Tập Lái
7/9/10
16
0
0
48
(VTC News) - Theo Dự thảo Thông tư vừa được Bộ Giao thông vận tải hoàn thành, Quỹ bảo trì đường bộ sẽ bắt đầu thu từ 1/6/2012, với ô tô sẽ chia làm 8 mức thu, cao nhất lên đến gần 17 triệu đồng/năm; xe máy là chia làm 4 mức thu.

>> [link=http://vtc.vn/2-328167/xa-hoi/bo-truong-thang-toi-khong-so-tin-nhiem-cao-hay-thap.htm]Bộ trưởng Thăng: 'Tôi không sợ tín nhiệm cao hay thấp'
[/link]>> Bộ GTVT giải thích về Quỹ bảo trì đường bộ
>> [link=http://vtc.vn/2-327947/xa-hoi/bo-truong-thang-chua-thu-phi-xe-trong-nam-nay.htm]Bộ trưởng Thăng: Chưa thu phí xe trong năm nay
[/link]

Nếu được Bộ Tài chính chấp thuận và ký ban hành, thì đây sẽ là khung cơ sở để thực hiện thu Quỹ bảo trì đường bộ từ ngày 1/6 tới.

Mức cao nhất với ô tô là hơn 1 triệu đồng/tháng

Theo đó, mức thu với ô tô sẽ căn cứ theo số ghế ngồi trên xe (tính cả ghế lái) hoặc số trọng tải của xe (tính trọng lượng toàn bộ của xe) Bộ Giao thông vận tải chia thành 8 mức thu. Nếu các chủ phương tiện nộp phí cho kỳ đăng kiểm trên 6 tháng sẽ được chiết giảm với giá trị phí đã nộp từ tháng thứ 7 trở lên là 12%/năm. Cụ thể:

Nhóm 1: Xe chở người dưới 10 chỗ; xe tải (cả xe 4 bánh gắn động cơ 1 xi lanh), rơ moóc và xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ dưới 4.000 kg mức thu theo các tháng là: 180.000 đồng/1 tháng; 540.000 đồng/3 tháng; 1.080.000 đồng/6 tháng; 2.090.000 đồng/12 tháng; 2.980.000 đồng/18 tháng; 3.990.000 đồng/24 tháng; 4.880.000 đồng/30 tháng.


o-to.jpg
Ô tô sẽ được chia làm 8 nhóm, với mức thu thấp nhất là 180.000 đồng/1 tháng và cao nhất là 1.044.000 đồng/1 tháng. Nhóm 2: Xe chở người từ 10-24 chỗ; xe tải, rơ moóc và xe ô tô chuyên dùng trọng lượng toàn bộ từ 4.000kg đến dưới 8.500kg; xe đầu kéo có trọng lượng bản thân dưới 8.500kg mức thu là: 270.000 đồng/1 tháng; 810.000 đồng/3 tháng; 1.620.000 đồng/6 tháng; 3.140.000 đồng/12 tháng; 4.470.000 đồng/18 tháng; 5.990.000 đồng/24 tháng; 7.510.000 đồng/30 tháng.

Nhóm 3: Xe chở người từ 24-40 chỗ; xe tải, rơ moóc và xe ô tô chuyên dùng trọng lượng toàn bộ từ 8.500kg đến dưới 13.000kg; xe đầu kéo có trọng lượng bản thân từ 8.500kg trở lên mức thu là: 396.000 đồng/1 tháng; 1.180.000 đồng/3 tháng; 2.376.000 đồng/6 tháng; 4.600.000 đồng/12 tháng; 6.560.000 đồng/18 tháng; 8.790.000 đồng/24 tháng; 11.020.000 đồng/30 tháng.

Nhóm 4: Xe chở người 40 chỗ trở lên; xe tải, rơ moóc và ô tô chuyên dùng trọng lượng toán bộ từ 13.000kg đến dưới 19.000kg mức thu là: 590.000 đồng/1 tháng; 1.770.000 đồng/3 tháng; 3.540.000 đồng/6 tháng; 6.860.000 đồng/12 tháng; 10.180.000 đồng/18 tháng; 13.500.000 đồng/24 tháng; 16.820.000 đồng/30 tháng.

