Hạng F
16/3/14
5.635
9.171
113
Chào các bác hôm nay em xin lập thớt chia sẻ với các bác một vài văn bản pháp luật hết sức cần thiết khi tham gia giao thông, một số điều luật pháp cho phép chúng ta yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện trong những trường cần thiết va khi vi phạm .
từ cơ bản nhat khi làm việc và những căn cứ luật pháp để xác định đôi lúc xxx "quên" không làm đúng trình tự!

- khi muốn bắt đầu làm việc với người dân nghi thức tối thiểu của xxx đó là chào hỏihỏi

Theo quy định :

- Khi tiếp xúc với nhân dân để giải quyết công việc thì Cán bộ Công an phải Chào bằng động tác hoặc kết hợp chào bằng lời

Điểm b Khoản 2 Điều 36 Thông tư 17/2012/TT-BCA

- Sau nghi thức chào hỏi chúng ta sẽ bắt đầu công việc bằng cách xưng hô xưng hô sao cho thân mật gần gũi, thái độ của xxx có phải đúng mực? nhiều lúc xxx do áp lực công việc và do trình độ còn hạn chế nên mầy tao..tui ông.. chú mầy, thằng em..

Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.
Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật : Công an phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm.(các bác bỏ chữ vi phạm pháp luật thay vào chữ nhân dân nhen đừng dưa mình vào tình trạng vi phạm nếu chắc chắn ko sai)

Điều 41 Thông tư 17/2012/TT-BCA và khoản 3 điều 3 TT 65

- chào rồi. nói chuyện đàng hoàng rồi giờ a có đủ điều kiện để dừng phương tiện? tuần tra kiểm soát giao thông ?

Cảnh sát giao thông đường bộ được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận tuần tra, kiểm soát Giao thông đường bộ theo quy định

Khoản 5 điều 3 Thông tư 65

-- Đủ các điều kiện trên nhưng sao anh dừng xe tui? a chỉ được dừng xe tui khi:

1. Người điều khiển xe vi phạm pháp luật về giao thông

2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch của một số Cơ quan có trách nhiệm kiểm soát Giao thông. Trường hợp này cần hphải có giấy tờ chứng minh Cảnh sát Giao thông đang thực hiện mệnh lệnh của câp trên

Điều 14 Thông Tư 65

-Vậy nếu anh nói tôi vi phạm tôi yêu cầu anh chứng minh hành vi vi phạm?

Cảnh sát giao thông có nghĩa vụ phải chứng minh hành vi vi phạm của Người tham gia giao thông. Người tham gia giao thông có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để chứng minh mình không vi phạm.


Điều 3 luật xử lí vi phạm hành chính có quy định

- Nhưng xxx khẳng định các bác sai và lỗi này phạt rất nặng?

Trong trường hợp các hành vi vi phạm của Người tham gia giao thông được ghi lại bằng các phương tiện nghiệp vụ (máy ghi hình, máy bắn tốc độ …) thì Người tham gia giao thông có quyền được xem bằng chứng. Cảnh sát giao thông phải cho Người tham gia giao thông xem bằng chứng ghi được hoặc hướng dẫn đến bộ phận xử lý để xem.

Điểm a khoản 2 điều 16 Thông tư 65/TT-BCA

-sau 1 lúc có 1 bác xe ôm hay quần chúng.. quần q...è gì đó đem cái camera tới cho xem hình ảnh rõ ráng đúng biển số đung phương tiện.. xxx sẽ dặm thêm lỗi này phạt rất nặng giờ tính sao??? đến lúc này các bác phải thực hiện tinh thần Os và trách nhiệm của oser :)

Khi phát hiện có vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản). Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm, một bản giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ

Khoản 2 điều 17 Thông tư 65

nhưng nếu về vấn đề tốc độ thì phải xem qua thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ tránh tình trạng xem qua iphone ipad ipét, lumia, samsung ..v..v(những tài sản cá nhân khác)

-Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,...) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ”.

