Bộ GTVT vừa ban hành thông tư 60/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 35/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do bộ GTVT quản lí. Trong đó, có nhiều điểm mới, nhất là những quy định liên quan đến các dự án hầm đường bộ...
Điểm đáng chú ý nhất trong Thông tư 60 là ban hành bổ sung thêm biểu giá tối đa cho dịch vụ sử dụng hầm đường bộ theo lượt. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với Thông tư 35, bởi trong Thông tư 35 chỉ có một biểu giá tối đa áp dụng chung cho cả dự án đường quốc lộ, cầu và hầm đường bộ. Trong khi, các hầm đường bộ có mức đầu tư hành nghìn tỷ nhưng do áp dụng chung biểu giá thu phí với các dự án cầu, đường trong Thông tư 35 nên dù mức phí được áp dụng kịch trần cũng không đảm bảo phương án tài chính khiến nhà đầu tư bị thua lỗ.
Điển hình là dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả. Cụ thể, theo phương án tài chính và phụ lục hợp đồng BOT của dự án, mức giá áp dụng tại trạm thu phí Đèo Cả từ 1/1/2018 đến 31/12/2020 được quy định: Xe nhóm 1 (60.000 đồng/vé/lượt), xe nhóm 2 (72.000 đồng/vé/lượt), xe nhóm 3 (120.000 đồng/lượt), xe nhóm 4 (144.000 đồng/lượt) và xe nhóm 5 (288.000 đồng/lượt). Tuy nhiên, do Thông tư 35 quy định biểu giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo lượt đối với xe nhóm 1 (52.000 đồng/vé/lượt), xe nhóm 2 (70.000 đồng/vé/lượt), xe nhóm 3 (87.000 đồng/vé/lượt), xe nhóm 4 (140.000 đồng/vé/lượt) và xe nhóm 5 (200.000 đồng/vé/lượt) nên mức phí không thể điều chỉnh theo phương án tài chính đã ký kết. Do đó dự án Đèo Cả đã bị thua lỗ 65,7 tỷ đồng cho đến nay.
Phó thường vụ tài chính (bộ GTVT) cho biết thông tư 60 đã “nới” quy định c
ho phép cơ quan nhà nước và nhà đầu tư thống nhất mức phí trong hợp đồng dự án đến từng loại phương tiện chứ không phải nhóm phương tiện như trước đây, ví dụ đối với xe nhóm 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng) quy định mức trần giá vé là 110.000 đồng/vé/lượt. Trong hợp đồng các bên có thể thống nhất mức thu xe dưới 12 ghế ngồi là 80.000 đồng/vé/lượt, nhưng xe tải dưới 2 tấn chỉ 50.000 đồng/vé/lượt hay xe buýt vận tải khách công cộng 60.000 đồng/vé/lượt, miễn sao không được vượt quá mức giá tối đa theo quy định của thông tư.
Đặc biệt thông tư 60 của bộ GTVT mới chỉ điều chỉnh giá qua hầm, còn giá qua các đường cao tốc vẫn như hiện nay.
Theo các chuyên gia phương tiện lưu thông qua hầm đường cao tốc hiện đại được phục vụ tốt hơn, an toàn hơn... thì phải trả phí dịch vụ cao hơn là đương nhiên.
Vậy các bác có cùng ý kiến với các "chuyên gia" ở đây không?