OSS
Thành viên BQT
Super Moderators
28/11/09
1.308
2.947
113
Ba tình huống tai nạn giao thông có thật được kể lại sau đây sẽ chứng minh rằng khi bạn tuân thủ và hiểu rõ luật pháp thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.

unnamed.jpg

Tai nạn ô tô là điều không ai mong muốn, ứng xử khi xảy ra tai nạn làm sao để giải quyết hậu quả tốt nhất là điều quan trọng.

Sự nhắc nhở của người bị đâm xe

Trên đường đi làm, anh Minh đang điều khiển xe máy thì bất thình lình một chiếc xe máy khác phóng nhanh vượt ẩu và đâm vào xe anh. May mắn thay, Minh không bị thương nhưng chiếc xe của anh thì hư hỏng nặng, càng xe bị gãy, bánh xe méo hẳn không thể sửa chữa và phải thay mới.

Người gây tai nạn là một thanh niên trẻ tuổi mới ra trường, tỏ ra bối rối vì lỗi của mình và lo lắng về chi phí sửa chữa cho xe của anh Minh.

Trông vẻ lúng túng ấy, anh Minh đoán cậu ta cũng không có nhiều tiền trong túi. Anh Minh bèn hỏi cậu có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe máy của mình không. Chàng trai trẻ à, lên một tiếng rồi nói em có ạ, xe máy em vừa mua nên sắm cả bảo hiểm đi cho an toàn. Chàng trai lấy tờ bảo hiểm ra khỏi ví rồi gọi điện theo số hotline trên giấy.

Sau khi liên hệ với công ty bảo hiểm, xe của anh Minh được bồi thường chi phí sửa chữa xe. Cậu thanh niên cảm ơn anh Minh vì đã nhắc nhở về tờ giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong ví của mình.

Trách nhiệm đến cùng

Một chiều mưa tầm tã, anh Hùng đang lái ô tô thì không may đâm vào người đi xe máy là chị Hạnh, vụ tai nạn nghiêm trọng dẫn tới việc chị Hạnh tử vong. Sự việc được cơ quan chức năng điều tra và kết luận rằng lỗi hoàn toàn thuộc về anh Hùng, do không giữ khoảng cách an toàn.

Gia đình chị Hạnh vô cùng đau buồn và lo lắng về tình hình tài chính sau sự mất mát. Tuy nhiên, anh Hùng đã yêu cầu công ty bảo hiểm chi trả tiền đền bù bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe cơ giới, hoàn thành trách nhiệm với gia đình chị Hạnh. Cá nhân anh Hùng cũng tự nguyện đền bù một khoản tiền lớn bù đắp phần nào mất mát của gia đình chị Hạnh khi chị không còn.

Bắt tay sau va chạm

Một buổi sáng mát mẻ tại trung tâm thành phố Hà Nội, khi tiếng còi xe cộ vang lên náo nhiệt, một tình huống bất ngờ xảy ra. Hai chiếc ô tô va chạm ở ngã tư nội khu đô thị Định Công, rất may cú va chạm nhẹ và không hề có thương tích nghiêm trọng. Tất cả chỉ là hư hỏng nhẹ ở phần đầu xe.

Hai người lái xe, anh Nam và anh Tuấn, cùng bước ra khỏi xe với khuôn mặt lo âu nhưng sau đó dịu lại khi thấy tai nạn không quá nghiêm trọng. Anh Nam, người lái chiếc KIA màu đen, bước tới trước. Anh Tuấn, chủ nhân chiếc SUV Audi màu trắng, cũng tiến tới.

Chẳng có một từ lăng mạ hay cáu gắt nào. Hai người xuống xe, bắt tay và cùng kiểm tra các vết va chạm. Sau khi trao đổi, hai người cùng chia sẻ đã trang bị đầy đủ bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Họ cùng ngồi xuống lướt qua các giấy tờ, thông tin liên hệ bảo hiểm và gọi điện thông báo tình huống. Cả hai nhanh chóng đạt thỏa thuận về việc chờ đợi đại diện bảo hiểm tới hiện trường.

