Đau đầu, buồn nôn, giảm thị lực, căng thẳng kéo dài, v.v. mà một số triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo của u não. Vậy u não có chữa được không? Bệnh nhân u não sống được bao lâu nếu được điều trị tích cực? Cùng tìm hiểu với IIMS Việt Nam qua bài viết tổng hợp thông tin dưới đây.
Một số khối u lành tính, nhưng vì hộp sọ không có chỗ để giãn rộng, nên thậm chí cả những khối u lành tính có thể gây ra những rối loạn chức năng thần kinh nghiêm trọng hoặc tử vong.
Thời gian sống của bệnh nhân u não phụ thuộc rất nhiều vào loại u, kích thước, vị trí, phác đồ điều trị, v.v.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của các khối u não:
Đau đầu
Tình trạng đau đầu có thể bắt gặp ở nhiều bệnh nhân u não, đau dai dẳng, thường xuyên. Tần suất và cường độ đau có thể tăng theo thời gian. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc, bỏ ăn, ngủ ít.
Nôn và buồn nôn
Biểu hiện nôn, buồn nôn thường đi kèm với triệu chứng đau đầu. Nếu bệnh nhân nôn nhiều, có thể dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, suy kiệt. Đây cũng là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác.
Giảm thị lực
Kích thước vòng đầu tăng bất thường
Ở các trẻ nhỏ, đôi khi không có các triệu chứng ở trên mà biểu hiện bằng kích thước vòng đầu tăng lên bất thường, các khớp sọ giãn rộng, thóp phồng, da đầu căng, giãn các tĩnh mạch dưới da đầu.
Mất kiểm soát hành vi
Người bệnh có thể rối loạn thăng bằng, liệt các dây thần kinh sọ não, đi lại loạng choạng, hay bị ngã.
Căng thẳng kéo dài
Mệt mỏi, căng thẳng, cáu gắt, dễ kích động, kém tập trung, ngủ nhiều hoặc luôn ở trạng thái buồn ngủ.
Tê bì, yếu liệt
Cảm giác tê bì, kiến bò ở bàn tay, bàn chân; Tê, yếu thường có xu hướng một bên thân người; Mất cảm giác nửa người, yếu hoặc liệt vận động nửa người, rối loạn nói, nhìn, ý thức, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ.
Động kinh
Tuy động kinh không phải hoàn toàn do u não nhưng khoảng 50% bệnh nhân u não đã từng trải qua ít nhất một lần cơn động kinh. Các khối u có thể đè vào các tế bào thần kinh não, tác động và làm biến đổi các tín hiệu điện từ trong não.
PGS.TS Đồng Văn Hệ - Phó Giám Đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh cho biết: “Câu trả lời không giống nhau cho tất cả mọi người. Một số bệnh nhân u não có thể sống khỏe mạnh bình thường và tuổi thọ không giảm đáng kể sau khi được điều trị u não. Một số khác có thể sống thêm vài tháng hoặc vài năm. Một số u não phát triển rất nhanh, khối u lớn nhanh sau vài tuần hoặc vài tháng. Một số trường hợp khác phát triển rất chậm, mỗi năm tăng thêm 2 – 3 mm. U não có thể tái phát sau điều trị, nhưng cũng có loại không tái phát hoặc u không phát triển to hơn sau nhiều năm. Chính vì vậy, chúng ta phải được khám, tư vấn và theo dõi u não liên tục, thường xuyên. Thời gian sống thêm sau khi điều trị u não phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại u, tuổi bệnh nhân, vị trí, kích thước, phương pháp điều trị, v.v. Tại Mỹ, khoảng 20% bệnh nhân u não ác tính sống thêm trên 5 năm sau khi điều trị. Ở trẻ em, tỉ lệ u não ác tính sống thêm trên 5 năm cao tới 72%. Trẻ em dưới 3 tuổi có thời gian sống thêm sau điều trị ngắn hơn so với trẻ em từ 3 – 16 tuổi. Trong số các loại u não, u tế bào thần kinh đệm đa hình thái ác tính (glioblastoma multiforme) là loại có thời gian sống thêm sau mổ ngắn nhất. Đối với u màng não, người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu khối u lành tính, phẫu thuật sớm và cắt bỏ hoàn toàn. Người bệnh có thể sống bình thường”.
