Gần đây đề tài "vì sao đâm xe nát bét đầu mà túi khí vẫn không bung" trở thành vấn đề nóng trong cộng đồng mạng và người lái xe.
Hiểu đúng về túi khí và cách hoạt động của nó là điều rất quan trọng để bạn có thể bảo vệ mình. Cùng với dây đai an toàn bảo vệ, hệ thống túi khí đã trở thành một trang thiết bị an toàn không thể thiếu trên ô tô ngày nay. Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới bắt buộc tất cả các ô tô bán tại thị trường này đều phải trang bị tối thiểu 2 túi khí cho người lái và hành khách phía trước.
Ngày nay, công nghệ phát triển hơn rất nhiều, các xe hơi hiện đại có thể có đến 8 túi khí để bảo vệ người ngồi trong xe. Cần phải nói thêm, túi khí không thể thay thế mà chỉ hỗ trợ thêm cho dây an toàn.Túi khí cùng với dây an toàn bảo vệ người ngồi trong xe hiệu quả hơn.Túi khí không hoạt động trong mọi trường hợp tai nạn.
Có rất nhiều trường hợp túi khí không bung khi xảy ra tai nạn. Do vậy, bạn đừng ỷ lại vào túi khí, mà phải luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô. Ở Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn nào bắt buộc xe phải trang bị bao nhiêu túi khí, và hiện các xe ô tô phổ biến chỉ gồm 2 túi khí cho người lái và người ngồi phía trước. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến túi khí trước. Vậy thực tế, hệ thống túi khí hoạt động như thế nào?
Khi xe đang chạy với một vận tốc nhất định, thì mọi đối tượng trên xe cũng chuyển động theo cùng với vận tốc đó. Tuy nhiên, khi va chạm đột ngột xảy ra, vận tốc xe đột ngột giảm về 0, nhưng do lực quán tính, người trên xe vẫn chuyển động tới với vận tốc cũ, dẫn tới người lái văng mạnh phía trước, phần ngực và mặt sẽ bị đập vào tay lái. Hệ thống túi khí ra đời nhằm giảm thiểu tác động va chạm đó.
Nguyên lý hoạt động của túi khí về cơ bản khá đơn giản: Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (bị va chạm) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây) nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực cửa hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe.
Sau khi đã đỡ được hành khách khỏi va chạm, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe. Cấu tạo Về cơ bản, hệ thống túi khí gồm 3 thành phần chính: Túi chứa khí, hệ thống bơm khí và bộ cảm biến va chạm.
Túi khí: Túi khí được làm từ chất liệu sợi nylon và được lắp đặt gói gọn trong vô lăng và bảng điều khiển phía trước.
Bộ cảm biến: Khi xe va chạm trực diện với vật cản với tốc độ 16-24 km/h, bộ cảm biến tự động kích hoạt hệ thống bơm túi khí. Bộ cảm biến cảm nhận va chạm thông qua một gia tốc kế được lắp đặt một chip xử lý siêu nhỏ.
Hệ thống bơm túi khí: Giúp tạo phản ứng hóa học giữa NaN3 và KNO3, tạo thành khí N2 bơm căng các túi khí. Túi khí được bung ra với vận tốc 322 km/h. Cách 1 giây sau khi bung, các túi khí sẽ tự động xẹp xuống. Quá trình từ lúc bộ cảm biến sensor phát hiện va chạm đến khi túi khí được bơm đầy chỉ diễn ra trong vòng 1 phần 25 giây. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 300km/h.
Tuy nhiên, do tốc độ bung của túi khí rất cao nên nó có thể gây nguy hiểm cho người lái nếu ngồi quá gần trong vùng nguy hiểm từ 5-8 cm. Các nghiên cứu cho thấy khoảng cách an toàn từ người lái tới vị trí túi khí là 25cm. Do vậy, bạn cần chú ý tư thế ngồi hợp lý, dựa thẳng lưng ghế và ngồi thẳng lưng, không tỳ sát vào vô lăng. Nếu ngồi ở ghế phụ lái, không ngửa ghế ra phía sau, không đặt chân hay các vật khác lên vị trí chứa túi khí. Sử dụng túi khí thế nào cho an toàn Với 2 túi khí và 1 cảm biến trên, túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30km/h.
Túi khí không hoạt động trong các trường hợp xe bị lật, va chạm giữa 2 xe cùng chiều, xe bị đâm ngang, xe bị đâm vào vật mảnh mà chưa chạm vào cảm biến (ví dụ đâm vào cột điện). Minh họa túi khí khi được kích hoạt và bung Như vậy, túi khí không phải vật hộ mệnh của lái xe trong mọi trường hợp, vì thế, thắt dây an toàn là một cách hiệu quả để phòng tránh va đập thứ cấp trong xe. Hơn nữa, kể cả trong trường hợp bung túi khí, với tốc độ 300km/h, lực nén hoàn toàn có thể gây gãy xương cho người trưởng thành. Vì vậy, thắt dây an toàn cũng là cách để tránh va chạm mạnh với thiết bị an toàn này.
Lưu ý về hành khách: Tuyệt đối không cho trẻ em ngồi trên lòng người khác, đặc biệt là ghế trước. Bởi khi phanh gấp hay đổi hướng lái đột ngột, trẻ em sẽ bị văng ra theo quán tính, hết sức nguy hiểm. Không cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai ngồi hàng ghế trước, khi gặp sự cố, túi khí nổ nhiều khi sẽ gây phản tác dụng. Không dịch ghế quá gần đến vị trí đặt túi khí, không gác chân, đặt đồ lên khoảng không gian mà túi khí có thể bung ra. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người và túi khí là 25cm.
Kiểm tra túi khí trên xe Để biết túi khí trên xe có hoạt động hay không cần chú ý đèn báo hiển thị trên mặt táp lô. Hệ thống này có chức năng theo dõi cụm cảm biến túi khí, nguồn điện và bộ bơm. Đèn báo này sáng khi bật khóa điện và tắt đi sau khoảng 6 giây. Nếu đèn báo hiệu không sáng, hoặc không tắt trong suốt quá trình lái thì túi khí hoặc hệ thống báo gặp sự cố, cần kiểm tra ngay lập tức. Chúc các bạn lái xe an toàn!