Theo thống kê của Hiệp hội Atomic Scientists thì trong thời điểm năm 2011, Nga vẫn hơn Mỹ về số đầu đạn nguyên tử, nhưng Mỹ lại hơn Nga về phương tiện phóng vũ khí.
So sánh số lượng vũ khí nguyên tử trong kho của hai nước:
Mỹ - 5000 đầu đạn (1950 chiến lược + 200 phi chiến lược + 2850 phòng bị)
Nga - 6130-7830 đầu đạn (2430 chiến lược + khoảng 3700-5400 phi chiến lược)
-- Chưa tính số lượng đầu đạn đang tồn kho hoặc chờ được phá hủy theo Hiệp ước START:
Mỹ - 3500 đầu đạn
Nga - 3000 đầu đạn
Vũ khí chiến lược tấn công chủ yếu là kiểu "
Hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa" hoặc "
Tên lửa đường đạn liên lục địa"
tức ICBM - Inter-Continental Ballistic Missile.
Land-based - Vũ khí triển khai trên bộ (LBM):
Mỹ - 450 hỏa tiễn (chủ yếu là LGM-30G Minuteman III), tổng số 500 đầu đạn
Nga - 295 hỏa tiễn (RS-20V, RS-18, RS-12M Topol, RS-12M2 Topol-M, RS-24), tổng số 1007 đầu đạn
Sea-based - Vũ khí triển khai dưới nước (còn gọi là SLBM - Submarine Lauched Ballistic Missile):
Mỹ - 12 tàu ngầm, 288 ống phóng (chủ yếu là UGM-133ATrident II D5), tổng số 1152 đầu đạn
Nga - 10 tàu ngầm, 160 ống phóng (RSM-50, R-29RM, RSM-54 Sineva, RSM-56 Bulava), tổng số 576 đầu đạn
-- Ngoài ra Mỹ còn 2 chiếc tàu ngầm Ohio dự bị hoặc trong tình trạng bảo trì có thể tăng cường thêm 48 ống phóng (24 silo/chiếc).
Air-launched - Vũ khí triển khai trên không (chủ yếu là sử dụng bom hoặc hỏa tiễn hành trình):
Mỹ - 113 oanh tạc cơ (B-52H và B-2A), 300 đầu đạn
Nga - 76 oanh tạc cơ (TU-95 MS6, TU-95 MS16, TU-160), 844 đầu đạn
Nhìn chung, về lực lượng LBM triển khai trong silo hoặc xe kéo thì Nga có số lượng hỏa tiễn ít hơn Mỹ nhưng lại mang nhiều đầu đạn hơn. Do hỏa tiễn phóng từ đất liền khi khai hỏa thì các trạm cảm ứng phát hiện ngay từ xa nên sẽ có nhiều thời gian phản ứng hơn. Mỹ đã và đang triển khai hệ thống THAAD kết hợp với tàu trang bị Aegis trên biển để đánh chặn ICBM ở cả hai giai đoạn rời khí quyển và trở lại khí quyển. Đây là vấn đề đang làm cho Nga nhức nhối chứ không phải đơn giản chuyện hệ thống phòng thủ tên lửa. Hiện nay THAAD là hệ thống duy nhất trên thế giới có thể với ra ngoài không gian mà bụp... ICBM. Nga đang cố gắng chế tạo S-500 để cạnh tranh.
Về mặt SLBM thì Mỹ lại có cơ số áp đảo, kể cả tàu ngầm lẫn loại hỏa tiễn có hiệu quả ổn định nhất là Trident II (hơn hàng trăm lần bắn thử với tỉ lệ thành công ngất ngưỡng). Hỏa tiễn Bulava của Nga tuy đã triển khai nhưng phải tiếp tục phóng thử nghiệm thêm nữa. Ngoài ra, số lượng tàu ngầm mới của Nga cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thay thế các loại tàu ngầm cũ đã và đang xuống cấp trầm trọng.
Riêng về vũ khí trên không thì Mỹ ăn đứt dù Nga có gần gấp 3 lần đầu đạn. Đơn giản là Nga có khá ít số lượng máy bay ném bom mà Mỹ lại có trong tay 20 chiếc B-2 tàng hình cộng thêm 66 chiếc B-1B Lancer (tuy không nằm trong danh sách vũ khí chiến lược nhưng có thể biến thành nếu cần).
Lực lượng nguyên tử Mỹ:
http://bos.sagepub.com/content/67/2/66.full.pdf+html
Lực lượng nguyên tử Nga:
http://bos.sagepub.com/content/67/3/67.full.pdf+html