Đối với khối u não astrocytoma, tỉ lệ sống sót trong 5 năm ở người từ 20 – 44 tuổi là 65%. Đối với bệnh nhân từ 55 – 64 tuổi, tỉ lệ là 21%.
Đối với u não màng não, tỉ lệ sống lên đến 92% với bệnh nhân từ 20 – 44 tuổi, tỉ lệ giảm xuống còn 67% với bệnh nhân từ 55 – 64 tuổi.
Nhìn chung, bệnh nhân trẻ tuổi có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ đáp ứng điều trị tốt hơn so với nam giới.
Ung thư não có thể bị tái phát sau một vài năm. Bệnh nhân ung thư não sống được bao lâu cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng không tái phát bệnh.
Xét nghiệm gen ung thư CANTECT có ý nghĩa đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị ung thư, rất thích hợp cho người bệnh khi muốn đánh giá về nguy cơ tái phát, di căn của ung thư sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính.
Bệnh nhân u não có thể được chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trịPhẫu thuật
Đa số các bệnh nhân u não đều được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Khối u có thể được loại bỏ mà không làm tổn thương đến các mô lành xung quanh. Song, nếu vị trí khối u phức tạp hoặc kích thước quá lớn, chèn ép lên các cơ quan khác trong não thì phương pháp này cũng có thể đem lại nhiều rủi ro hơn, thậm chí dẫn đến tử vong. Thời gian phẫu thuật để mở hộp sọ, loại bỏ khối u cũng thường khá dài.
Xạ trị
Sử dụng phương pháp xạ trị, các tế bào ung thư sẽ được chiếu tia bức xạ năng lượng cao để giảm dần kích thước và tiêu diệt từ từ. Tia bức xạ có thể là tia X, tia gamma hoặc tia proton, và đều được giới hạn ở mức an toàn cho người bệnh.
Phương pháp này có thể được sử dụng độc lập (thay thế phẫu thuật) hoặc kết hợp sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
Xạ trị ung thư não bao gồm: Xạ trị phân đoạn, xạ trị siêu phân đoạn, xạ trị lập thể, xạ trị không gian ba chiều và xạ trị proton.
Hóa trị
Hóa trị thường được sử dụng hỗ trợ sau phẫu thuật và xạ trị. Các loại thuốc hóa chất qua đường uống hoặc tiêm có tác dụng đặc biệt với khối u đang phát triển nhanh. Thuốc hóa trị sẽ được chỉ định theo từng đợt khám ngoại trú mà không cần nhập viện.
Dù sử dụng bất kì phương pháp nào thì người bệnh cũng nên lưu ý khả năng xảy ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Do đó, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị cũng những hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Đó là lí do dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ HAI ra đời. Dịch vụ này giúp bệnh nhân và người nhà có thể tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế tại những bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản, giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn với phác đồ điều trị hoặc giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.
Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:
Tham khảo:
1. U não là gì? Các dạng u não
Tình trạng u não xuất hiện khi có các tế bào bất thường hình thành và tăng trưởng nhanh bên trong não bộ. Khối u não có nhiều loại, trong số đó có những khối u não lành tính và khối u não ác tính (hay còn gọi là ung thư não). Khối u não ác tính bắt nguồn từ não (các tế bào ung thư đầu tiên xuất hiện ở não) được gọi là ung thư não nguyên phát. Khối u não do ung thư từ các cơ quan khác phát triển lan rộng tới não, được gọi là ung thư não thứ phát, hay “di căn não”. Trường hợp di căn não phổ biến hơn 10 lần so với các trường hợp khối u não nguyên phát.Một số khối u lành tính, nhưng vì hộp sọ không có chỗ để giãn rộng, nên thậm chí cả những khối u lành tính có thể gây ra những rối loạn chức năng thần kinh nghiêm trọng hoặc tử vong.
