Không chỉ là một trong những căn bệnh hiếm gặp, ung thư tuyến tụy còn khó phát hiện, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cực kì cao. Tỉ lệ tái phát sau điều trị cũng khá lớn. Vậy “ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?” Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu với bài viết tổng hợp thông tin dưới đây.
Ung thư tuyến tụy là những tổn thương ác tính xuất phát từ bất kì thành phần nào của mô tụy, bao gồm các tế bào của mô tụy ngoại tiết, tế bào tụy nội tiết và các tế bào thuộc mô liên kết của tụy.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, ung thư tuyến tụy chỉ đứng thứ 14 về tỉ lệ mắc, đứng hàng thứ 7 về tỉ lệ tử vong do ung thư. Điều này cho thấy tiên lượng của ung thư tụy rất xấu. Nguyên nhân chủ yếu là bởi tụy có vị trí đặc biệt ở rất sâu trong ổ bụng, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với bệnh khác nên thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Ngay cả tại một đất nước phát triển như Hoa Kì, chỉ 10% bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, trong khi đó 53% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn IV khi đã có di căn xa.
Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy:
Đau bụng: Đau khởi phát ở vùng thượng vị, khi bệnh tiến triển thường lan sang 2 bên và/ hoặc xuyên ra sau lưng. Cơn đau có thể không liên tục. Thông thường, tần suất và mức độ đau bụng trong ung thư tụy xuất hiện tăng dần theo tiến triển của bệnh. Song cũng có trường hợp người bệnh đột ngột đau một cách dữ dội do u làm tắc ống tụy, gây viêm tụy cấp.
Hội chứng tắc mật: Vàng da, nước tiểu sẫm màu. Vàng da do ung thư tụy là vàng da liên tục, tăng dần do u gây tắc ống mật chính làm dịch mật từ gan không xuống được tá tràng. Vàng da thường gặp và xuất hiện sớm với những khối u vùng đầu tụy.
Đi ngoài phân sống (Phân nát, không thành khuôn, nhiều mảnh thức ăn không thể tiêu hóa): U gây cản trở men tụy xuống ruột non tiêu hóa thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh ung thư tụy bị suy kiệt rất nhanh, do vậy cần bổ sung men tụy kịp thời.
Ngoài ra, ung thư tụy còn có một số biểu hiện khác như:
Yếu tố di truyền: Khoảng 10 – 15% ung thư tụy có liên quan tới yếu tố di truyền. Sự liên quan của yếu tố di truyền với ung thư tụy có thể được chia thành 2 nhóm:
+ Ung thư tụy có tính chất gia đình: Được xác định khi trong gia đình có bố mẹ - con hoặc anh/ chị - em cùng bị ung thư tụy. Đột biến mầm của gen BRCA1, BRCA2 được phát hiện trong khoảng 13 – 19% bệnh nhân ung thư tụy có tính chất gia đình.
+ Người mắc hội chứng di truyền liên quan đến tăng nguy cơ ung thư tụy: Ví dụ người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng do di truyền (có đột biến gen BRCA1, BRCA2) có nguy cơ bị ung thư tụy theo thời gian là 3 – 5%. Hoặc người bị ung thư đại tràng không polyp có tính chất gia đình – hội chứng Lynch II (do đột biến gen sửa chữa cặp sai – dMMR) có nguy cơ bị ung thư tụy theo thời gian là 4%. Người bị viêm tụy do di truyền có nguy cơ bị ung thư tụy là 24 – 40% do có đột biến gen PRSS1, SPINK1.
Đái tháo đường: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh đái tháo đường và ung thư tụy có quan hệ mật thiết với nhau, theo đó, đái tháo đường vừa là yếu tố nguy cơ, vừa là hậu quả của ung thư tụy.
Thói quen sinh hoạt/ Lối sống: Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tụy như hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu.
Theo dữ liệu từ chương trình SEER* (2010 – 2016) của Viện Ung thư Hoa Kỳ, tỉ lệ sống sót sau 5 năm của những người bị ung thư tuyến tụy ngoại tiết là 10%. Dữ liệu này cũng được phân nhóm theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Trong thực tế, các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiến triển bệnh, chẳng hạn như tinh thần, thói quen sinh hoạt, ăn uống, phác đồ điều trị, v.v. Những điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ sống sót của bệnh nhân. Hơn thế nữa, những người hiện đang được chẩn đoán ung thư có thể có triển vọng tốt hơn bởi các phương pháp điều trị có thể được cải thiện theo thời gian.
*SEER: Surveillance, Epidemiology, and End Results (Giám sát Dịch tễ và kết quả điều trị).