Khoảng ba mươi phút sau, nhân viên bảo hiểm của cả hai bên đã có mặt, kiểm tra kỹ lưỡng thiệt hại và lập hồ sơ. Các thủ tục nhanh chóng được thông qua, nhờ vào việc cả anh Nam và anh Tuấn đều đã trang bị đầy đủ các loại bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ.

Hai người vui vẻ bắt tay lần nữa trước khi chia tay. Tai nạn có thể là tình huống không ai mong muốn, nhưng cách giải quyết văn minh và sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Qua các tình huống trên, chúng ta có thể thấy rằng bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới không chỉ là một tấm "lá chắn" bảo vệ về mặt tài chính mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì tinh thần văn minh, trách nhiệm của các tài xế khi tham gia giao thông. Việc nắm rõ và tuân thủ các quy định về bảo hiểm không chỉ giúp mỗi cá nhân bảo vệ quyền lợi của mình mà còn là hành động thiết thực để xây dựng một nền giao thông an toàn và nhân văn hơn.

Lợi ích không thể phủ nhận

Nghị định 67/2023/NĐ-CP đã mang lại những lợi ích rõ rệt trong việc bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới tại Việt Nam. Trước hết, quy định này tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch, giúp người tham gia giao thông yên tâm hơn khi sử dụng phương tiện. Việc bồi thường được quy định cụ thể và công bằng, giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan khi xảy ra tai nạn. Ngoài ra, Nghị định còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm xe cơ giới, khuyến khích các công ty bảo hiểm nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông và quyền lợi của người dân.

Việc trang bị bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn là hành động thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Hãy luôn nhớ rằng, một xã hội an toàn và phát triển bền vững bắt đầu từ ý thức của từng cá nhân, và bảo hiểm là một phần không thể thiếu trong lộ trình đó.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/15
11.118
13.699
113
Đụng xe xong cứ đứng giữa đường xá chờ bảo hiểm đến có vẻ làm rối giao thông quá.
Bảo hiểm để người ta đi về.
Cứ xe nào có mua bảo hiểm thì sửa cho người ta đi vậy mới anh hùng.
Cứ nằm ì giữa phố chờ bảo hiểm nó khổ người đi đường lắm
 
Hạng F
29/10/16
12.252
26.370
113
Pháp
Bên em (toàn EU) thì đụng (không có thương tích trở đi) thì tự 2 bên đem giấy bút ra và tự làm biên bãn với nhau, trên 1 tấm ...và gửi đi bảo hiểm mỗi bên
Tất cả đều giống nhau, chỉ khác ..tiếng mà thôi

1726032019078.png

Trừ vài trường hợp đặc biệt cần kêu cảnh sát ra để làm dùm (tiếng nói) ...hay cả 2 quên biên bản trong xe (có thể xin ở các xe khác)

Su đó mạnh ai nấy về theo phương tiện của họ ... Và đôi khi còn làm bạn với nhau sau nầy .:):):)

Sau nầy có e-constat được cài trên ĐT là xong (cái nầy em biết, nhưng chưa bao giờ bị ...)

Còn về bồi thường thì bên bị hại và bên hại (nếu 2 chiều) sẽ được đền bù tối đa theo giá trị vật chất của chiếc xe. còn nếu lỗi mà chỉ đóng 1 chiều thì bên bảo hiểm sẽ đền duy nhất cho người đúng, và bên lỗi chịu chiu phí toàn bộ chính chiếc xe mình.

Do đó bảo hiểm rất quang trọng, và nên nhớ là bắt buộc, một trong những điểm mà không lỗi cũng thành có lỗi ... vì khi tham gia giao thông "công cộng" thì bắt buộc phải có bảo hiểm .
 
