Chuyên
16/6/22
634
544
93
Theo quy định hiện hành, khách hàng chỉ được vay để trả nợ khoản vay tại TCTD khác đối với khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, không áp dụng đối với khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống. Tuy nhiên, từ 1/9/2023, người vay phục vụ đời sống (trong đó có vay mua nhà) cũng sẽ được áp dụng.

Tin vui với người vay mua nhà: Từ 1/9 có thể đến vay ngân hàng này để trả nợ trước hạn ở ngân hàng khác


Như vậy, bằng cách này, khách hàng có thể chuyển khoản vay mua nhà từ ngân hàng này sang ngân hàng khác (có lãi suất thấp, nhiều ưu đãi) một cách dễ dàng và có lợi hơn.

Cụ thể, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư 06 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2023.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 06 có nhiều quy định tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân.

Tin vui với người vay mua nhà: Từ 1/9 có thể đến vay ngân hàng này để trả nợ trước hạn ở ngân hàng khác


Chẳng hạn, NHNN đã bổ sung quy định Tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại Tổ chức tín dụng khác với mục đích vay phục vụ nhu cầu đời sống. Cụ thể, tại Thông 39/2016/TT-NHNN hiện hành, khách hàng chỉ được vay để trả nợ khoản vay tại Tổ chức tín dụng khác đối với khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, không áp dụng đối với khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống. Việc mở rộng quy định cho khách hàng trả nợ tại Tổ chức tín dụng khách áp dụng đối với cả khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh và nhu cầu đời sống sẽ tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận thêm các vốn tín dụng ngân hàng, có thêm cơ hội lựa chọn dịch vụ và tiện ích tốt hơn tại các Tổ chức tín dụng khác (nếu có).

Đơn cử như trường hợp một khách hàng cá nhân đang có dư nợ của khoản vay mua nhà tại một ngân hàng A. Tuy nhiên, khách hàng nhận thấy tại ngân hàng B, cùng khoản vay mua nhà như vậy lãi suất cho vay thấp hơn so với ngân hàng B; đồng thời nếu khách hàng vay vốn sẽ được hưởng thêm ưu đãi đối với một số các dịch vụ khách tại ngân hàng B. Theo đó, với quy định này, khách hàng hoàn toàn có thể đển ngân hàng B đề xuất nhu cầu vay vốn để trả nợ trước hạn cho khoản vay mua nhà mà khách hàng đang vay tại ngân hàng A. Như vậy, khách hàng dễ dàng tiếp cận khoản vay mới với mức chi phí thấp hơn, được tiếp cận và sử dụng thêm các dịch vụ mới.

Tin vui với người vay mua nhà: Từ 1/9 có thể đến vay ngân hàng này để trả nợ trước hạn ở ngân hàng khác


Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, đối với nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống tiêu dùng thiết yếu, mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình (ví dụ như: vay mua ô tô, mua trang thiết bị tiêu dùng,...), khách hàng không cần phải có phương án, dự án. Theo đó, phương án sử dụng vốn của khách hàng chỉ cần có thông tin về tổng nguồn vốn cần sử dụng, mục đích sử dụng vốn, thời gian sử dụng vốn, và nguồn trả nợ của khách hàng, mà không cần phải xây dựng phương án, dự án cụ thể phục vụ nhu cầu đời sống.

Đối với những nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống để mua nhà ở, xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở thường có giá trị lớn, khách hàng mới phải bổ sung phương án, dự án trong hồ sơ đề nghị vay vốn đối với nhu cầu vốn này để Tổ chức tín dụng có đầy đủ thông tin về mục đích vay vốn của khách hàng và để đảm bảo giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Thông tư 06 không siết điều kiện cho vay đối với khách hàng. Theo quy định tại Luật Các Tổ chức tín dụng hiện hành, khách hàng vay vốn phải đáp ứng 03 điều kiện gồm: (i) Mục đích vay vốn hợp pháp, (ii) Có phương án sử dụng vốn khả thi, (iii) Có khả năng tài chính để trả nợ. Đây là các điều kiện vay vốn tối thiểu mà khách hàng phải đáp ứng theo quy định tại Luật Các TCTD.

Tin vui với người vay mua nhà: Từ 1/9 có thể đến vay ngân hàng này để trả nợ trước hạn ở ngân hàng khác


Theo đó, Thông tư 39/2016/TT-NHNN hiện hành cũng áp dụng các điều kiện này. Cụ thể tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: (i) Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; (ii) Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp; (iii) Có phương án sử dụng vốn khả thi; (iv) Có khả năng tài chính để trả nợ.

Đối với biện pháp bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng, việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm là do Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức tín dụng chủ động trong hoạt động cấp tín dụng và thỏa thuận với khách hàng trong quá trình quản lý khoản vay và trả nợ của khách hàng.

Tin vui với người vay mua nhà: Từ 1/9 có thể đến vay ngân hàng này để trả nợ trước hạn ở ngân hàng khác


Thực tế, thời gian qua, Tổ chức tín dụng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay với nhiều loại hình tài sản khác nhau, như ô tô, tài sản hình thành trong tương lai, hàng hóa luân chuyển, quyền đòi nợ... hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, được Tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng tài chính để hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.

Theo NHNN, tài sản thế chấp chỉ là một trong các điều kiện quan trọng nhưng không phải là điều kiện hàng đầu, cũng như không phải là điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật trong việc bảo đảm hoàn trả cho khoản vay, nâng cao trách nhiệm của khách hàng đối với việc trả nợ ngân hàng.

Xem thêm:​
 
Hạng F
8/8/06
6.459
21.949
113
40
Vậy thì ngân hàng B sẽ giải ngân qua ngân hàng A như thế nào khi mà tài sản thế chấp hiện đang ở ngân hàng A. Như vậy phải thế chấp thêm ts ở ngân hàng B và mục đích sử dụng vốn vay ở ngân hàng B là vay để trả nợ khoản vay ở ngân hàng A.
 
  • Like
Reactions: YOLO
Hạng B1
4/10/18
81
46
18
37
Đây là điều khoản hay của NHNN, qua đó giúp lãi suất các bank không quá chênh lệch, vì nếu chênh lệch nhiều khách sẽ tự bỏ sang bank khác.
 
  • Like
Reactions: tairocket
Hạng B1
4/10/18
81
46
18
37
Vậy thì ngân hàng B sẽ giải ngân qua ngân hàng A như thế nào khi mà tài sản thế chấp hiện đang ở ngân hàng A. Như vậy phải thế chấp thêm ts ở ngân hàng B và mục đích sử dụng vốn vay ở ngân hàng B là vay để trả nợ khoản vay ở ngân hàng A.
Điều kiện giải ngân thôi bác, giải ngân phong tỏa là 1 hình thức lấy tài sản để sang tên và thế chấp tại bank B
 
Hạng B2
13/8/20
115
1.405
93
Mong rằng dễ làm như báo đã đưa tin cho anh em bớt làm con nợ :D
 
Hạng B1
10/2/17
78
49
18
38
Thôi. Đưa thêm ts vay kiểu gì cũng đc. Em làm trong bank đây mà chưa nghĩ ra làm sao để làm vậy.
Như khoản vay sản xuất kd đc làm từ lâu mà ai đã làm đc ạ
 
  • Like
Reactions: Comtam
Hạng D
20/9/16
1.923
2.612
113
Vậy thì ngân hàng B sẽ giải ngân qua ngân hàng A như thế nào khi mà tài sản thế chấp hiện đang ở ngân hàng A. Như vậy phải thế chấp thêm ts ở ngân hàng B và mục đích sử dụng vốn vay ở ngân hàng B là vay để trả nợ khoản vay ở ngân hàng A.
E nghĩ là tín chấp, thì không cần tài sản bảo đảm, chỉ cần điểm tín dụng không xấu là ok
 
Hạng C
19/3/15
633
557
93
42
Vậy thì ngân hàng B sẽ giải ngân qua ngân hàng A như thế nào khi mà tài sản thế chấp hiện đang ở ngân hàng A. Như vậy phải thế chấp thêm ts ở ngân hàng B và mục đích sử dụng vốn vay ở ngân hàng B là vay để trả nợ khoản vay ở ngân hàng A.
Cùng câu hỏi. Có cần thế chấp thêm ts khác ko? Hay vẫn ts đó mà chuyển từ bank A qua bank B?
 
  • Like
Reactions: Phước.OS