Khoản 1 điều 17 thông tư 65

-Xử phạt theo thủ tục đơn giản: Cảnh sát giao thông có thể xử phạt người tham gia giao thông bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Khoản 1 Điều 56 luật xử lí vi phạm hành chánh 2012

ps: không khuyến khích các bác thực su vi phạm nhưng lạm dụng điểm a khoản 2 điều 16 tt65(xem hình ảnh) để làm khó lực lượng chức năng! phải nắm rõ luật giao thông đường bộ và quan trọng nhất phải điều khiển phương tiện đúng luật giao thông.

chú ý: phải bình tĩnh.. ôn hòa nói nhẹ nhàng nhưng chính xác..!

Tóm tắt cho bác nào cần :)

- Cán bộ Công an phải Chào hỏi: Điểm B khoản 2 điều 36 TT 17
- Lễ phép, đúng mực, nghiêm túc ko được có hành vi lời nói xúc phạm: khoản 3 điều 3 TT 65 và Điều 41 TT 17
- Thẻ xanh tuần tra kiểm soát: khoản 5 điều 3 TT 65
- Trường hợp được dừng phương tiện: điều 14 TT65
- Chứng minh vi phạm: điều 3 luật xử lí vi phạm hành chính
- Xem hình ảnh: điểm a khoản 2 điều 16 TT 65
- Lập biên bản: khoản 2 điều 17 TT 65
- Cảm ơn: khoản 1 điều 17 TT 65
- Phạt tại chổ: khoản 1 điều 56 luật xử lí vi phạm hành chính


Thông tư 65 ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2012

Nghị định 171 ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013

Chúc các bác thượng lộ bình an !


Em bổ sung them ạ..chắc chắn các bác sẽ cần đấy:3dcuoi:

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-...h-nguoi-dan-to-giac-csgt-tieu-cuc/596828.html

Hoan nghênh người dân tố giác CSGT tiêu cực
07/03/2014 09:38 GMT+7

TT - Thượng tá Trần Thanh Trà, trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, khẳng định như vậy.
Trước đó, phát biểu trên các kênh truyền thông, thượng tá Trần Thanh Trà cho rằng ban lãnh đạo PC67 luôn cầu thị, khuyến khích người dân, cơ quan báo đài cung cấp thông tin, chứng cứ liên quan đến tiêu cực của cán bộ CSGT do phòng quản lý.
Ngày 6-3, trao đổi với chúng tôi, thượng tá Trần Thanh Trà cho biết tất cả thông tin, chứng cứ do người dân, báo đài trình báo liên quan đến những hành vi sai phạm của cán bộ CSGT sẽ được ban lãnh đạo phòng tiếp nhận, đồng thời chỉ đạo tổ thanh tra chuyên trách của phòng xác minh để xử lý kiên quyết các cán bộ (nếu phát hiện có sai phạm) và sẽ gửi văn bản trả lời rõ ràng cho người trình báo.
Ông Trà lưu ý người trình báo ở các tỉnh, thành xa TP.HCM có thể gửi chứng cứ là phim, ảnh đến địa chỉ của PC67 ở 341 Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1 để tố giác, hoặc đến trực tiếp địa chỉ trên để cung cấp chứng cứ. Phòng PC67 có tổ cán bộ tiếp dân và tổ thanh tra chuyên trách sẽ tiếp nhận các trình báo.
* Ngoài gửi chứng cứ trực tiếp đến PC67, người dân có thể trình báo những vấn đề liên quan đến tiêu cực của CSGT bằng hình thức nào khác không, thưa ông?
- Người dân có thể gọi điện thoại vào đường dây nóng của PC67 qua số (08)38.387.521 để trình báo vụ việc. Bộ phận trực đường dây nóng sẽ tiếp nhận thông tin và báo cáo cho ban lãnh đạo PC67. Với những trường hợp trình báo qua điện thoại, cán bộ phòng sau khi xác minh có thể mời người trình báo đến cung cấp thêm chứng cứ, hoặc sẽ hướng dẫn cụ thể nếu người trình báo vì lý do nào đó không đến để cung cấp chứng cứ. Qua đó, lãnh đạo phòng có thể có những bước xác minh, xử lý đối với cán bộ có sai phạm.
Thời gian qua, chúng tôi chưa tiếp nhận trường hợp nào người dân mang phim, ảnh đến để trình báo, nhưng đường dây nóng của phòng đã tiếp nhận một số trường hợp người dân bức xúc gọi vào để phản ảnh việc họ bị cán bộ, chiến sĩ của đội CSGT này, tổ CSGT kia thổi phạt lấy 100.000-200.000 đồng nhưng không lập biên bản...
* Đối với những trình báo cụ thể nêu trên, ban lãnh đạo PC67 xử lý ra sao?
- Trước tiên, chúng tôi nói lời cảm ơn đến người dân trình báo vụ việc. Sau đó, ban lãnh đạo phòng sẽ chỉ đạo tổ thanh tra xác minh sự việc. Theo ghi nhận của phòng, đa số người dân khi được mời đến làm việc để cung cấp chứng cứ hoặc đối chất đã từ chối hợp tác. Các trường hợp trình báo còn lại đều không cung cấp được chứng cứ cụ thể nên chúng tôi chưa thể xử lý cán bộ chiến sĩ trong những trường hợp do người dân phản ảnh.
"Chẳng người dân nào ở không đi trình báo bậy bạ, nên dù không đủ bằng chứng để xử lý cán bộ chiến sĩ, chúng tôi vẫn triệu tập và yêu cầu đội trưởng, cán bộ chiến sĩ bị người dân phản ảnh phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh tư cách đạo đức, tác phong"
Thượng táTRẦN THANH TRÀ