2. Các dấu hiệu cảnh báo của u não
Tùy theo độ tuổi, tính chất mô bệnh học (kích thước, tốc độ phát triển, v.v.) và vị trí mà mỗi bệnh nhân lại có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau.Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của các khối u não:
Đau đầu
Tình trạng đau đầu có thể bắt gặp ở nhiều bệnh nhân u não, đau dai dẳng, thường xuyên. Tần suất và cường độ đau có thể tăng theo thời gian. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc, bỏ ăn, ngủ ít.
Nôn và buồn nôn
Biểu hiện nôn, buồn nôn thường đi kèm với triệu chứng đau đầu. Nếu bệnh nhân nôn nhiều, có thể dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, suy kiệt. Đây cũng là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác.
Giảm thị lực
Kích thước vòng đầu tăng bất thường
Ở các trẻ nhỏ, đôi khi không có các triệu chứng ở trên mà biểu hiện bằng kích thước vòng đầu tăng lên bất thường, các khớp sọ giãn rộng, thóp phồng, da đầu căng, giãn các tĩnh mạch dưới da đầu.
Mất kiểm soát hành vi
Người bệnh có thể rối loạn thăng bằng, liệt các dây thần kinh sọ não, đi lại loạng choạng, hay bị ngã.
Căng thẳng kéo dài
Mệt mỏi, căng thẳng, cáu gắt, dễ kích động, kém tập trung, ngủ nhiều hoặc luôn ở trạng thái buồn ngủ.
Tê bì, yếu liệt
Cảm giác tê bì, kiến bò ở bàn tay, bàn chân; Tê, yếu thường có xu hướng một bên thân người; Mất cảm giác nửa người, yếu hoặc liệt vận động nửa người, rối loạn nói, nhìn, ý thức, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ.
Động kinh
Tuy động kinh không phải hoàn toàn do u não nhưng khoảng 50% bệnh nhân u não đã từng trải qua ít nhất một lần cơn động kinh. Các khối u có thể đè vào các tế bào thần kinh não, tác động và làm biến đổi các tín hiệu điện từ trong não.
3. U não sống được bao lâu?
U não sống được bao lâu là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân hay người thân bệnh nhân quan tâm.PGS.TS Đồng Văn Hệ - Phó Giám Đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh cho biết: “Câu trả lời không giống nhau cho tất cả mọi người. Một số bệnh nhân u não có thể sống khỏe mạnh bình thường và tuổi thọ không giảm đáng kể sau khi được điều trị u não. Một số khác có thể sống thêm vài tháng hoặc vài năm. Một số u não phát triển rất nhanh, khối u lớn nhanh sau vài tuần hoặc vài tháng. Một số trường hợp khác phát triển rất chậm, mỗi năm tăng thêm 2 – 3 mm. U não có thể tái phát sau điều trị, nhưng cũng có loại không tái phát hoặc u không phát triển to hơn sau nhiều năm. Chính vì vậy, chúng ta phải được khám, tư vấn và theo dõi u não liên tục, thường xuyên. Thời gian sống thêm sau khi điều trị u não phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại u, tuổi bệnh nhân, vị trí, kích thước, phương pháp điều trị, v.v. Tại Mỹ, khoảng 20% bệnh nhân u não ác tính sống thêm trên 5 năm sau khi điều trị. Ở trẻ em, tỉ lệ u não ác tính sống thêm trên 5 năm cao tới 72%. Trẻ em dưới 3 tuổi có thời gian sống thêm sau điều trị ngắn hơn so với trẻ em từ 3 – 16 tuổi. Trong số các loại u não, u tế bào thần kinh đệm đa hình thái ác tính (glioblastoma multiforme) là loại có thời gian sống thêm sau mổ ngắn nhất. Đối với u màng não, người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu khối u lành tính, phẫu thuật sớm và cắt bỏ hoàn toàn. Người bệnh có thể sống bình thường”.
Đối với khối u não astrocytoma, tỉ lệ sống sót trong 5 năm ở người từ 20 – 44 tuổi là 65%. Đối với bệnh nhân từ 55 – 64 tuổi, tỉ lệ là 21%.
Đối với u não màng não, tỉ lệ sống lên đến 92% với bệnh nhân từ 20 – 44 tuổi, tỉ lệ giảm xuống còn 67% với bệnh nhân từ 55 – 64 tuổi.
