Chủ đề tương tự
Em chưa bao giờ đi 2 côn và cũng chưa thấy anh em Vịt nào đi cả bác ạ. Xe của em đi 7 vạn rồi, chưa thấy mòn côn gì cả. Với lại, chân côn Vịt nó nặng, đạp 1 cái đã phê rồi, nếu đạp 2 cái thì em sợ bị chân to chân bé lắm
Khi bác đi côn kép, điều gì thì em không dám chắc chứ riêng tuổi thọ của bạc đạn chà ly hợp ( Butee) sẽ giảm đi 2 lần là đương nhiên !
[&:]
[&:]
PHK nói:Kính các bác sở hữu em Vit,
Tôi vẫn thường đi hai côn khi vào số, dù tiến hay lùi,
đã thành thói quen. Nhưng tham khảo các cao nhân,
nhiều bác lái xe có kinh nghiệm cho rằng như vậy là tốt,
làm bộ côn được bền lâu và xe chạy êm ái.
Tuy nhiên cũng có nhiều đại nhân lái xe có kinh nghiệm lại
cho rằng đời xe mới chỉ cần một côn : đạp và chuyển ào ào
là được, kể cả các bác kỹ thuật của Su.
Với xe Vit, các bác trên OS có ý kiến gì ?
Tôi ít có thì gian tham khảo trên các chuyên mục của OS,
nên có vẻ tăm tối vụ này. Vả lại độ này cả nước "lội",
không riêng "Hà Lội" lội, nên trên diễn đàn của Vit
trở nên im ắng, như nước trên phố "Hà Lội Mới" vậy.
Đa tạ,
PHK
Đi hai côn là thế nào hả bác?
Hi các bác,
Tôi tham khảo các trang web tiếng Pháp, một số diễn đàn cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần đi môt côn : đạp côn (ly hợp) rồi chuyển số ngay, không cần đạp côn trả số về mort (N) nhả côn rồi đạp côn chuyển số cho rắc rối.
Nhưng trong những bài viết về kỹ thuật lái xe đời mới, họ vẫn dạy đi hai côn (Technique du Double Embrayage) để có thời gian cho bộ đồng tốc (Système de Synchronisation[/b]) làm việc. Họ còn dạy kỹ thuật Talon Pointe : chân phải đạp đồng thời bàn đạp phanh (thắng) bằng mũi chân và bàn đạp ga bằng gót chân.
Tôi thấy những xe Su nơi tôi tập lái chạy bền bỉ suốt hơn 10 năm nay (chỉ thay lốp, thay dầu) với các học viên vào số hai côn ầm ầm. Chỉ khi ra trường, các học viên nhà ta hoặc có xe AT với bộ đồng tốc tự động, hoặc đi một côn cho nhanh.
Còn với Vit mặc dù côn nặng, nhưng công lực đạp côn chân trái có thấm gì với công lực đạp phanh và ga chân phải, nhất là những bác hay đi đường xa ?
Tôi tham khảo các trang web tiếng Pháp, một số diễn đàn cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần đi môt côn : đạp côn (ly hợp) rồi chuyển số ngay, không cần đạp côn trả số về mort (N) nhả côn rồi đạp côn chuyển số cho rắc rối.
Nhưng trong những bài viết về kỹ thuật lái xe đời mới, họ vẫn dạy đi hai côn (Technique du Double Embrayage) để có thời gian cho bộ đồng tốc (Système de Synchronisation[/b]) làm việc. Họ còn dạy kỹ thuật Talon Pointe : chân phải đạp đồng thời bàn đạp phanh (thắng) bằng mũi chân và bàn đạp ga bằng gót chân.
Tôi thấy những xe Su nơi tôi tập lái chạy bền bỉ suốt hơn 10 năm nay (chỉ thay lốp, thay dầu) với các học viên vào số hai côn ầm ầm. Chỉ khi ra trường, các học viên nhà ta hoặc có xe AT với bộ đồng tốc tự động, hoặc đi một côn cho nhanh.
Còn với Vit mặc dù côn nặng, nhưng công lực đạp côn chân trái có thấm gì với công lực đạp phanh và ga chân phải, nhất là những bác hay đi đường xa ?