[xtable=skin1|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
Dân có quyền chụp hình, quay phim CSGT...
* Một số trường hợp người đi đường dùng điện thoại di động... để quay phim, chụp ảnh trong lúc làm việc với CSGT đã bị chính CSGT phát hiện, cản trở. Gặp trường hợp này, theo ông, người đi đường nên xử lý ra sao?
- Người dân có quyền sử dụng điện thoại di động chụp hình, quay phim tổ CSGT đang xử lý vi phạm đối với họ. Những lần trao đổi với cán bộ chiến sĩ CSGT của các đội, tôi thường xuyên nhắc nhở anh em nếu thấy người dân quay phim, chụp hình mình đang làm nhiệm vụ thì cứ để họ làm, không được có hành vi cản trở. Vì theo tôi, nếu anh em không làm gì sai thì không phải ngại việc người dân ghi hình mình.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

@be be : em bổ sung 1 tý ở trang 1 là: khi bị bắn tốc độ, xem hình ảnh thì xem luôn cái thời hạn kiểm định của máy bắn tốc độ. em có nhìn sơ qua cái tờ giấy chứng nhận kiểm định máy bắn tốc độ, nó có thời hạn kiểm định nhé và được +- 2km sai lệch ạ. nếu bị bắn 53-55km/50 thì mình trừ 2 rồi chiến. (không khuyến khích ạ)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
16/3/14
5.635
9.171
113
bác nào còn gì hay hay up lên cho mọi người ngâm cứu ạ :)
 
Hạng B2
30/10/14
223
70
28
33
theo tinh thần của OS học thuôc các điều luật ,kn có dịp ta đem ra phòng thân
 
Hạng D
23/9/06
2.946
489
83
41
Luật, Thông tư, nghị định là 1 vấn đề , vấn đề quan trong nhất là xử lý tình huống thực tế thế nào còn quan trong hơn, thiên thời địa lợi nhân hoà . Cứ nhào vô chiến đấu máu lửa k xem tình huống thực tế thế nào có ngày cũng chịu "thiệt".
Đây là kinh nghiệm bản than em thôi, cong việc của em cũng phải đi tỉnh nhiều và cũng gặp nhiều, nhiều khi cung phải chấp nhận " tốn" còn hơn là bị "thiệt" ( không nói đến vấn đề ai đúng ai sai ở đây)