Hạng B2
11/10/12
389
133
43
57
Uống nước đóng chai để trong xe hơi bị ung thư?
SGTT.VN - Một số trang mạng đang lan truyền thông tin bác sĩ ở Mỹ đưa ra khuyến cáo: nước lọc đóng chai nhựa để trong ôtô dễ gây hại cho sức khoẻ do nhiệt độ cao trong xe xúc tác các chất hoá học của nhựa vỏ chai giải phóng dioxin (C[sub]4[/sub]H[sub]4[/sub]O[sub]2[/sub]), hoà tan trong nước, và đây là nguyên nhân gây ung thư.




Để tránh rủi ro, chỉ nên sử dụng nước đóng của các hãng có uy tín và không nên lạm dụng. Ảnh: Diệu Hằng

Khuyến cáo trên được đưa ra sau khi một bệnh nhân nữ tên Sheryl Crow nói rằng đó là nguyên nhân khiến cô mắc ung thư vú. Kết quả kiểm tra đã xác định trong mô ung thư vú của cô có mức độ cao của chất dioxin (C[sub]4[/sub]H[sub]4[/sub]O[sub]2[/sub]). Có hay không nguy cơ này và tính khoa học của khuyến cáo trên nên được tiếp nhận đến mức độ nào? Để có câu trả lời, chúng tôi đã trao đổi với một số chuyên gia khoa học và cơ quan quản lý vệ sinh thực phẩm.
Nhiễm dioxin phải có điều kiện
PGS.TS Trần Hồng Côn, giảng viên bộ môn công nghệ hoá học, khoa Hoá học, đại học Khoa học tự nhiên, đại học quốc gia Hà Nội cho rằng khuyến cáo trên chưa thể khẳng định là đúng, và cả khuyến cáo không đặt chai nước bằng nhựa trong tủ lạnh vì nước đá lạnh làm dioxin từ nhựa được giải phóng cũng không chính xác. PGS Côn lý giải: thức ăn để trong hộp nhựa ở nhiệt độ cao thì có khả năng các chất có hại từ nhựa sẽ thôi ra, nên không sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn ở nhiệt độ cao hay sấy, vi sóng... trực tiếp là đúng, còn ở nhiệt độ càng thấp thì khả năng thôi các chất từ chai nhựa ra càng ít. Trong ôtô, nhiệt độ chỉ lên tới 60oC là tối đa (để dưới trời nắng) thì chưa đủ điều kiện thôi nhiễm. Mặt khác, “trong thành phần của nhựa dùng làm đồ đựng gia dụng không có dioxin. Dioxin chỉ được sinh ra từ vật liệu nhựa ở những điều kiện nhất định như nhiệt độ cao (khi đốt cháy nhựa chẳng hạn). Hiện nay nhựa được cho phép chế tạo làm đồ gia dụng là các loại nhựa đã được chỉ định an toàn (theo FDA của Mỹ hay EU)”, PGS Côn cho biết.
Nếu có, là những rủi ro khác
Đồng quan điểm, TS Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) cho rằng, còn phải xét đó là những chai nhựa đã được cấp giấy chứng nhận an toàn hay loại trôi nổi trên thị trường. Bao bì chứa đựng nước và thực phẩm theo quy định phải được chứng nhận an toàn cho thực phẩm, đảm bảo các chỉ tiêu về chất thôi nhiễm, phương pháp kiểm nghiệm và giới hạn thôi nhiễm của các chất.
“Chất thôi nhiễm phụ thuộc vào ba yếu tố chính là môi trường, thời gian sử dụng và nhiệt độ. Hiện nay, có nhiều loại chất trong một sản phẩm, nhưng chỉ lựa chọn được những chất có nguy cơ cao để kiểm nghiệm. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại chưa được phát hiện. Đối với việc nhiễm dioxin trong nước thì cần hiểu dioxin vào được trong nước thì nhựa (bình đựng nước) phải nhiễm dioxin. Ngoài ra, nhựa đó phải được đốt nóng trên 1.300 – 1.500 độ C mới sinh ra dioxin. Rõ ràng người ta không cần xét nghiệm dioxin cũng thấy nguy cơ nhiễm của dioxin rất hiếm với những cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn. Còn dùng chai trôi nổi không rõ nguồn gốc mà chai đó được sản xuất từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, tái chế thì nguy cơ ô nhiễm chất có hại rất lớn”, TS Hùng khuyến cáo.
TS Trần Hồng Côn cũng cho lời khuyên: chỉ nên sử dụng nước đóng chai của các hãng có uy tín và hoàn toàn không lạm dụng nước đóng chai vì ngoài các nguy cơ khác, còn có rủi ro lớn là thiếu vi chất và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/183335/Uong-nuoc-dong-chai-de-trong-xe-hoi-bi-ung-thu.html
 
Hạng C
19/12/12
894
235
43
32
Em chỉ biết các nhà khoa học VN khuyến cáo người dân vùng sâu nêu không có điều kiện, có thể dùng cách:
Lấy vỏ chai nhựa có màu trắng hoặc lột bỏ tem, đổ nước vô, dể dưới ánh nắng mặt trời sau vài giờ là có thể vô tư uống nước

 
Hạng D
3/5/13
1.230
348
83
Tin này trước đây em có đọc 1 lần, có người khuyên không được bỏ chai nhựa chứa nước trong tủ lạnh nữa.
 
Hạng F
16/11/11
5.404
531
113
Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp
Nói chung là khuyến cáo nên tránh được là tránh. Điều cần nhất là không nên để xe dưới trời nắng gắt, phải có gì che đậy lại. Các vật dụng nói chung đều khuyên không nên để dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Trước em có nghe chai nước hoa hay để trên Táp lô bị ánh nắng chiếu vào cũng gây ra nguy hại nghiêm trọng.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
METRO nói:
dawmgoodman ® nói:
e k có vú chả sợ.
Có chứ
21.gif


Mà bị chổ khác còn ác hơn nữa
033102bebe_1_prv.gif
hehe, vậy chơi 1 chai, cho nó ra hết rồi xài đi xài lại hẻ, kiếm chỗ mát mà núp cho đỡ vậy, k có nước sao chịu nổi.
 
Hạng D
17/4/06
2.743
787
113
51
Dân Mẽo cứ lo hão, VN e ăn toàn phooc môn, dầu bẩn, cá ươn còn chả lo quái gì cái chai nước lọc để trong xe hơi
 
Hạng D
1/8/12
1.711
380
83
Em có lần xem trên TV có phóng sự nước ngoài có 1 tổ chức LHQ (không nhớ là tổ chức nào) hướng dẫn cho người dân nghèo Châu Phi đổ nước vào chai nhựa PET,phơi dưới ánh nắng mặt trời vài giờ để diệt khuẩn rồi uống vô tư vì ở khu vực này hiếm chất đốt để đun nước.
Bây giờ bảo làm vậy có nguy cơ gây ung thư thì thật là bó tay chấm cơm lun!