):
Là một trong những tiệm bán bánh mì lâu đời và đầu tiên ở Sài Gòn, hẳn bánh mì Hoà Mã gắn với tuổi thơ của rất nhiều bác ở đây. Hỏi ra mới biết, từ năm 1958 cho đến nay, quán đã duy trì qua 3 thế hệ và đến chủ quán hiện tại đã là đời cháu.
Không gian quán nằm nép trong một con hẻm trên đường Cao Thắng, bạn có thể vừa ngồi thưởng thức bánh mì cùng một ly cà phê, vừa ngắm nhìn xe cộ qua lại như thể được sống lại khung cảnh Sài Gòn xưa.
Ngồi lề đường nha các bác.
Điểm đặc biệt mà khiến mọi người nhớ tới quán chắc chắn đó là bánh mì, mọi thành phần có thay đổi chút ít theo thời gian nhưng riêng bánh mì vẫn giữ vị nguyên bản. Bánh mì thơm nồng mùi bơ, giòn tan bên ngoài và đặc xốp bên trong.
Phần bánh mì đầy đủ.
Khi đến đây bạn có thể gọi một phần bánh mì đầy đủ bao gồm thịt nguội, chả, hai trứng, xúc xích và pa-tê. Một phần cũng khá nhiều có thể dùng cho 2 người, bác chỉ cần gọi thêm bánh mì ăn kèm là ổn. Mặc dù quán khá đông vào buổi sáng nhưng các phần ăn được chuẩn bị khá nhanh, nên nếu đói cũng sẽ không phải “cáu" đâu nhé.
Điểm trừ:
- Quán ngoài trời và không có mái che nên nóng và bụi.
- Giá mắc đối với một phần bánh mì đầy đủ.
- Khu vực dọn dẹp những thức ăn thừa nằm cạnh khu vực phục vụ nên nhìn sẽ hơi mất vệ sinh.
- Địa chỉ: 53 Cao Thắng, phường 3, quận 3
- Giờ Bán: 6:00 - 11:00
- Giá: 52.000 VND đối với phần đầy đủ
Không nổi tiếng bằng bánh mì Hoà Mã, quán mì hoành thánh của hai ông bà nằm khuất trong con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ. Theo như trí nhớ của ông thì quán đã trải qua hơn 6 thập kỷ, kể từ khi ba của ông bán vào năm 1954 cho đến đời ông, và nay ông đã 76 tuổi.
Khi được hỏi tên quán, ông chỉ trả lời “Nào giờ cứ bán như vậy thôi, không có tên quán, quán này không tên nhưng có tuổi".
Giá được niêm yết đầy đủ luôn, chuyên nghiệp quá.
Nhìn cái cách ông chăm chút từng công đoạn làm em cảm thấy ngưỡng mộ sự tận tâm của ông, ăn một tô mì cũng thấy ngon hơn.
Quán mì này đúng nghĩa “gừng càng già càng cay", vì phải tận tay cầm muỗng húp nước dùng thì mới thưởng thức được tinh hoa của tô mì hoành thánh. Đối với em, nước dùng chắc chắn là thứ quan trọng nhất trong một tô mì, và quán đã thành công trong việc biến nó trở thành đặc trưng riêng của quán. Bên cạnh đó mì và hoành thánh cũng không kém cạnh, sợi mì dai vàng óng, hoành thánh thì chỉ cần cắn một miếng thôi là đã ngập nhân trong miệng.
Một tô mì làm em “thương nhớ” hoài là đây.
- Địa chỉ: 139 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận.
- Giờ bán: 6:00 - 21:00.
- Giá: Từ 40.000 VND - 50.000 VND.
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Beach
Ngày đăng:
Người đăng:
giaanh1609
Ngày đăng:
Người đăng:
bslainon
Ngày đăng: