Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
Xem thêm:Các bác có thể xem tại đây:
Từ hôm nay, 15-8: Chính thức áp dụng quy định mới nhất về phân loại tai nạn giao thông
ANTD.VN - Theo Bộ Công an, từ 15-8, tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; Gây thiệt hại tài sản từ 1.5 tỷ đồng trở lên…www.anninhthudo.vn
Mấy cái đó bán cũng dc. Nhưng cái cần nhất là đạo đức thì k ai chịu mua. Thậm chí k cần giá trị đạo đức thì cũng chỉ cần tuân thủ pháp luật như cái máy cũng dc.Nhìn cảnh tai nạn mà hãi hùng!
Các anh phân thế nào cũng được, chỉ mong các anh đừng bán bằng, bán đường, bán giấy KĐ và bánh mì, xử phạt công bằng và hợp lý... Là tự nhiên tai nạn nó giảm và giảm 1 cách xuất sắc luôn.
Ko thể đâu!Mấy cái đó bán cũng dc. Nhưng cái cần nhất là đạo đức thì k ai chịu mua. Thậm chí k cần giá trị đạo đức thì cũng chỉ cần tuân thủ pháp luật như cái máy cũng dc.
Vật chất quyết định ý thức bác. Đạo đức xã hội đến từ luật pháp nghiêm mình.Mấy cái đó bán cũng dc. Nhưng cái cần nhất là đạo đức thì k ai chịu mua. Thậm chí k cần giá trị đạo đức thì cũng chỉ cần tuân thủ pháp luật như cái máy cũng dc.
h mình ra đường cũng chủ yếu tuân thủ pháp luật chứ giá trị đạo đức cao đẹp thì chịu. Chạy xe đã đủ mệt rồi còn phải xem đánh giá xã hội nữa thì nằm ở nhà ngủ cho khỏe.Vật chất quyết định ý thức bác. Đạo đức xã hội đến từ luật pháp nghiêm mình.
Một người đi qua singapore sẽ không dám xả rác tuỳ tiện, nhưng người này qua khỏi cửa khẩu Hải Quan việt nam thì rác vứt lung tung. Vậy người nào có văn hoá không? Hành vi con người bị vật chất chi phối. Cứ 100% phạt nộp cho ngân sách không cưa đôi, không xin xỏ, gắn camera phạt ngụi. Chỉ nhiêu đó bị là 1 là sợ khiếp vía tự nhiên có đạo đức xã hội thôi, văn hoá giao thông nâng tầm thôi.
Sợ nhất vẫn là mua bằng, mua lý thuyết ko thấy khó khăn để có bằng nên đâu thấy giá trị có bằng. Rồi ra đường coi nhưng đường này của bố tao làm!
Thiếu , ai chịu trách nhiệm nếu sai phạm ? người vi phạm hay xe lớn đền xe bé, cái nầy không viết rỏ.Theo Bộ Công an, từ 15-8, tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; Gây thiệt hại tài sản từ 1.5 tỷ đồng trở lên…
Thông tư 26/2024/TT-BCA của Bộ Công an quy định thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt...có hiệu lực thi hành từ 15-8, trong đó, quy định rõ về phân loại tai nạn giao thông.
Điều 5 Thông tư này nêu rõ, tùy theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông.
Trong đó, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; Gây thiệt hại tài sản từ 1.5 tỷ đồng trở lên.
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 2 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122-200%; Gây thiệt hại tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1.5 tỷ đồng.
View attachment 3190978
Từ 15-8, vụ tai nạn giao thông làm 3 người chết trở lên được coi là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (ảnh minh họa)
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 1 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61-121%; Gây thiệt hại tài sản từ 100-dưới 500 triệu đồng.
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11-dưới 61%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 11-dưới 61%; Gây thiệt hại về tài sản từ 10-dưới 100 triệu đồng.
Vụ va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả dưới mức của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
Việc xác định thiệt hại về tài sản do vụ tai nạn giao thông gây ra căn cứ vào kết luận định giá thiệt hại tài sản hoặc chứng thư thẩm định giá hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh thiệt hại tài sản.
Xem thêm:
Cập nhật thông tin đến các bác. Các bác thấy phân loại như thế này hợp lý không?
Giảm thế nào nổi với phong cách chuyên phóng cố mạng ở đường hẹp như vn.Nhìn cảnh tai nạn mà hãi hùng!
Các anh phân thế nào cũng được, chỉ mong các anh đừng bán bằng, bán đường, bán giấy KĐ và bánh mì, xử phạt công bằng và hợp lý... Là tự nhiên tai nạn nó giảm và giảm 1 cách xuất sắc luôn.