  • Like
Reactions: thichmexe
Hạng B2
11/11/22
110
742
93
47
Đụng xe xong cứ đứng giữa đường xá chờ bảo hiểm đến có vẻ làm rối giao thông quá.
Bảo hiểm để người ta đi về.
Cứ xe nào có mua bảo hiểm thì sửa cho người ta đi vậy mới anh hùng.
Cứ nằm ì giữa phố chờ bảo hiểm nó khổ người đi đường lắm
Không giữ nguyên hiện trường sao bảo hiểm nó đền, CA cũng không cho dời phải đợi bh xuống mới được
 
Hạng C
2/11/08
806
548
93
Ở Việt Nam bảo hiểm chơi chiêu với người dùng lắm. Lúc mua thì chỉ ký ào ào tiền đòi lẹ lẹ xong tới lúc đền bù mới ngã ngửa là vin vào luật nọ, luật kia tùm lum tè le hết để giảm mức bảo hiểm.
 
  • Like
Reactions: btpaul and Osin
Hạng F
29/10/16
12.252
26.370
113
Pháp
Ở Việt Nam bảo hiểm chơi chiêu với người dùng lắm. Lúc mua thì chỉ ký ào ào tiền đòi lẹ lẹ xong tới lúc đền bù mới ngã ngửa là vin vào luật nọ, luật kia tùm lum tè le hết để giảm mức bảo hiểm.
Em để ý thì người Việt mình hầu như xem cái giấy bảo hiểm để trình cảnh sát mà thôi. Nhưng thật tế phải đưa ra hợp đồng rỏ ràng, Nếu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc thì nó làm gì ?
Còn tự nguyện là thế nào.Bảo hiểm là lo đền cho người bị hại (tuỳ đóng thế nào theo hợp đồng) nếu có gì thì truy tố, tìm kiếm sau

Tôi đúng người ta sai, hư hại vật chất đền thế nào , bao nhiêu và ngược lại

Em từng kể một câu chuyện ở xứ ... 2 vợ chồng ...mua bảo hiểm rất lớn (mức đền bù lên đến cở cả triệu $). Sau 2 hay 3 năm đóng đầy đủ và liên tục, người chồng về VN, bị tai nạn mất, thế là người vợ được hưởng tiền bảo hiểm nguyên gói,

Nhưng thật sự là khác, anh ta vẩn sống bình thường nhông nhông ở VN, và khai tai nạn xe cộ , đến cả xác chết cháy thành than. có cả các pháp y (vì thành than sao lấy ADN/DNA được ?)

Bảo hiểm cử người điều tra và phát hiện sự việc, gian lận trên...như thế nào, các bác đoán thử xem

Xe cộ bên VN khác, chứ xe cộ bên nầy phù phép nhỏ còn được, chứ lớn là chúng nó biết ngay (cần thời gian), nhưng họ đền cho mình trước sau đó tính tiếp, mặc dầu mình lỗi ,ít nhất cũng phải đền cho bên bị hại
 
Hạng F
29/10/16
12.252
26.370
113
Pháp
Đụng xe xong cứ đứng giữa đường xá chờ bảo hiểm đến có vẻ làm rối giao thông quá.
Bảo hiểm để người ta đi về.
Cứ xe nào có mua bảo hiểm thì sửa cho người ta đi vậy mới anh hùng.
Cứ nằm ì giữa phố chờ bảo hiểm nó khổ người đi đường lắm
Đâu có đụng ở nơi khỉ ho cò gáy thì sao ?
Thí dụ bác lấy xe đi chơi campuchia ..đụng bên đó thì đợi BH qua xem à.

Rồi bác đi EU chơi đụng xe phải đợi Bảo hiểm đến hiện trường à
em thấy 3 ngành vô đạo đức đó là : Bảo hiểm, Nhà táng và luật sư
 
Hạng F
3/10/15
11.118
13.699
113
Đâu có đụng ở nơi khỉ ho cò gáy thì sao ?
Thí dụ bác lấy xe đi chơi campuchia ..đụng bên đó thì đợi BH qua xem à.

Rồi bác đi EU chơi đụng xe phải đợi Bảo hiểm đến hiện trường à
em thấy 3 ngành vô đạo đức đó là : Bảo hiểm, Nhà táng và luật sư
Quá đồng ý.
Chả có gì bao quát hơn câu phán này.
3 ngành vô đạo đức, đại diện cho thói chó đời với đặc điểm giống nhau: chỉ ăn xác chết, kiếm sống từ ngôi nhà cháy, từ con thuyền đắm. Nên luôn phải nói không thành có. Nhục.