Ung thư thường được phân loại theo hệ thống TNM của Ủy ban liên hợp về ung thư Hoa Kì (AJCC) (bao gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2, v.v.). Tuy nhiên, dữ liệu trong SEER lại được phân nhóm thành các giai đoạn tại chỗ, lây lan trong khu vực và di căn xa.
Bạn có biết tỉ lệ sống sót 10 năm sau ung thư tại Nhật Bản tăng lên tới 58.9%?
Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:
Lí do bạn nên sử dụng dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2:
Xem thêm
1. Ung thư tuyến tụy là gì?
Tụy là một tuyến thuộc hệ tiêu hóa, kết nối gan và ruột non, sát thành bụng sau, có chức năng ngoại tiết và nội tiết. Tụy được chia thành 3 phần chính lần lượt từ phải qua trái gồm: Đầu tụy, thân tụy, đuôi tụy.Ung thư tuyến tụy là những tổn thương ác tính xuất phát từ bất kì thành phần nào của mô tụy, bao gồm các tế bào của mô tụy ngoại tiết, tế bào tụy nội tiết và các tế bào thuộc mô liên kết của tụy.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, ung thư tuyến tụy chỉ đứng thứ 14 về tỉ lệ mắc, đứng hàng thứ 7 về tỉ lệ tử vong do ung thư. Điều này cho thấy tiên lượng của ung thư tụy rất xấu. Nguyên nhân chủ yếu là bởi tụy có vị trí đặc biệt ở rất sâu trong ổ bụng, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với bệnh khác nên thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Ngay cả tại một đất nước phát triển như Hoa Kì, chỉ 10% bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, trong khi đó 53% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn IV khi đã có di căn xa.
2. Triệu chứng của ung thư tuyến tụy
Ở giai đoạn sớm, triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường nghèo nàn. Về sau thì triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, tùy theo vị trí và mức độ lan rộng của khối u. Theo thống kê, có 60 – 70% u nằm ở vùng đầu tụy, 20 – 25% nằm ở thân/ đuôi tụy, u chiếm toàn bộ thể tích của tụy chiếm tỉ lệ thấp.Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy:
Đau bụng: Đau khởi phát ở vùng thượng vị, khi bệnh tiến triển thường lan sang 2 bên và/ hoặc xuyên ra sau lưng. Cơn đau có thể không liên tục. Thông thường, tần suất và mức độ đau bụng trong ung thư tụy xuất hiện tăng dần theo tiến triển của bệnh. Song cũng có trường hợp người bệnh đột ngột đau một cách dữ dội do u làm tắc ống tụy, gây viêm tụy cấp.
Hội chứng tắc mật: Vàng da, nước tiểu sẫm màu. Vàng da do ung thư tụy là vàng da liên tục, tăng dần do u gây tắc ống mật chính làm dịch mật từ gan không xuống được tá tràng. Vàng da thường gặp và xuất hiện sớm với những khối u vùng đầu tụy.
Đi ngoài phân sống (Phân nát, không thành khuôn, nhiều mảnh thức ăn không thể tiêu hóa): U gây cản trở men tụy xuống ruột non tiêu hóa thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh ung thư tụy bị suy kiệt rất nhanh, do vậy cần bổ sung men tụy kịp thời.
Ngoài ra, ung thư tụy còn có một số biểu hiện khác như:
- Chán ăn.
- Nôn.
- Tiêu chảy.
- Suy nhược, sụt cân.
- Đái tháo đường: Có khoảng 25% bệnh nhân ung thư tụy có khởi phát bệnh tiểu đường trước khi phát hiện ung thư tụy trong thời gian dưới 2 năm.
3. Nguyên nhân dẫn tới ung thư tuyến tụy
Nguyên nhân của ung thư tuyến tụy vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có khả năng liên quan tới cơ chế sinh bệnh của ung thư tụy, như sau:Yếu tố di truyền: Khoảng 10 – 15% ung thư tụy có liên quan tới yếu tố di truyền. Sự liên quan của yếu tố di truyền với ung thư tụy có thể được chia thành 2 nhóm:
+ Ung thư tụy có tính chất gia đình: Được xác định khi trong gia đình có bố mẹ - con hoặc anh/ chị - em cùng bị ung thư tụy. Đột biến mầm của gen BRCA1, BRCA2 được phát hiện trong khoảng 13 – 19% bệnh nhân ung thư tụy có tính chất gia đình.
+ Người mắc hội chứng di truyền liên quan đến tăng nguy cơ ung thư tụy: Ví dụ người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng do di truyền (có đột biến gen BRCA1, BRCA2) có nguy cơ bị ung thư tụy theo thời gian là 3 – 5%. Hoặc người bị ung thư đại tràng không polyp có tính chất gia đình – hội chứng Lynch II (do đột biến gen sửa chữa cặp sai – dMMR) có nguy cơ bị ung thư tụy theo thời gian là 4%. Người bị viêm tụy do di truyền có nguy cơ bị ung thư tụy là 24 – 40% do có đột biến gen PRSS1, SPINK1.
Đái tháo đường: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh đái tháo đường và ung thư tụy có quan hệ mật thiết với nhau, theo đó, đái tháo đường vừa là yếu tố nguy cơ, vừa là hậu quả của ung thư tụy.
Thói quen sinh hoạt/ Lối sống: Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tụy như hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu.
4. Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?
Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến tụy được đánh giá là cực kì nguy hiểm, thời gian tiến triển bệnh nhanh và có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị tích cực sớm.Theo dữ liệu từ chương trình SEER* (2010 – 2016) của Viện Ung thư Hoa Kỳ, tỉ lệ sống sót sau 5 năm của những người bị ung thư tuyến tụy ngoại tiết là 10%. Dữ liệu này cũng được phân nhóm theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 0: Khi khối u có kích thước không vượt quá 2cm và vẫn giới hạn trong tuyến tụy, bệnh nhân có khoảng 39.4% cơ hội sống.
- Giai đoạn 1: Khi khối u có kích thước khoảng 2 – 4 cm, cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán của bệnh nhân khoảng 15% - 39.4%.
- Giai đoạn 2: Khi khối u có kích thước lớn hơn 4 cm nhưng chưa di căn đến hạch hay các cơ quan lân cận, bệnh nhân có khoảng 13.3% cơ hội sống. Ở cuối giai đoạn 2, khối u có thể phát triển với kích thước khó xác định (nhỏ hơn 2 cm, trong khoảng 2 – 4 cm hay lớn hơn 4 cm), lan đến nhiều nhất khoảng 3 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa, người bệnh có khoảng 10% - 13.3% cơ hội sống.
- Giai đoạn 3: Khối u có thể đạt kích thước bất kì, lan đến ít nhất 4 hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa di căn xa. Người bệnh có khoảng 3% - 10% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh.
- Giai đoạn 4: Khi khối u đã di căn đến các cơ quan ở xa, tỉ lệ sống của người bệnh chỉ còn khoảng 2.9%.
Trong thực tế, các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiến triển bệnh, chẳng hạn như tinh thần, thói quen sinh hoạt, ăn uống, phác đồ điều trị, v.v. Những điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ sống sót của bệnh nhân. Hơn thế nữa, những người hiện đang được chẩn đoán ung thư có thể có triển vọng tốt hơn bởi các phương pháp điều trị có thể được cải thiện theo thời gian.
*SEER: Surveillance, Epidemiology, and End Results (Giám sát Dịch tễ và kết quả điều trị).
Ung thư thường được phân loại theo hệ thống TNM của Ủy ban liên hợp về ung thư Hoa Kì (AJCC) (bao gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2, v.v.). Tuy nhiên, dữ liệu trong SEER lại được phân nhóm thành các giai đoạn tại chỗ, lây lan trong khu vực và di căn xa.
Bạn có biết tỉ lệ sống sót 10 năm sau ung thư tại Nhật Bản tăng lên tới 58.9%?
Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:
- Cảm thấy lo lắng, nghi ngờ về kết quả chẩn đoán hiện tại
- Được chẩn đoán mắc bệnh lạ/ bệnh hiếm gặp
- Được chỉ định các biện pháp điều trị ảnh hưởng lớn tới cơ thể, có can thiệp như phẫu thuật
- Sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trầm trọng thêm
- Mong muốn được tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị tiên tiến khác trên thế giới
Lí do bạn nên sử dụng dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2:
- Bệnh nhân được đánh giá lại toàn bộ bệnh án và phương án điều trị (nếu có trước đây), giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.
- Bệnh nhân được tham vấn ý kiến chuyên khoa từ những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
- Bệnh nhân có thể tiếp cận với quốc gia nằm trong TOP hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới, tham khảo về những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại nhất, nâng cao tỉ lệ điều trị thành công.
- Bệnh nhân được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan về tình trạng sức khỏe.
- Bệnh nhân có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian đáng kể.
Xem thêm
- Hiệu quả điều trị ung thư tại Nhật Bản: Trước và Sau như thế nào?
- Chế độ ăn giàu kiềm có thực sự hiệu quả không?