Nhóm 5: Xe tải, rơ moóc và ô tô chuyên dùng trọng lượng toàn bộ từ 19.000kg đến dưới 27.000kg mức thu là: 720.000 đồng/1 tháng; 2.160.000 đồng/3 tháng; 4.320.000 đồng/6 tháng; 8.380.000 đồng/12 tháng; 12.440.000 đồng/18 tháng; 16.500.000 đồng/24 tháng; 20.560.000 đồng/30 tháng.

Nhóm 6: Xe tải, rơ moóc và ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 27.000kg trở lên mức thu là: 1.440.000 đồng/1 tháng; 4.320.000 đồng/3 tháng; 8.640.000 đồng/6 tháng; 16.760.000 đồng/12 tháng; 24.880.000 đồng/18 tháng; 33.000.000 đồng/24 tháng; 41.120.000 đồng/30 tháng.

Nhóm 7: Sơ mi rơ moóc có trọng lượng toàn bộ từ 27.000kg trở lên mức thu là: 720.000 đồng/1 tháng; 2.160.000 đồng/3 tháng; 4.320.000 đồng/6 tháng; 8.380.000 đồng/12 tháng; 12.440.000 đồng/18 tháng; 16.500.000 đồng/24 tháng; 20.560.000 đồng/30 tháng.

Nhóm 8:
Sơ mi rơ moóc trọng lượng toàn bộ từ 27.000kg trở lên mức thu là: 1.044.000 đồng/1 tháng; 3.120.000 đồng/3 tháng; 6.240.000 đồng/6 tháng; 12.100.000 đồng/12 tháng; 17.960.000 đồng/18 tháng; 23.820.000 đồng/24 tháng; 29.680.000 đồng/30 tháng.

Với mô tô, xe máy được chia làm 4 nhóm theo dung tích xi lanh, Thông tư sẽ chỉ đưa ra khung mức thu, còn số thu cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Khung mức thu cụ thể:

Với mô tô có dung tích xi lanh dưới 70cm3 mức thu từ 80.000-100.000 đồng/năm; Loại có dung tích xy lanh từ 70cm3 - 100cm3 là từ 100.000-120.000 đồng/năm; Loại có dung tích xi lanh trên 100cm3 - 175cm3 là từ 120.000-150.000 đồng/năm; Loại có dung tích xi lanh trên 175cm3 là 150.000-180.000 đồng/năm.

Mức thu cụ thể sẽ do Bộ Tài chính quy định và thông qua trong thời gian tới.

Một năm thu về 6.000 tỷ đồng

Theo số liệu tính toán của Bộ Giao thông vận tải, ô tô chạy trung bình mỗi ngày từ 80-100km, sử dụng 22 ngày/tháng, mức trung bình chạy/tháng là 1.800 km.


QL48.jpg
Quỹ bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng được gần 80% nhu cầu bảo trì Quốc lộ, và 70% cho đường địa phương. Ảnh minh họa Internet. Như vậy, với đề xuất trên, trung bình mức thu xe con khoảng 100 đồng/km (khoảng 180 nghìn đồng/tháng). Với mức thu đó, hàng năm sẽ thu được qua đầu phương tiện ô tô khoảng 4.600 tỷ đồng, xe máy 1.600 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí tổ chức thu, dự kiến số phí sử dụng được chuyển vào quỹ khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.

Dù vậy, theo Bộ Giao thông vận tải, số thu trên cộng với kinh phí ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cũng chỉ đáp ứng được gần 80% nhu cầu bảo trì Quốc lộ, và 70% cho đường địa phương.

Về tác động của việc thu phí, Bộ Giao thông vận tải đánh giá khi thu phí sẽ làm tăng chi phí trong giá thành vận tải từ 1,5-2%. Đổi lại, chất lượng đường sẽ tốt hơn, giảm thiểu ùn tắc...

Việc thu phí bảo trì đường bộ với ô tô sẽ được thực hiện thu trực tiếp theo đầu phương tiện theo chu kỳ đăng kiểm cấp giấy kiểm định chất lượng và bảo vệ môi trường. Cơ quan kiểm định sẽ chịu trách nhiệm thu.

Trường hợp phương tiện chậm kiểm định, hoặc kiểm định trước thời điểm thu sẽ bị truy thu phí sử dụng đường bộ vào lần kiểm định kế tiếp.

Các xe ô tô Quốc phòng, Công an giao cho Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức thu và nộp về tài khoản của Quỹ bảo trì Đường bộ Trung ương. Trường hợp xe ô tô nước ngoài tạm nhập, cơ quan hải quan căn cứ chủng loại để thu hoặc ứng xử theo Hiệp định Vận tải Đường bộ (nếu có) với nước có ô tô tạm nhập.

Với mô tô sẽ giao cho các địa phương thực hiện thu.

Lê Việt
 
Hạng F
7/7/06
5.633
734
113
HCM
www.otosaigon.com
Sau 1/6 đóng tiền rồi mà các bác đi tiền thấy ổ gà ổ voi thì phải chụp hình, gởi lên báo cho ku # nó thấy là đóng tiền để được đi trên đường ổ voi nghe!
 
Hạng F
16/11/11
5.404
531
113
Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp
jungle nói:
Sau 1/6 đóng tiền rồi mà các bác đi tiền thấy ổ gà ổ voi thì phải chụp hình, gởi lên báo cho ku # nó thấy là đóng tiền để được đi trên đường ổ voi nghe!
1/6/2012 thu thì tới 1/6/2112 mới hoàn tất lấp ở gà pác ạ, níu không lấp được tui xin từ chức, tui không sợ trách nhiệm và sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, NN và Nhân dân
 
Hạng B2
12/9/10
158
25
28
48
Xe đang còn hiệu lực lưu hành sẽ được truy thu vào kỳ khám lưu hành tiếp theo. Có bác nào thừa xe không đi thì bán hoặc đưa ra mà chạy cho hết tiền phí đi nhé.
bash.gif
bash.gif
 
pnp confirmed
Hạng C
14/6/11
503
1
18
47
SAI GON
Nhiều loại phí quá các bác nhỉ! Loại này chưa xong tụi nó đang "mang bầu" loại phí và thuế khác! "Đảng cộng sản muôn năm"!!!
 
Hạng D
15/10/10
3.303
33
48
40
www.quyiphone.com
<h2>Bộ GTVT giải thích về Quỹ bảo trì đường bộ</h2>
(VTC News) - Xung quanh các vấn đề đang được dư luận quan tâm về Quỹ bảo trì đường bộ, nhiều câu hỏi thắc mắc của người dân đã được gửi về Bộ Giao thông vận tải và bộ này đã có văn bản trả lời. Chúng tôi xin trích đăng một số câu hỏi của người dân và ý kiến trả lời của đại diện Bộ Giao thông vận tải về vấn đề này.

>> [link=http://vtc.vn/1-327947/kinh-te/bo-truong-thang-chua-thu-phi-xe-trong-nam-nay.htm]Bộ trưởng Thăng: Chưa thu phí xe trong năm nay
[/link]>> Thu phí phương tiện sẽ gây tăng giá và làm dân bức xúc

- Tại sao phải thành lập Quỹ bảo trì đường bộ?

Đường bộ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong quá trình khai thác, sử dụng, đường bộ cần phải được bảo trì theo yêu cầu kỹ thuật.

Trong những năm qua, Chính phủ cũng đã quan tâm bố trí vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ, tuy nhiên nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 40% nhu cầu quản lý bảo trì đối với hệ thống quốc lộ, và khoảng 20-30% nhu cầu với hệ thống đường bộ địa phương.

Trong điều kiện vốn ngân sách không thể đáp ứng đủ nhu cầu bảo dưỡng, duy trì chất lượng hệ thống đường sá, người sử dụng đường bộ cần chung tay đóng góp, từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ.


cau-sai-gon.jpg
Bộ GTVT cho rằng, hiện nay ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu bảo trì đường bộ, nên cần sự đóng góp của người sử hụng đường bộ. Ảnh Internet.
- Ai sẽ phải nộp khoản phí này?

Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Nghị định số 18/2012 gồm ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là xe ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô).

Người nộp phí là chủ sở hữu hoặc người sử dụng phương tiện.

- Phương thức thu phí sử dụng đường bộ sẽ được quy định ra sao?

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2012 quy định phương thức thu, nộp phí sử dụng đường bộ như sau:

Đối với xe ô tô đăng ký trong nước: Giao các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Đối với xe ô tô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam: Giao các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông vận tải thu khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh.

Đối với xe mô tô: Giao UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để UBND xã, phường thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô đảm bảo đơn giản, thuận tiện, tránh thất thoát.

- Mức phí được quy định cụ thể như thế nào?

Theo Đề án thành lập Quỹ bảo trì đường bộ, dự kiến mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô từ 180.000 đến 1.440.000 đồng/tháng (tùy theo tải trọng của xe, xe có tải trọng càng nặng, mức thu càng lớn);

Mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe xe mô tô từ 80.000 đến 225.000 đồng/năm (tùy theo dung tích xy lanh của xe, xe có dung tích xy lanh càng lớn, mức thu càng cao).

Phí sử dụng đường bộ thu được từ mô tô tại địa phương nào bổ sung vào Quỹ của địa phương đó. Phí sử dụng đường bộ thu được từ ô tô phân chia cho Quỹ trung ương 65%, cho các Quỹ địa phương 35%.

- Phương án thu phí qua đầu phương tiện sẽ là không công bằng khi xe đi ít vẫn phải đóng nhiều, mà xe đi nhiều như taxi, xe khách cũng đóng cùng một mức như xe gia đình?

Phương thức thu phí nào cũng có những tồn tại nhất định của nó. Thu theo đầu phương tiện có thể chưa phản ánh chính xác tuyệt đối việc người sử dụng phương tiện nhiều, ít. Phương tiện kinh doanh có thể sử dụng đường nhiều hơn phương tiện phục vụ gia đình.

Tuy nhiên, với hạ tầng như hiện nay chúng ta chưa thể đầu tư công nghệ thu phí hiện đại không dừng, người dân trả phí tự động qua tài khoản hoặc thẻ, cũng không muốn lập thêm trạm thu phí sẽ gây tốn kém, ùn tắc thì phương án thu phí bình quân đầu phương tiện hàng năm là sự lựa chọn phù hợp.

Tao_Xuyen.jpg
Sau khi thực hiện thu phí bảo trì đường bộ, các trạm thu phí nộp ngân sách sẽ được bỏ, nhưng các trạm BOT sẽ vẫn tiếp tục duy trì. Ảnh NLĐO.
- Sau khi thu phí phương tiện thì các trạm thu phí trên hệ thống quốc lộ sẽ được xử lý như thế nào?

Các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước sẽ xóa bỏ, các trạm đang chuyển quyền thu phí cũng sẽ dừng khi hết hạn hợp đồng, còn các trạm thu phí công trình BOT vẫn sẽ giữ nguyên vì đó là hình thức thu hút vốn đầu tư.

- Bộ Giao thông vận tải lại đang tiếp tục đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ. Một phương tiện phải nộp 2 loại phí khi sử dụng đường, có hay không việc phí chồng lên phí?

Không có hiện tượng “phí chồng lên phí” khi thực hiện thu hai loại phí này, và cũng khác nhau cả về mục tiêu thu, đối tượng thu... cụ thể như sau:

Về mục tiêu: Phí sử dụng đường bộ thu để tạo nguồn quản lý bảo trì đường bộ đối với đường do Nhà nước đầu tư; thu để quản lý bảo trì và hoàn vốn đầu tư đối với đường đầu tư để thu hồi vốn (đường BOT, PPP…).

Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ nhằm hạn chế sự gia tăng số lượng phương tiện cá nhân, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; thu để tạo nguồn chi đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đầu tư cho các công trình đảm bảo an toàn giao thông.

Về đối tượng: Phí sử dụng đường bộ thu với tất cả phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Trong khi đó Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ chỉ thu một phần nhỏ trong số đó; cụ thể là xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, xe mô tô, không thu phí đối với xe công.

Về tính pháp lý: Phí sử dụng đường bộ là loại phí đã có trong danh mục phí, lệ phí và đang thực hiện.

Trong khi đó, Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ là một loại phí mới, đã được Quốc hội cho chủ trương để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

L.V