Nhìn chung, bệnh nhân trẻ tuổi có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ đáp ứng điều trị tốt hơn so với nam giới.
Ung thư não có thể bị tái phát sau một vài năm. Bệnh nhân ung thư não sống được bao lâu cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng không tái phát bệnh.
Xét nghiệm gen ung thư CANTECT có ý nghĩa đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị ung thư, rất thích hợp cho người bệnh khi muốn đánh giá về nguy cơ tái phát, di căn của ung thư sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính.
4. Các phương thức điều trị ung thư não
Dựa vào tình trạng bệnh, bệnh nhân ung thư não có thể được chỉ định lựa chọn một hoặc phối hợp nhiều phương thức điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.Bệnh nhân u não có thể được chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị
Đa số các bệnh nhân u não đều được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Khối u có thể được loại bỏ mà không làm tổn thương đến các mô lành xung quanh. Song, nếu vị trí khối u phức tạp hoặc kích thước quá lớn, chèn ép lên các cơ quan khác trong não thì phương pháp này cũng có thể đem lại nhiều rủi ro hơn, thậm chí dẫn đến tử vong. Thời gian phẫu thuật để mở hộp sọ, loại bỏ khối u cũng thường khá dài.
Xạ trị
Sử dụng phương pháp xạ trị, các tế bào ung thư sẽ được chiếu tia bức xạ năng lượng cao để giảm dần kích thước và tiêu diệt từ từ. Tia bức xạ có thể là tia X, tia gamma hoặc tia proton, và đều được giới hạn ở mức an toàn cho người bệnh.
Phương pháp này có thể được sử dụng độc lập (thay thế phẫu thuật) hoặc kết hợp sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
Xạ trị ung thư não bao gồm: Xạ trị phân đoạn, xạ trị siêu phân đoạn, xạ trị lập thể, xạ trị không gian ba chiều và xạ trị proton.
Hóa trị
Hóa trị thường được sử dụng hỗ trợ sau phẫu thuật và xạ trị. Các loại thuốc hóa chất qua đường uống hoặc tiêm có tác dụng đặc biệt với khối u đang phát triển nhanh. Thuốc hóa trị sẽ được chỉ định theo từng đợt khám ngoại trú mà không cần nhập viện.
Dù sử dụng bất kì phương pháp nào thì người bệnh cũng nên lưu ý khả năng xảy ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Do đó, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị cũng những hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
5. Dịch vụ ý kiến y tế thứ hai
Đứng trước những phương thức điều trị có khả năng rủi ro lớn, dường như bệnh nhân nào cũng có tâm lý lo lắng. Người nhà bệnh nhân cũng thêm cân nhắc, liệu phác đồ này có thực sự hiệu quả, tỉ lệ điều trị thành công có cao hơn không?Đó là lí do dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ HAI ra đời. Dịch vụ này giúp bệnh nhân và người nhà có thể tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế tại những bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản, giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn với phác đồ điều trị hoặc giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.
Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:
- Cảm thấy lo lắng, nghi ngờ về kết quả chẩn đoán hiện tại
- Được chẩn đoán mắc bệnh lạ/ bệnh hiếm gặp
- Được chỉ định các biện pháp điều trị lớn và quan trọng, có can thiệp như phẫu thuật
- Mong muốn được tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới
- Sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trầm trọng thêm
- Bệnh nhân được đánh giá lại toàn bộ bệnh án và phương án điều trị (nếu có trước đây), giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.
- Bệnh nhân được tham vấn ý kiến chuyên khoa từ những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
- Bệnh nhân có thể tiếp cận với quốc gia nằm trong TOP hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới, tham khảo về những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới, tăng tỉ lệ điều trị thành công.
- Bệnh nhân được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan về tình trạng sức khỏe.
- Bệnh nhân có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian đáng kể.
Tham khảo:
- Bệnh viện Việt Đức
- Bệnh viện K
- Bệnh viện Thu Cúc
Chủ đề tương tự
Người đăng:
behieu
Ngày đăng:
Người đăng:
ngotuan.tee
Ngày đăng:
Người đăng:
phoxinhland
Ngày đăng: